Giáo dục

Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Mầm Non Ánh Dương gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

*******

This post: Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Sơ đồ tư duy phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Luận điểm 1: Bối cảnh thời đại và lời khẳng định sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ

Luận điểm 2: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc với lòng yêu nước nồng nàn

Luận điểm 3: Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ

Luận điểm 4: Ca ngợi linh hồn bất diệt của người nghĩa sĩ

Truyền thống và tinh thần của dân tộc cùng với tội ác của giặc Pháp đã thôi thúc họ đứng lên đấu tranh với tất cả tấm lòng của người con Việt. Nhà thơ cảm phục trước tinh thần và việc làm của họ điều đó đối lập hoàn toàn với thực lực của người nông dân. Họ không đợi ai đòi ai bắt mà tự nguyện chiến đấu “phen này ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ” hàng loạt các động từ vị ngữ chỉ hành động thể hiện quyết tâm hăm hở, khí thế hào hùng tiếp nối hào khí Đông A của thời đại nhà Trần. Họ “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” chiến đấu khi trong tay là những vật dụng thô sơ, là những công cụ lao động thường ngày của nhà nông là manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay… Họ không phải dòng dõi nhà binh, không được tập luyện, không có tổ chức, không có hiệu lệnh, đội ngũ, kỷ luật, vũ khí lại thô sơ. Chính những “cái không” ấy làm nổi bật lên “cái có” vô giá tiềm ẩn trong con người Cần Giuộc. Bởi họ có ý thức quyết tâm đánh giặc, có một tinh thần yêu nước không đổi, có một lòng căm thù giặc đến vô cùng. Điều đó đã làm nên sức mạnh vô song để họ đạp rào lưới tới, coi giặc cũng như không, không sợ đạn to đạn nhỏ mà liều mình xông vào như chẳng có, rồi kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho quân giặc khiếp sợ. Giọng điệu hào hùng, sục sôi qua cách ngắt nhịp, nhịp điệu gấp, dồn dập cùng với những động từ mạnh “đạp rào lưới tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược” và một giọng văn đanh thép, hùng tráng để thể hiện cái hiên ngang, quật cường với thái độ căm thù giặc như muốn ăn gan, uống máu quân thù.

Xem thêm các bài văn mẫu hay: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Sơ đồ tư duy hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Luận điểm 1: Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ

Luận điểm 2: Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn

Luận điểm 3: Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu hi sinh

Luận điểm 4: Sự hi sinh anh dũng của người nông dân nghĩa sĩ

Sơ đồ tư duy hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 

Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân áo vải được khắc nổi trên cảnh u ám khói bom ấy: những âm thanh vang động (hè trước, ó sau…) những động tác quyết liệt (đốt, chém…). Những người nghĩa sĩ áo vải đã trở thành đấng anh hùng của một thời kì đáng nhớ. Trong tư thế quật cường ấy, lấp lánh chân dung của những con người gánh trên vai vận mệnh của non sông. Họ biết rằng mình chỉ là vô danh trong dân tộc anh hùng nhưng điều cao cả nhất họ để lại là triết lí sống phù hợp đến muôn đời.

Kiến thức về Nguyễn Đình Chiểu và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

A.Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

1. Cuộc đời

– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai

– Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

– Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

– Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù

– Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh

– Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ

⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân

2. Sự nghiệp sáng tác

– Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm

+ truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử- Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược

+ một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,… sáng tác sau khi Pháp xâm lược

– Nội dung thơ văn

+ Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:

• Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc

• Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế

+ Lòng yêu nước thương dân:

• Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,…

• Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta

• Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp

– Nghệ thuật thơ văn

+ Bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở cuộc sống

+ Đậm đà sắc thái Nam Bộ

+ Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng

>>> Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu

B. Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tác phẩm được viết theo yêu cầu của Đỗ Quang – tuần phủ Gia Định, để tế nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 tháng 12 năm 1861

– Ngay khi ra đời bài văn tế đã được truyền tụng khắp cả nước, làm xúc động lòng người

2. Bố cục

– Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ): cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.

– Thích thực (từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ) : hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

– Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) : lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

– Kết (còn lại) : tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

3. Giá trị nội dung

– Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc

4. Giá trị nghệ thuật

– Bài văn là thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và chất hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động

**  Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Lung khởi

– Mở đầu là lời than đầy ai oán, xót thương: Hỡi ôi

– Tiếp theo đó là khí thế tinh thần sôi sục của thời đại khi đất nước có giặc ngoại xâm: Súng giặc đất rền, lòng dân tỏ rõ,…

– Nghệ thuật so sánh có tính chất đối lập giữa nổi dậy và không nổi dậy khởi nghĩa đã khẳng định sâu sắc ý nghĩa sự hi sinh để lại tiếng thơm cho đời

⇒ Khái quát được bối cảnh lịch sử với vấn đề trọng tâm của thời đại là cuộc đụng độ lịch sử của thế lực xâm lược với ý chí kiên cường bất khuất bảo vệ đất nước của dân tộc đồng thời nêu rõ chủ đề tư tưởng: ca ngợi, biểu dương sự hi sinh vì dân tộc của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

2. Thích thực

– Xuất thân của người nghĩa sĩ:

+ là những người nông dân quanh năm côi cút làm ăn, hiền lành chất phác, ngòi bút tác giả vừa chân thực vừa sống động làm nổi lên cuộc sống bình dị khát vọng của người dân cày nghèo

+ nhấn mạnh cái gốc nông dân của người nghĩa sĩ là một bước tiến một cái nhìn tiến bộ của ông Đồ Chiểu trong nền văn học bấy giờ (văn học trung đại thường ngợi ca những anh hùng là quan tử, nho sĩ mà bỏ qua người nông dân)

+ Nguyễn Đình Chiểu chính là người đầu tiên mở đường cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ bước vào văn học

– Phẩm chất người nông dân nghĩa sĩ:

+ họ hiền lành chất phác, chăm chỉ cần cù, lời ăn tiếng nói mang đậm chất Nam Bộ

+ khi đất nước bị xâm lược họ mang trong mình lòng căm thù giặc sâu sắc thề không đội trời chung với giặc

+ họ có ý thức tự tôn dân tộc, lòng mến nghĩa, tinh thần tự nguyện đánh giặc

⇒ Họ là hiện thân cho hai nét tính cách của người nông dân Việt Nam: giản dị- anh hùng

3. Ai vãn

– Khóc cho những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

– Khóc cho người thân của họ

– Khóc cho non sông đất nước đang trong cảnh ngoại xâm dày xéo

⇒ Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu đau thương mà không hè bi lụy vì nó tràn đầy niềm tự hào kính phục và ngợi ca những người nông dân đã chiến đấu hi sinh cho dân tộc

– Thay mặt nhân dân tác giả ca ngợi tấm gương các anh hùng nghĩa sĩ ấy. Qua đó tác giả khẳng địng quam niệm : Thà chết vinh còn hơn sống nhục

– Lúc này ta thấy tiếng khóc còn hướng về cuộc sống hiện tại về những kiếp người đang lầm than trong bom đạn chiến tranh

Tham khảo thêm một số tài liệu về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

  • Phân tích bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
  • Tuyển tập các đề văn về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

*******

This post: Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Trên đây là sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu do Mầm Non Ánh Dương biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại Mầm Non Ánh Dương em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, hệ thống kiến thức về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 11 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button