Lưu huỳnh là một trong những phi kim quen thuộc và phổ biến hiện nay. Vậy, lưu huỳnh là gì, chúng có những đặc điểm nổi bật và tác dụng gì. Bài viết này, Mầm Non Ánh Dương sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn cùng những thông tin cần thiết.
1. Lưu huỳnh là gì? Những đặc điểm nổi bật
Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến hiện nay với những đặc điểm nổi bật như sau:
This post: Lưu huỳnh là gì? Tác dụng và các thông tin cần thiết về chúng
- Không có mùi, không vị và nhiều hóa trị.
- Dạng gốc của lưu huỳnh là một chất rắn kết tinh màu vàng chanh.
Lưu huỳnh có ở đâu:
- Trong tự nhiên, có thể tìm thấy chúng ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Nó có mùi như mùi mùi trứng ung, thực chất mùi này là mùi đặc trưng của sulfua hiđrô (H2S).
- Lưu huỳnh dạng đơn chất có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng và các khu vực núi lửa tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương.
Hiện nay chúng được sử dụng chủ yếu trong các loại phân bón hay trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm…
Lưu huỳnh là gì? Những đặc điểm nổi bật của lưu huỳnh
2. Lưu huỳnh có tác dụng gì?
Lưu huỳnh là chất được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Cụ thể như sau:
2.1 Ứng dụng lưu huỳnh trong công nghiệp
Thông qua dẫn xuất chính là axít sulfuric (H2SO4), lưu huỳnh được đánh giá là một trong các nguyên tố quan trọng nhất được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp. Nó là quan trọng bậc nhất đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.
Chúng được sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Ví dụ như: ắc quy, bột giặt, lưu hóa cao su, thuốc diệt nấm và trong sản xuất các phân bón phốtphat. Cụ thể, các sulfit được sử dụng để làm trắng giấy và làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả. Do bản chất dễ cháy của nó, lưu huỳnh cũng được dùng trong các loại diêm, thuốc súng cũng như pháo hoa…
Ứng dụng lưu huỳnh trong công nghiệp
2.2 Ứng dụng trong nông nghiệp
Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, lưu huỳnh được xem như là một trong những nguyên liệu để chế tạo phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm…
2.3 Ứng dụng trong làm đẹp
Từ xưa, lưu huỳnh đã được sử dụng nhiều để làm đẹp da và trị mụn trứng cá. Mặc dù thế, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra cách hoạt động của lưu huỳnh trong việc điều trị mụn, thế nhưng người ta đã kết luận lưu huỳnh có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn khá cao, có tác dụng để làm xẹp nốt mụn một cách nhanh chóng.
Ứng dụng trong làm đẹp
3. Những ảnh hưởng tiêu cực của lưu huỳnh
3.1 Đối với các sinh vật dưới nước
Nếu như nguồn nước bị nhiễm lưu huỳnh công nghiệp có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật và vi sinh vật. Điển hình như cá, tôm, cua, ngao, sò,.. Khiến chúng bị ngộ độc và chết.
Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu như con người ăn phải các loại sinh vật sống dưới nước bị nhiễm lưu huỳnh cũng có nguy cơ bị nhiễm độc gián tiếp rất cao.
3.2 Ảnh hưởng tới sức khỏe
Mặc dù điôxít lưu huỳnh là chất khá an toàn để sử dụng như là phụ gia thực phẩm với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi ở nồng độ cao nó phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axít sulfurơ, chất này vô cùng nguy hiểm gây tổn thương cho phổi, mắt hay các cơ quan khác.
Sulfua hiđrô là rất độc (nó độc hơn nhiều so với xyanua). Mặc dù ban đầu nó có mùi, nhưng nó lại nhanh chóng làm mất cảm giác mùi. Vì vậy, các nạn nhân có thể không biết được sự hiện diện của nó cho đến khi đã quá muộn.
3.3 Gây ô nhiễm môi trường
Hydrogen sulfide (H2S) là một loại khí được hình thành do sự phân hủy các chất hữu cơ như thực vật. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, chất này thường được tìm thấy ở trong nước giếng khoan. Thêm nữa, trong nguồn nước thường xuất hiện hình thức khác của lưu huỳnh là sulfua và bisulfide.
Nước cấp nếu như chứa hàm lượng H2S thấp khoảng 1,0 PPM sẽ có đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đồ dùng bằng bạc hay đồng, khiến cho các quần áo và đồ gốm có vết đen.
Đây còn là một loại khí độc thường được tìm thấy trong nhiều môi trường làm việc, và thậm chí ở nồng độ thấp nó cũng độc.
Ngoài ra, khi đốt lưu huỳnh ở nhiệt độ cao sẽ gây ô nhiễm môi trường khí, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường như biến đổi khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính…
Những ảnh hưởng tiêu cực của lưu huỳnh
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)