Giáo dục

Hoá 8 bài 5: Nguyên tố hoá học, bảng ký hiệu, nguyên tử khối và bài tập vận dụng

Hoá 8 bài 5: Nguyên tố hoá học, bảng ký hiệu, nguyên tử khối và bài tập vận dụng. Trong thực tế, khi mua thực phẩm đóng hộp các em thường thấy trên nhãn có ghi hàm lượng, thực chất đó chính là các nguyên tố hoá học, các nguyên tố hoá học này chính là tập hợp các nguyên tử cùng loại.

Vậy các nguyên tố hoá học là gì, có ký hiệu như thế nào và nguyên tử khối của chúng bằng bao nhiêu? chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

This post: Hoá 8 bài 5: Nguyên tố hoá học, bảng ký hiệu, nguyên tử khối và bài tập vận dụng

I. Nguyên tố hoá học là gì?

– Định nghĩa: Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân. Số proton trong hạt nhân là đặc trưng của nguyên tố.

– Các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học có tính chất hoá học như nhau

II. Ký hiệu hoá học của các nguyên tố

– Mỗi nguyên tố hoá học thường được biểu diễn ngắn gọn bằng 1 hoặc 2 chữ cái (chữ cái đầu viết hoa), gọi là ký hiệu hoá học của nguyên tố, ví dụ:

Ký hiệu hoá học của Nguyên tố Hiđro là H, nguyên tố Canxi là Ca, nguyên tố Cacbon là C,…

– Theo quy ước, mỗi ký hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó, ví dụ: Muốn chỉ 2 nguyên tử của Hidro ta viết 2H.

* Bảng ký hiệu hoá học các nguyên tố Tiếng Anh và Tiếng Việt

 Tên tiếng Anh  Tên Tiếng Việt  Ký hiệu nguyên tố  Số proton
actinium actini Ac 89
americium americi Am 95
stibium antimon Sb 51
argonum agon Ar 18
arsenicum asen As 33
astatium astatin At 85
baryum bari Ba 56
berkelium berkeli Bk 97
beryllium berylli Be 4
bismuthum bitmut Bi 83
bohrium bohri Bh 107
borum bo B 5
bromum brôm Br 35
carboneum cacbon C 6
cerium xeri Ce 58
caesium xêzi Cs 55
stannum thiếc Sn 50
curium curium Cm 96
darmstadtium darmstadti Ds 110
kalium kali K 19
dubnium dubni Db 105
nitrogenium nitơ N 7
dysprosium dysprosi Dy 66
einsteinium einsteini Es 99
erbium erbi Er 68
europium europi Eu 63
fermium fermi Fm 100
fluorum flo F 9
phosphorus phốtpho P 15
francium franxi Fr 87
gadolinium gadolini Gd 64
gallium galli Ga 31
germanium germani Ge 32
hafnium hafni Hf 72
hassium hassi Hs 108
helium heli He 2
aluminium nhôm Al 13
holmium holmi Ho 67
magnesium magiê Mg 12
chlorum clo Cl 17
chromium crom Cr 24
indium indi In 49
iridium iridi Ir 77
iodum iốt I 53
cadmium cadmi Cd 48
californium californi Cf 98
cobaltum coban Co 27
krypton krypton Kr 36
silicium silic Si 14
oxygenium ôxy O 8
lanthanum lantan La 57
laurentium lawrenci Lr 103
lithium liti Li 3
lutetium luteti Lu 71
manganum mangan Mn 25
cuprum đồng Cu 29
meitnerium meitneri Mt 109
mendelevium mendelevi Md 101
molybdaenum molypden Mo 42
neodymium neodymi Nd 60
neon neon Ne 10
neptunium neptuni Np 93
niccolum niken Ni 28
niobium niobi Nb 41
nobelium nobeli No 102
plumbum chì Pb 82
osmium osmi Os 76
palladium paladi Pd 46
platinum bạch kim Pt 78
plutonium plutoni Pu 94
polonium poloni Po 84
praseodymium praseodymi Pr 59
promethium promethi Pm 61
protactinium protactini Pa 91
radium radi Ra 88
radon radon Rn 86
rhenium rheni Re 75
rhodium rhodi Rh 45
roentgenium roentgeni Rg 111
hydrargyrum thủy ngân Hg 80
rubidium rubidi Rb 37
ruthenium rutheni Ru 44
rutherfordium rutherfordi Rf 104
samarium samari Sm 62
seaborgium seaborgi Sg 106
selenium selen Se 34
sulphur lưu huỳnh S 16
scandium scandi Sc 21
natrium natri Na 11
strontium stronti Sr 38
argentum bạc Ag 47
tantalum tantali Ta 73
technetium tecneti Tc 43
tellurium telua Te 52
terbium terbi Tb 65
thallium tali Tl 81
thorium thori Th 90
thulium thuli Tm 69
titanium titan Ti 22
uranium urani U 92
vanadium vanadi V 23
calcium canxi Ca 20
hydrogenium hiđrô H 1
wolframium volfram W 74
xenon xenon Xe 54
ytterbium ytterbi Yb 70
yttrium yttri Y 39
zincum kẽm Zn 30
zirconium zirconi Zr 40
aurum vàng Au 79
ferrum sắt Fe 26

hayhochoi

III. Nguyên tử khối của nguyên tố hoá học

– Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ

– Khối lượng nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 g

– Quy ước: lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cacbon (đvC), kí hiệu là u

