Giáo dục

Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

dan y phan tich hinh tuong khach trong phu song bach dang

Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

This post: Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

I. Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng (Chuẩn)

1. Mở bài

– Sông Bạch Đằng đã là một địa danh quen thuộc, là chứng nhân lịch sử đã viết lên nhiều mốc son chói lọi trong những trang sử vẻ vang của dân tộc, đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho nhiều thi nhân văn sĩ.
– Trong đó phải kể đến một tác phẩm thuộc thể loại phú rất nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam ấy là bài Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu. Phần đầu của tác phẩm nổi lên hình tượng của và cảm xúc của nhân vật “khách” khởi đầu cho cả tác phẩm phú với lối đối đáp “chủ-khách”.

2. Thân bài:

* Tác giả:
– Trương Hán Siêu (?-1354), quê ở huyện Yên Ninh nay thuộc thành phố Ninh Bình, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của thời trung đại đồng thời cũng một nhà chính trị xuất sắc dưới thời Trần.

* Tác phẩm:
– Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Trương Hán Siêu, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý – Trần, là đỉnh cao nghệ thuật của thể loại phú trung đại, tác phẩm còn được tôn vinh là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam.

* Hình tượng nhân vật “khách” thông qua hai cuộc du ngoạn:
– Cuộc du ngoạn ở các địa danh nổi tiếng của Trung Quốc, thông qua trí tưởng tượng và sách vở.
– Cuộc du ngoạn thực tế tại sông Bạch Đằng.
+ Vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của con sông.
+ Sự đìu hiu, lạnh lẽo của con sông vốn từng một thời oanh liệt với những chiến công lịch sử lẫy lừng.
=> Nhân vật “khách” là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt ham thích du ngoạn, mở rộng tầm mắt, với một tâm thế tự nguyện và say sưa, chủ động. Hình tượng “khách” chính là phân thân của tác giả.

* Hình tượng “khách” với những cảm xúc khi đứng trước sông Bạch Đằng:
– Nỗi vui mừng trước cảnh đẹp của sông nước vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đó còn là niềm tự hào không giấu nổi trước dòng sông ghi dấu những chiến công oanh liệt trong lịch sử dân tộc.
– Nỗi buồn thương, nuối tiếc trước chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi lại nỗi hoang vu và hiu quạnh khôn xiết, anh hùng nay đã mất, chỉ còn lại những dấu vết cũng sắp sửa phai mờ.
=> Lòng yêu nước, thương dân, nỗi lo cho vận mệnh dân tộc của Trương Hán Siêu.

3. Kết bài

– Nhân vật “khách” cũng là hiện thân của Trương Hán Siêu, trước tình hình đất nước đang trên đà suy vong, khi trở về thăm lại sông Bạch Đằng, bỗng chốc nảy sinh nhiều cảm xúc, mà phần nhiều đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, nỗi lo cho vận mệnh của dân tộc của một nguyên lão 4 triều.
– Mạch cảm xúc tâm trạng của nhân vật “khách” chính là tiền đề khởi nguồn cho những phần tiếp theo của bài phú.

II. Bài văn mẫu phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng (Chuẩn)

Sông Bạch Đằng đã là một địa danh quen thuộc, là chứng nhân lịch sử đã viết lên nhiều mốc son chói lọi trong những trang sử vẻ vang của dân tộc, chính vì thế sông Bạch Đằng đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho nhiều thi nhân văn sĩ, cho ra đời những tác phẩm khá nổi tiếng. Một số tác phẩm ví như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông, Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân hay Bạch Đằng giang của Nguyễn Xưởng,… Trong đó phải kể đến một tác phẩm thuộc thể loại phú rất nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam ấy là bài Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu. Phần đầu của tác phẩm nổi lên hình tượng của và cảm xúc của nhân vật “khách” khởi đầu cho cả tác phẩm phú với lối đối đáp “chủ-khách”.

Trương Hán Siêu (?-1354), quê ở huyện Yên Ninh nay thuộc thành phố Ninh Bình, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của thời trung đại đồng thời cũng một nhà chính trị xuất sắc dưới thời Trần. Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, trong suốt 4 đời vua Trần ông luôn được giao phó những chức vụ quan trọng,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

———————HẾT———————

Qua những hoài niệm về quá khứ, Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng. Bài thơ của nhà thơ Trương Hán Siêu, được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 vào tuần 19. Bên cạnh Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng, bài văn mẫu Thuyết minh về hình tượng nhân vật khách trong đoạn đầu của văn bản Phú Sông Bạch Đằng hay bài Cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng, Soạn Văn Phú sông Bạch Đằng ngắn gọn;…

 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button