Giáo dục

Bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay

Đề bài: Bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay

ban ve van de bao ve tieng noi dan toc trong thoi ki hoi nhap ngay nay

This post: Bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay

 

I. Dàn ý Bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bảo vệ tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập

2. Thân bài

– Giải thích: Tiếng nói dân tộc có thể hiểu là ngôn ngữ đặc trưng của một đất nước hoặc một chủng tộc người. Tùy thuộc vào ngôn ngữ, người ta có thể phân biệt được những chủng tộc với nhau.

– Thực trạng:

+ Hiện nay, trong thời kì hội nhập, việc biết thêm một hoặc nhiều ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là điều vô cùng phổ biến.

+ Biết thêm nhiều ngôn ngữ có rất nhiều lợi ích: Tăng cơ hội việc làm, mở mang đầu óc, lối sống, nhu cầu giải trí được đáp ứng phong phú, đa dạng

+ Tuy nhiên, lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong hội thoại hàng ngày đã và đang là mối nguy đáng bận tâm, nhất là ở giới trẻ

– Nguyên nhân:

+ Do những gia đình có điều kiện thường cho con học tiếng nước ngoài từ nhỏ

+ Do giới trẻ lạm dụng tiếng nước ngoài, lười nghĩ, thích thể hiện

– Ý nghĩa:

+ Ngôn ngữ dân tộc là bản sắc, là văn hóa, khẳng định chủ quyền và độc lập

+ Ngôn ngữ dân tộc là tinh thần đoàn kết, sức mạnh chống giặc ngoại xâm đồng hóa

– Bài học:

Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trẻ con nên học nói sõi tiếng mẹ đẻ trước khi học tiếng nước ngoài. Giới trẻ tránh lạm dụng từ ngữ nước ngoài, tiếng long

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

 

II. Bài văn mẫu Bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay

Trong thời kì hội nhập, mở cửa kết nối toàn cầu như ngày nay, tiếng nói dân tộc, vốn là một đặc điểm tiêu biểu để phân biệt các quốc gia, sắc tộc, lại trở thành vấn đề nhức nhối đáng quan tâm. Dường như, những công dân toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ, đã và đang không thể phân chia ranh giới rõ ràng giữa “hội nhập” và “đồng hòa”.

Tiếng nói dân tộc có thể hiểu là ngôn ngữ đặc trưng của một đất nước hoặc một chủng tộc người. Tùy thuộc vào ngôn ngữ, người ta có thể phân biệt được những chủng tộc với nhau. Ngay cả những quốc gia có chung một ngôn ngữ, nhưng cách phát âm, cách nói hay những từ ngữ địa phương cũng sẽ có sự khác biệt. Một dân tộc độc lập, có vùng lãnh thổ riêng biệt thì tiếng nói mới được quốc tế công nhận.

Trong thời kì hội nhập và phát triển, việc tiếp thu và biến chuyển văn hóa, trong đó có cả ngôn ngữ, là một hệ quả tất yếu. Muốn giao tiếp với các nước trong khu vực nói riêng và toàn thể bạn bè quốc tế nói chung, chúng ta cần bổ sung cho bản thân những ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh – quốc tế ngữ. Việc thuần thục một hoặc nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ sẽ cho chúng ta rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, có cơ hội được đi tới những đất nước phát triển vượt bậc về kinh tế, giáo dục, khoa học,… Vốn ngoại ngữ tốt giúp chúng ta nâng tầm chất lượng cuộc sống, nhu cầu giải trí. Ta có thể dễ dàng xem những bộ phim, những chương trình truyền hình thực tế nước ngoài, đi du lịch mà không lo lắng về rào cản ngôn ngữ. Ngoài ra, giỏi ngôn ngữ giúp chúng ta có phong cách sống tự tin hơn, thoải mái hơn.

