Giáo dục

Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

Rất nhiều em trong chúng ta đã được đi công viên và được ngồi trên những toa của một đoàn tàu nhỏ chạy trên đường ray đặt cao ngang tầm nóc nhà để dạo quanh công viên. Các em để ý thấy, đoàn tàu này chạy rất êm, không nhả khói, không tiêu tốn xăng dầu mà chạy được nhờ dòng điện.

Vậy làm thế nào mà dòng điện có thể làm quay được động cơ và vận hành cả một đoàn tàu nằng hàng chục tấn? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu về động cơ điện một chiều, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều qua bài viết dưới đây.

This post: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều

1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều

 

cấu tạo động cơ điện 1 chiềuĐộng cơ điện một chiều có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:

– Nam châm tạo ra từ trường

– Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua

– Bộ phận góp điện: để khung dây có thể quay liên tục

– Thanh quẹt C1 , C2 đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây.

2. Hoạt động của động cơ điện 1 chiều

– Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

– Khi hoạt động, động cơ điện một chiều biến điện năng của dòng điện một chiều thành cơ năng.

3. Kết luận

– Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phân quay). Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay được gọi là rôto.

– Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay.

II. Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật

1. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật

– Nam châm điện: stato

– Cuộn dây: rôto
động cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật

2. Kết luận

– Trong động cơ điện kỹ thuật, bộ phận tạo ta từ trường là nam châm điện

– Bộ phận quay của động cơ điện kỹ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật ghép lại.

– Ngoài động cơ điện một chiều còn có động cơ điện xoay chiều.

III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện

– Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hóa năng lượng từ điện năng sang điện cơ năng.

IV. Vận dụng

* Câu C5 trang 78 SGK Vật Lý 9: Khung dây trong hình 28.3 SGK quay theo chiều nào?

câu c5 trang 78 sgk vật lý 9* Lời giải:

– Lực điện từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây được thể hiện trong hình 28.3.

⇒ Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ.

* Câu C6 trang 78 SGK Vật Lý 9: Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường?

* Lời giải:

– Người ta không dùng nam châm vĩnh cửu vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra được từ trường mạnh như nam châm điện.

* Câu C7 trang 78 SGK Vật Lý 9: Kể một số ứng dụng của động cơ điện mà em biết?

* Lời giải:

– Động cơ điện được sử dụng để chế tạo ra máy bơm, máy quạt, tủ lạnh, máy giặt,… 

Tóm lại, với nội dung về động cơ điện một chiều các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau:

• Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

• Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

• Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.

Hy vọng với bài viết về Động cơ điện một chiều, Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button