Giáo dục

Hãy chứng minh nhân vật khách cũng chính là cái tôi tác giả

Đề bài: Hãy chứng minh nhân vật khách cũng chính là cái tôi tác giả

hay chung minh nhan vat khach cung chinh la cai toi tac gia

This post: Hãy chứng minh nhân vật khách cũng chính là cái tôi tác giả

 

Bài làm:

Nhắc đến văn học yêu nước thời Lí – Trần không thể không nhắc đến Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Bài Phú được viết bằng chữ Hán, viết bằng hình thức đối thoại giữa các bô lão (chủ) và khách. Các bô lão là những người dân địa phương, từng chứng kiến bao cuộc chiến đấu oanh liệt trên sông Bạch Đằng. Khách ở đây là kẻ đang dạo chơi, yêu cảnh trí thiên nhiên, đất nước, nhân vật khách này cũng chính là cái tôi tác giả, tác giả đã tự phân thân mình, thông qua nhân vật khách để bày tỏ nỗi lòng. Đó là một sự tự khẳng định chính mình.

Trương Hán Siêu vốn là người có tính tình phóng khoáng, thích ngao du ngang dọc trời đất. Thì nhân vật khách ở đây cũng mang những tính cách như vậy: Đó là phóng khoáng, hào sảng, ưa chu du đây đó:

“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”

Một kẻ đi nhiều, thăm thú nhiều nơi, khắp bốn phương trời. Ông đang phô bày chính mình trong vai một người khách du ngoạn qua sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu còn là một người ham hiểu biết, khát khao chiếm lĩnh những tri thức vô tân của lịch sử và thế giới tự nhiên. Vị khách này cũng không nằm ngoài ước mưốn đó, coi lẽ sống là thăm thú đến mọi phong cảnh để mở rộng tri thức:

“Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.”

Vị khách như một gã giang hồ phiêu lãng, đến khắp chốn các địa danh, những vùng đất nổi tiếng, nơi có người đi hầu hết đều đặt chân đến, vậy mà vẫn chưa thoả tráng chí bốn phương, lòng vẫn thiết tha vạn ước. Thế giới bao la hùng vĩ của thiên nhiên, đất trời hấp dẫn tâm hồn của kẻ sĩ. Nhân vật khách đều có những nét tương đồng với Trương Hán Siêu, đều là những kẻ ưa hoạt động, sôi nổi, nhưng cuộc chơi của khách không phải để ẩn dật, lánh đời hay giảm căng thẳng, mệt mỏi mà nhằm mục đích bồi đắp thêm tầng sâu về lịch sử nước nhà.

Đặc biệt, trong cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng của mình, vị khách đã quan sát rất chi tiết, cụ thể tất cả cảnh quan nơi này. Đó là sự rộng lớn, bề thế, hùng vĩ và sức sống lâu bền của Bạch Đằng giang.

“Đến sông Bạch Đằng,
Thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.”

Đó là sự dài rộng của dòng sông, sông vừa hùng vĩ, lớn lao lại mang nét gì đó rất đỗi dịu dàng, uyển chuyển nên thơ:

“Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.”

Niềm tự hào về con sông của tác giả với Bạch Đằng giang gởi gắm qua nhân vật khách. Tuy nhiên ngoài vẻ đẹp, Bạch Đằng còn gợi nên chút buồn khó tả:

“Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.”

Có lẽ vì vậy mà tâm trạng của tác giả gửi gắm qua vị khách vui buồn lẫn lộn. Đó là cảm xúc tự hào trước cảnh sông nước kì vĩ nên thơ, lúc buồn thương vì cảnh đìu hiu, hoang lạnh, đầy ảm đạm, lúc lại thương tiếc, xót thương những vị anh hùng đã ra đi trong chiến trận. Vị khách ấy mang một tâm hồn rất đỗi nhạy cảm, thiết tha, và giàu cảm xúc.

Lời nhân vật là sự tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc và tình yêu thiên nhiên đất nước. Khi nghe những vị bô lão kể về trận chiến quyết liệt của vị vua Trần Hưng Đạo với quân Mông Nguyên, nhân vật khách đã vô cùng phấn khởi, hân hoan mà cất lên tiếng ca vang:

“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.”

Một sự nhìn nhận của một người hiểu biết sâu rộng, học thức uyên thâm mang đầy tính triết lí. Sức mạnh của dân tộc không phải ở đâu xa xôi mà chính yếu là ở con người – sức mạnh và trí tuệ, nhân cách và đạo đức tạo nên những bậc thánh quận muôn thuở ghi danh, tạo nên những chiến thắng chính nghĩa và oai hùng.

Nhân vật khách là sự hóa thân, là tâm hồn của chính tác giả. Đó là cách thể hiện đầy thông minh và khôn khéo để thể hiện hình ảnh của chính mình. Một con người với nhân cách lớn lao, một thi sĩ đầy thiết tha với dân tộc và lịch sử đất nước, một vị khách giang hồ ngạo ngễ, khoáng đạt, đầy khí phách.

Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Trương Hán Siêu, ngoài bài làm văn Hãy chứng minh nhân vật khách cũng chính là cái tôi tác giả, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng, Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng, Giới thiệu về Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng nổi tiếng của ông, hay cả phần Giáo án Phú sông Bạch Đằng và Soạn Văn Phú sông Bạch Đằng

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button