Thực tế đáng buồn cho thấy, giới trẻ hiện nay đã và đang gặp phải tình trạng lạm dụng ngôn ngữ quốc tế mà quên đi tiếng nói dân tộc. Những gia đình có điều kiện luôn tạo điều kiện cho con học trường quốc tế, trường song ngữ để con học tiếng Anh từ nhỏ, dẫn đến tình trạng đứa trẻ nói tiếng mẹ đẻ không sõi bằng tiếng nước ngoài. Cách đây không lâu, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ một clip cô bạn Giang Coco tham gia một chương trình đàm thoại. Điều đáng nói ở đây là, trong một cuộc nói chuyện ngắn, cô bạn này dùng chêm rất nhiều từ tiếng Anh trong khi tiếng Việt hoàn toàn có những từ ngữ tương đương, đảm bảo được nội dung truyền đạt. Tiếng nói của dân tộc dường như đang bị xem nhẹ. Người ta quan niệm rằng, nói tiếng Anh, tiếng nước ngoài mới là sành điệu, hợp thời, hiểu biết.

Giữ gìn tiếng nói dân tộc là giữ gìn nguồn cội, bản sắc. Thời kì phong kiến, giặc phương Bắc đô hộ nước ta, bắt ta phải ăn mặc như người Trung Quốc, nói tiếng Hán, nấu ăn giống người Hán. Đến khi thực dân Pháp xâm chiếm, chúng thực hiện chính sách ngu dân, không cho dân ta đến trường học chữ quốc ngữ, chỉ có con nhà quan, con nhà giàu mới được đi học tiếng Pháp. Như vậy, tiếng nói dân tộc chính là bản sắc, là nguồn cội. Mất đi tiếng nói là mất đi gốc rễ, bị đồng hóa, phụ thuộc. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc và tám mươi năm ách thực dân, Việt Nam ta tự hào vẫn giữ vững được ngôn ngữ riêng biệt cùng nền văn hóa, lịch sử đồ sộ. Đó chính là một trong những yếu tố tiên quyết dẫn đến thắng lợi của dân tộc ta trước những kẻ thù hùng mạnh.

Giữ gìn tiếng nói dân tộc là tăng cường sức mạnh đoàn kết, tinh thần yêu nước quật cường. Như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước”. Như vậy, tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh to lớn, và chính sự đồng điệu về ngôn ngữ của người có cùng một dòng máu đã tạo nên sự đoàn kết ấy. Bản sắc văn hóa dân tộc, ngôn ngữ của quốc gia có bền vững thì tinh thần đoàn kết mới bền lâu, vững chắc.

Bảo vệ tiếng nói dân tộc là trách nhiệm của mọi công dân. Đương nhiên, việc hội nhập là điều tất lẽ dĩ ngẫu, bên cạnh đó, có những từ tiếng Việt không có, không bao hàm đủ nội dung hay tên riêng nước ngoài, chúng ta có thể sử dụng linh hoạt. Điều quan trọng là bản chất không được thay đổi, hạn chế thay thế, sử dụng tiếng nước ngoài bừa bãi, lố lăng với mục đích gây sự chú ý, thể hiện sự tài giỏi. Gia đình có con nhỏ cần rèn luyện con về tinh thần dân tộc, đảm bảo con không bị lai tạp, không thể nói được tiếng mẹ đẻ một cách thuần thục. Giới trẻ có cơ hội đi du học hay tiếp xúc với văn hóa toàn cầu cũng phải nhớ đến nguồn cội, nhớ đến ngôn ngữ mẹ đẻ, hạn chế sử dụng tiếng lóng, những kí tự đặc biệt nhằm biến đổi ngôn từ. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là giữ lấy bản sắc thuần túy của dân tộc ta.

Trên đây là nội dung bài Bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay, ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác đã được tuyển chọn trong tài liệu bài văn hay lớp 10 như: Bàn về vai trò, tác dụng của thơ ca đối với cuộc sống con người, Bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người, Bàn về câu nói Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo, Bàn về tình trạng Ùn tắc giao thông hiện nay.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button