– Dựa theo đơn vị này để tính khối lượng nguyên tử

– Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon

– Có thể so sánh độ nặng nhẹ giữa các nguyên tố bằng việc lập tỉ số giữa các nguyên tử khối:

° Nếu lớn hơn 1: nặng hơn

° Nếu nhỏ hơn 1: nhẹ hơn

° Nếu bằng 1: bằng nhau

* Ví dụ: Giữa nguyên tử oxi và photpho, nguyên tử nào nhẹ hơn:

Ta lập tỉ số  ⇒ nguyên tử oxi nhẹ hơn photpho

– Mỗi nguyên tố đều có nguyên tử khối riêng biệt nên có thể xác định nguyên tố thông qua nguyên tử khối.

* Bảng nguyên tử khối (khối lượng nguyên tử) của các nguyên tố hóa học

Tên Nguyên tố Ký hiệu hoá học Số proton Nguyên tử khối
Hiđro H 1 1
Heli He 2 4
Liti Li 3 7
Beri Be 4 9
Bo B 5 11
Cacbon C 6 12
Nitơ N 7 14
Oxi O 8 16
Flo F 9 19
Neon Ne 10 20
Natri Na 11 23
Magie Mg 12 24
Nhôm Al 13 27
Silic Si 14 28
Photpho P 15 31
Lưu huỳnh S 16 32
Clo Cl 17 35,5
Argon Ar 18 39,9
Kali K 19 39
Canxi Ca 20 40
Crom Cr 24 52
Mangan Mn 25 55
Sắt Fe 26 56
Đồng Cu 29 64
Kẽm Zn 30 65
Brom Br 35 80
Bạc Ag 47 108
Bari Ba 56 137
Thuỷ ngân Hg 80 201
Chì Pb 82 207

IV. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?

– Cho đến nay, đã có hơn 110 nguyên tố hóa học. Oxi là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm gần nửa khối lượng vỏ Trái Đất.

V. Bài tập về Nguyên tố hoá học

Bài 3 trang 20 SGK hoá 8: a) Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì?

b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau: Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.

* Lời giải bài 3 trang 20 SGK hoá 8:

a) Ý nghĩa của các cách viết:

2C ⇔ hai nguyên tử cacbon

5O ⇔ năm nguyên tử oxi

3Ca ⇔ ba nguyên tử canxi

b) Dùng ký hiêu hoá học diễn tả

ba nguyên tử nitơ ⇔ 3N

bảy nguyên tử canxi ⇔ 7Ca

bốn nguyên tử natri ⇔ 4Na

Bài 4 trang 20 SGK hoá 8: Lấy bao nhiêu phần khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon? Nguyên tử khối là gì?

* Lời giải bài 4 trang 20 SGK hoá 8:

– Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon.

– Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Bài 5 trang 20 SGK hoá 8: Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với

a) nguyên tử cacbon

b) nguyên tử lưu huỳnh

c) nguyên tử nhôm

* Lời giải bài 5 trang 20 SGK hoá 8: 

♦ Nguyên tử magie (Mg):

– Nặng hơn bằng  lần nguyên tử cacbon (C)

– Nhẹ hơn bằng  lần nguyên tử lưu huỳnh(S)

– Nhẹ hơn bằng   lần nguyên tử nhôm (Al)

Bài 6 trang 20 SGK hoá 8: Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

* Lời giải bài 6 trang 20 SGK hoá 8: 

– Nguyên tử khối của N = 14 đvC

⇒ Nguyên tử khối của X = 2 x 14 = 28 (đvC)

– Vậy X là nguyên tố silic (Si)

Bài 7 trang 20 SGK hoá 8:  a) Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D?

A. 5,324.10-23g.  B. 6,023.10-23g.

C. 4,482.10-23g.  D. 3,990.10-23g.

* Lời giải bài 7 trang 20 SGK hoá 8: 

a) Ta có khối lượng 1 nguyên tử C = 1,9926 . 10-23 (g) và bằng 12 đvC.

⇒ khối lượng của 1 đơn vị cacbon là: 1đvC = =1,66.10-24

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm

Nhân số trị nguyên tử khối của nhôm với số gam tương ứng của một đơn vị cacbon

MAl = 27x 1,66.10-24 g = 44,82.10-24 g = 4,482.10-23 g. ⇒ Đáp án: C.4,482.10-23g.

Hy vọng với bài viết về Nguyên tố hoá học, bảng ký hiệu, nguyên tử khối và bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button