Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng ngắn hay nhất
Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng ngắn và hay nhất do Mầm Non Ánh Dương books biên soạn. Một bài thơ ý nghĩa nhắc nhở con người về tình nghĩa, sự thủy chung sắc son của con người và thiên nhiên.
This post: Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng ngắn hay nhất
Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng
Một vầng trăng nhỏ luôn là đề tài quen thuộc trong thơ ca, luôn là nơi để con người ta gửi gắm những yêu thương chất chứa và cả những sâu cay, mệt mỏi. Để rồi trước vẻ đẹp thanh tao, độc đáo của trăng Nguyễn Duy cũng không tài nào kìm lại được lòng mình. Ông bộc bạch:
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”
Một loạt những kí ức miên man từ thuở xưa hiện về trong tâm trí tác giả. Qua những lời thơ mộc mạc, giản dị ta phẩn nào mường tượng ra kỉ niệm thân thương ấy. Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ thuở thiếu thời. Đó là những năm tháng nơi quê nhà yêu dấu, đó là vầng trăng cổ tích qua lời kể của bà của mẹ, vầng trăng soi sáng những cánh đồng xa, trăng trải dài lai lánh trên mặt sông,..Khi giặc nổ sung xâm lược, vầng trăng lại theo chân nhà thơ trở thành vầng trăng tri kỉ, chứa đựng biết bao tâm tư tình cảm, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đất nước của người chiến sĩ.
Sau những đêm dài hành quân, người chiến sĩ lại gửi biết bao nỗi niềm vào ánh trăng xa xăm. Trăng thấu hiểu, đồng cảm sẻ chia cùng người, trăng bên cạnh cùng ta vượt qua bao gian nan, vất vả, cơ cực. Tình cảm gắn bó giữa trăng và người hiện lên thật keo sơn, bền chặt:
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngờ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Trăng và người luôn ẩn hiện, sóng đôi nhịp nhàng. Tình cảm giữa trăng và người hiện lên thật mộc mạc, đơn xơ nhưng đan xen, quấn quýt, không tách rời. Vầng trăng cùng người vượt qua gian khó, là cánh lưu bút của người những đêm đông giá buốt. Trăng như người bạn thủ thỉ tâm tình cùng người chiến sĩ. Và ánh trăng trên đầu mũi súng còn là động lực, là khát vọng để người chiến sĩ chiến đấu và giành chiến thắng, trả lại sự yên bình cho nước nhà. Tình nghĩa giữa trăng và người biết kể sao cho xiết, nói sao cho đủ.
Cái tình nghĩa ấy tưởng rằng sẽ là vĩnh cửu. Thế nhưng, cuộc sống đổi thay, có ai ngờ rằng
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Hòa bình lập lại, cuộc sống ấm no đủ đầy hiện diện. Con người được sống trong một môi trường mới, đó là đô thị xa hoa, lộng lẫy, phố thị đèn kết hoa. Vầng trăng vẫn ở đó, vẫn sáng rừng rực, vẫn chan chứa biết bao nghĩa tình nhưng con người có lẽ giờ đây đã khác. Con người phải chăng đã quen với ánh đèn sáng lóa, với của gương sang trọng, mà quên mất đi sự tồn tại của ánh trăng, quên mất đi vầng trăng tình nghĩa đắng cay ngọt bùi năm nào. Đâu còn những đêm gắn bó, tâm tình cùng trăng, đâu còn những phút giây cùng trăng hành quân, soi đường mở lối. Giờ đây đã có sự thay thế của ánh điện, cửa gương hiện đại, vật chất xa hoa. Cuộc sống tưởng chừng như cứ vô vị êm đềm như thế trôi qua nhưng đâu ai ngờ, một ngày rất xa. Khi mà:
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-ding tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Quỹ đạo của cuộc sống nhân sinh luôn tồn tại quy luật nhân-quả. Ánh đèn điện rực rỡ có thể thay thể cho ánh trăng nhưng không thể là vĩnh cửu, lâu bền. Cũng có lúc hết điện, không thể thắp sáng phục vụ cho con người, lúc này con người lại trở về với hiện thực, với thiên nhiên. Để bất giác nhận ra rằng : “Đột ngột vầng trăng tròn” . Nhịp thơ vội vàng, dộn dã phải chăng cũng là sự ngỡ ngàng, giật mình của chính lòng người. Vầng trăng tròn vành biểu trưng cho tình nghĩa đong đầy, trọn vẹn của trăng dành cho người. Con người đã quá quen với vật chất xa hoa mà quen mất rằng chỉ có thiên nhiên là vĩnh cửu, lâu bền, chỉ có tình nghĩa là chẳng thể phôi pha.
Để rồi lòng người thấy chênh vênh, hổ thẹn:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”
Đối diện với trăng, mặt đối mặt con người ta mới ngỡ ra sự thiếu xót của bản thân. Đối diện với quá khứ tình nghĩa, con người ta mới thấy bản thân mình tồi tệ ra sao. Vầng trăng của tuổi thơ gắn bó, của chiến trường gian khổ ấy mà vì vật chất phù phiếm ta lại đánh mất đi kỷ niệm và tình nghĩa thân thương. Bao kỉ niệm xưa chợt ùa về, làm sóng dậy trong ta bao cảm xúc mãnh liệt, xúc động có, nghẹn ngào có và cao trào hơn cả đó là những ân hận, day dứt đến nhói lòng.
Trăng vẫn thế vẫn mộc mạc, giản dị:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Vầng trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trăng vẫn thể, vẫn thanh tao, dung dị, nhưng lại rất đặc trưng, chẳng hòa lẫn với bất cứ cái gì khác. Và lòng trăng vẫn tròn vành vạnh, vẫn đong đầy những yêu thương, bao dung , đượm đã nghĩa tình cao đẹp. Trăng vẫn một lòng hướng về người dù rằng lòng người đổi thay, xa cách. Trăng im lặng dõi theo bước chân người, soi sáng cho cuộc sống con người.Một nghĩa cử cao đẹp, bao dung, độ lượng.
Nghệ thuật láy khiến cho hình ảnh thơ càng thêm sức gợi, sức nhấn trong lòng độc giả. Hai câu cuối như lời thơ tự trách, tự vấn bản thân đầy xót xa của lòng người. Cái giật mình của tác giả kết lại bài thơ như cánh cửa mở ra một thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm đến các thế hẹ bạn đọc: Đó chính là cuộc sống ngày càng đổi thay, có nhiều thứ có thể thay thể và mua được bằng tiền, chỉ có tình nghĩa mới là giá trị vững bền và đáng được trân trọng.
—
Hãy nêu một số đánh giá về bài viết cảm nhận bài thơ Ánh trăng. Rất mong nhận được nhiều sự phản hồi của các bạn.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục