Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích mà Mầm Non Ánh Dương muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 7 gồm 4 đề thi giữa kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số tài liệu như: đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 7, đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7, đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh 7. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021 – 2022
Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 môn Sử năm 2021 – Đề 1
Ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử 7
Tên chủ đề
(Chương) |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||
TN | TL | TN | TL | Thấp | Cao | ||
1. Khởi nghĩa
Lam Sơn |
– Nhận biết được vài nét về KNLS: Thời gian, căn cứ, nơi hoạt động, hành động hi sinh anh dũng của Lê Lai.
– Nhận biết được những việc làm của nhà Lê sau KC thắng lợi… |
– Nêu được hoàn cảnh bùng nổ, nguyên nhân thắng lợi của cuộc KNLS. | Hiểu được Diễn biến của khởi nghĩa Lam Sơn. | – Trình bày được các giai đoạn, nội dung các giai đoạn của cuộc KNLS. | Đánh giá vai trò của Lê Lợi trong cuộc KN chống quân Minh. | ||
Câu số
Số điểm Tỉ lệ % |
Câu 1: 0,5 đ = 0,5%.
Câu 3: 0,5 đ= 0,5% à 10%. |
Câu 4.1: 0,25đ= 0,25%.
Câu 4.2: 0,75 đ= 0,75%. |
Câu 2: 2đ= 20%. | Câu 5: 3đ = 30% | Câu 4.3: 2đ =20%. | Số câu: 5
Số điểm: 6 =90 % |
|
2.Nước Đại Việt thời Lê Sơ | Nêu được một số thành tựu kinh tế thời Lê Sơ. | ||||||
Câu số
Số điểm Tỉ lệ % |
Câu 6: 1đ=10%. | Số câu: 1;
S ố điểm: 1= 10% |
|||||
T ổng câu
T ổng điểm Tỉ lệ % |
2 Câu (1,3)= 10% | 1 Câu( 4.1, 4.2= 10%
1 Câu= 20% |
1 Câu( 2)= 20%. | 1 Câu( 5)= 30%; | 1 Câu (4.3) = 20% | Tổng câu: 6
Số điểm: 10= 100%. |
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 7
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào ý đầu câu mà em cho là đúng:
* Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?
a. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu nên dễ vận chuyển bằng đường thuỷ.
b. Lam Sơn nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái.
c. Lam Sơn đã từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa trước đây.
d. Lam Sơn là vùng đồng bằng, đi lại thuận tiện.
* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào?
a. 7-3-1418.
B. 2-7-1418.
C. 3-7-1418. –
D. 7-2-1418.
* Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân rút về đâu?
a.Chí Linh (Thanh Hóa).
B. Núi Đọ.
C. Nghệ An.
D. Không rút lui, cầm cự đến cùng.
* Trong lúc nguy cấp, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi:
a. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến?
b. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn.
c. Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng.
d. Giả vờ tạm hòa với quân Minh.
Câu 2( 2 điểm): Điền các sự kiện lịch sử vào niên đại đã cho sau:
Niên đại | Sự kiện |
Đầu năm 1416 | |
7-2-1418 | |
Mùa hè 1423 | |
Cuối năm 1424 | |
Từ 10-1424 -> 8 – 1425 | |
9-1426 | |
7-11-1426 | |
10-1427 |
Câu 3( 0,5 điểm): Hãy khoanh tròn vào ý đầu câu mà em cho là đúng:
* Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?
a. 1428 – Đại Việt.
B. 1428 – Đại Nam.
c. 1427 – Đại Việt.
d. 1427 – Nam Việt.
* Bộ máy chính quyền thời Lê – Sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
a. Đạo – Phủ – Huyện – Châu – Xã.
b. Đạo – Phủ – Châu – Xã.
c. Đạo – Huyện – Châu.
d. Phủ – Huyện – Châu – Xã.
* Ai là người căn dặn các quan trong triều: “một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.
a. Lê Thái Tổ.
b. Lê Thánh Tông.
c. Lê Nhân Tông.
D. Lê Hiển Tông.
* Các cửa khẩu Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống ( Hà Tĩnh) là nơi:
a. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán.
b. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch.
c. Tập trung các ngành nghề thủ công.
d. Sản xuất các mặt hàng như sành, sứ, vải, lụa.
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 4( 3 điểm): Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? Đánh giá vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh?
Câu 5 ( 3 điểm): Trình bày các giai đoạn của khởi nghĩa Lam Sơn? Nội dung cơ bản của từng giai đoạn?
Câu 6 ( 1điểm): Nêu một số thành tựu đạt được về kinh tế dưới thời Lê Sơ?
Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 7
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM | Điểm | |||||||||||||||||||||||||||
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
|
0,5
0,5 |
|||||||||||||||||||||||||||
Câu 2 (2 điểm): Điền các sự kiện lịch sử vào niên đại đã cho sau:
|
2 | |||||||||||||||||||||||||||
PHẦN II: TỰ LUẬN | ||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Nguyên nhân thắng lợi ? Đánh giá vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh? | 3 | |||||||||||||||||||||||||||
* Hoàn cảnh: Năm 1406 nhà Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ tổ chức kháng chiến nhưng thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Dưới chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy chống quân Minh ở nhiều nơi nhưng cuối cùng đều thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than Lê Lợi vốn là một hào trưởng ở vùng Lam Sơn đã quyết định dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ phất cờ khởi nghĩa. | 0,25 | |||||||||||||||||||||||||||
* Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập nghĩa quân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân….). + Nhờ có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước. |
0,25
0,25 0,25 |
|||||||||||||||||||||||||||
* Vai trò của Lê Lợi:
– Lê Lợi (1385-1433), quê ở Hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, tỉnh Thanh Hóa. Trước cảnh nước mất ông đã dốc hết tài sản chiêu tập nghĩa sĩ xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ. Năm 1418 Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương. – Từ cuối 1424-1426, dưới sự lãnh đạo của ông và được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lực lượng nghĩa quân lớn mạnh và giành được những thắng lợi quan trọng. – Tháng 9-1426 Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân tiến quân ra bắc giành thắng lợi ở Tốt Động – Chúc Động cuối (1426), và Chi Lăng – Xương Giang (10-1427). à Như vậy suốt 10 năm từ 1418-1427, Lê Lợi là người có công to lớn lãnh đạo nghĩa quân tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê sơ. |
0,5
0,5 0,5 0,5 |
|||||||||||||||||||||||||||
Câu 2: Trình bày các giai đoạn của khởi nghĩa Lam Sơn? Nội dung cơ bản của từng giai đoạn? | 3 | |||||||||||||||||||||||||||
* Giai đoạn 1( 1418 – 1423):
– Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương. – Những năm đầu tiên, nghĩa quân hoạt động ở núi Chí linh gặp nhiều khó khăn, Lê Lợi tạm hòa với quân Minh sau đó rút về hoạt động ở Lam Sơn. |
0,5
0,5 |
|||||||||||||||||||||||||||
* Giai đoạn 2( 1424 – 1426):
– Nghĩa quân rời Thanh Hóa vào Nghệ An – nghĩa quân đã giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, rồi tiến quân ra Bắc. – Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh Lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công. |
0,5
0,5 |
|||||||||||||||||||||||||||
* Giai đoạn 3( Cuối 1426 – Cuối 1427):
– Nghĩa quân giành thắng lợi ở trận Tốt Động – Chúc Động ( cuối năm 1426) tiêu diệt được 5 vạn quân địch, vây hãm địch ở Đông Quan. – Nghĩa quân giành thắng lợi ở Chi Lăng-Xương Giang(10-1427) buộc quân Minh phải rút về nước. ĐN sạch bóng quân thù. |
0,5
0,5 |
|||||||||||||||||||||||||||
Câu 3: Nêu một số thành tựu đạt được dưới thời Lê Sơ trên các lĩnh vực kinh tế? | 1 | |||||||||||||||||||||||||||
* Nông nghiệp:
– Phát triển mọi mặt: Diện tích khai hoang được mở rộng, đê điều được xây dựng và củng cố, sức kéo cho nông nghiệp được bảo vệ,…. * Thủ công nghiệp: – Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã ngày càng phát triển, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời (Thăng Long). – Các công xưởng do nhà nước quản lí (Cục bách tác) chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua có kĩ thuật cao. Các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh. * Buôn bán: – Buôn bán trong nước và nước ngoài được phát triển. |
0,25
0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||||||||||||
Tổng | 10đ |
Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 môn Sử năm 2021 – Đề 2
Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 môn Sử
PHÒNG GD&ĐT …………
TRƯỜNG THCS ………… |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian làm bài:…. phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng:
1. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào?
A. 1075
B. 1010
C. 1285
D. 1771
2. Anh em Tây Sơn hạ thành Phú Xuân vào thời gian nào?
A. 1010
B. 1075
C. 1786
D. 1785
3. Anh em Tây Sơn giành thắng lợi trận Rạch Gầm-Xoài Mút vào thời gian nào?
A. 1075
B. 1785
C. 1789
D. 1802
4. Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp?
A. Tết Kỉ Dậu
B. 1785
C. 1789
D. 1802
5. Quang Trung lật đổ chính quyền họ Nguyễn vào thời gian nào?
A. 1075
B. 1777
C. 1789
D. 1802
6. Phong trào Tây Sơn diễn ra trong khoảng thời gian bao lâu?
A. 17 năm
B. 18 năm
C. 19 năm
D. 20 năm
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước thời Lê Sơ đối với lãnh thổ đất nước qua đoạn trích sau: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biệ chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”.
Câu 2. (3,0 điểm) Trình bày sự phát triển phong phú, đa dạng của những loại hình văn học, nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
1. D
2. C
3. B
4. C
5. B
6. A
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1.
* Việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào?
– Theo chế độ “ngụ binh ư nông”
– Có 2 bộ phận
+ Quân ở triều đình
+ Quân ở địa phương
– Hằng năm quân lính tập trận, võ nghệ. Vùng biên giới bố phòng nghiêm ngặt.
* Chủ trương của nhà nước là phải giữ gìn non sông đất nước nghiêm ngặt, kiên quyết không để cho láng giềng xâm lấn. Đó là việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. Bên cạnh đó cũng có những chính sách mềm dẻo, lấy ngoại giao, hoà bình làm trọng để người dân có thời gian phát triển kinh tế xây dựng đất nước.
* Hiện nay đối với tình hình biển Đông, Đảng và nhà nước ta cũng kiên quyết bảo vệ non sông đất nước và luôn lấy hoà bình làm trọng để không phải gây chiến tranh đổ máu tổn hại đến sức dân.
Câu 2. Trình bày sự phát triển phong phú, đa dạng của những loại hình văn học, nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVI-XVIII.
* Văn học: Chữ Hán, chữ Nôm.
– Nội dung: Bảo vệ con người, lên án cái xấu xa, thối nát…
– Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…
– Tác phẩm: Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, trạng Quỳnh, trạng Lợn…
* Nghệ thuật dân gian: Đa dạng, phong phú.
– Múa, ảo thuật, điêu khắc, các trò chơi dân gian như chọi gà, chèo thuyền, đánh đu, luyện võ; Hát, sân khấu tuồng, chèo, hát ả đào…
– Nội dung: phản ánh đời sống lao động cần cù, chịu khó nhưng lạc quan của nhân dân, ca ngợi tình yêu con người…
………………………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Sử
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục