Giáo dục

5 Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022 – 2023

Đề thi học kì 1 Công nghệ 10 năm 2022 – 2023 gồm 5 đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Công nghệ được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Công nghệ 10. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 10 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn học sinh tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn, đề thi học kì 1 môn Sinh học 10, đề thi học kì 1 môn Hóa học 10, đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 10. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

This post: 5 Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022 – 2023

Ma trận đề thi Công nghệ 10 kì 1

Tên Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết

(cấp độ 1)

Thông hiểu

(cấp độ 2)

Vận dụng
      Cấp độ thấp

(cấp độ 3)

Cấp độ cao

(cấp độ 4)

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chủ đề:

Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương

– Nêu được vai trò, thành tựu và nhiệm vụ chính của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

– Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

– Nêu được mục đích và hệ thống sản xuất giống cây trồng.

– Nêu được khái niệm và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô TB.

– Nêu được cấu tạo keo đất., phản ứng của dung dịch đất.

– Nêu được nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu, nguyên nhân gây xói mòn đất.

– Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật.

– nêu được đặc điểm và cách sử dụng của phân VSV cố định đạm, phân VSV chuyển hóa lân, phân visinh vật phân giải chất hữu cơ.

  – Giải thích được tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất giống đại trà, tại sao phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật giống cây trồng mới.

– So sánh quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng ở giống cây trồng tự thụ phấn. So sánh quy trình sản xuất giống ở 3 nhóm cây trồng có phương thức sinh sản khác nhau.

– Trình bày được quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô TB.

– Xác định được các yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất. Phân biệt được độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng.

– Trình bày được các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

– Giải thích vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ, . Vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính.

– So sánh thành phần của phân VSV cố định đạm và phân VSV chuyển hóa lân.

  – Dựa vào số liệu cho sẵn vẽ biểu đồ và nhận xét về tầm quan trọng cũng như tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp của nước ta hiện nay. – Trình bày các hiểu biết liên quan đến độ phì nhiêu của đất, liên quan đến phân hữu cơ và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
TS câu: 19

TSđiểm:10

Tỉ lệ:100%

Số câu: 9

Số điểm: 2,25

Tỉ lệ: 22,5%

  Số câu: 7

Số điểm: 1,75

Tỉ lệ: 17,5 %

    Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

  Số câu: 2

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40 %

Đề thi Công nghệ lớp 10 kì 1

Chọn đáp án đúng điền vào bảng đáp án.

Câu 1. Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là:

A. Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

B. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái.

C. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu.

D. Mở rộng khu chăn nuôi, trồng trọt.

Câu 2. Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là:

A. Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh

B. Nhằm xác định hệ thống luân canh phù hợp với cây trồng.

C. Nhằm đưa giống mới ra sản xuất đại trà.

D. Nhằm cung cấp hệ thống giống mới kịp mùa vụ.

Câu 3. Một trong những mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là:

A. Đưa giống mới vào sản xuất đại trà không qua khảo nghiệm.

B. Cung cấp thông tin về hướng sử dụng giống mới được công nhận.

C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Nhằm sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

Câu 4. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là:

A. Sự phân hóa tế bào

B. Sự phản phân hóa tế bào

C. Tính toàn năng của tế bào

D. Khả năng sinh sản vô tính của tế bào thực vật.

Câu 5. Keo đất âm có đặc điểm:

A. Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương, lớp ion bù mang điện tích dương.

B. Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, lớp ion bù mang điện tích dương.

C. Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương, lớp ion bù mang điện tích âm.

D. Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, lớp ion bù mang điện tích âm.

Câu 6. Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là.

A. Do lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ.

B. Do đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.

C. Do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất.

D. Do trồng lúa lâu đời và tập quán canh tác lạc hậu.

Câu 7. Một trong những đặc điểm của phân hóa học là:

A. Bón nhiều , bón liên tục trong nhiều năm làm cho đất hóa chua.

B. Có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định.

C. Có thời hạn sử dụng ngắn.

D. Thường dùng để bón thúc là chính.

Câu 8. phân vi sinh vật cố định đạm được dùng để:

A. Bón lót

B. Bón thúc

C. Tầm vào hạt giống trước khi gieo

D . Phun qua lá.

Câu 9. Đất có phản ứng chua thì:

A. [H+] = [OH ] .

B. [H+ ] > [OH ] .

C. [H+ ] < [OH ] .

D. Muối Na2CO3 thủy phân tạo NaOH.

Câu 10. Cần phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà, vì:

A. Nếu không qua khảo nghiệm thì có nguy cơ mất trắng do giống mới không phù hợp với điều kiện địa phương.

B. Nếu khảo nghiệm sẽ giúp chúng ta xác định được năng suất của giống mới so với giống cũ.

C. Để sản xuất đại trà cần tiến hành các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật và sản xuất quảng cáo.

D. Khảo nghiệm giống sẽ tạo ra được số lượng giống mới nhiều, đủ cung cấp cho sản xuất đại trà.

Câu 11. Khâu khác biệt cơ bản trong sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn là:

A. Nhân hạt giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng.

C. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng

B. Sản xuất hạt giống xác nhận.

D. Không tuân theo hệ thống sản xuất giống cây trồng.

Câu 12. Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào gồm các bước:

1. Khử trùng 2. Chọn vật liệu nuôi cấy 3. tạo rễ 4. Tạo chồi

5. trồng cây trong vườn ươm 6. cấy cây vào môi trường thích ứng

Thứ tự đúng là:

A.1→ 2→ 3→ 4 →5 →6.

B.2→ 1→ 4 → 3→6 →5.

C.2→ 1→ 3 → 4 →6 →5.

D.1→ 2→ 4 → 3→5 →6.

Câu 13. yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất là:

A. Chất hữu cơ

B. Chất hóa học

C. Nước, chất dinh dưỡng

D. Chất khoáng

Câu 14. Tác dụng của biện pháp luân canh cây trồng để cải tạo đất xám bạc màu là:

A. Tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ hoạt động của vi sinh vật cố định đạm.

B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây lương thực mà không cần phải bón phân.

C. Tạo phân hữu cơ có chứa vi sinh vật cố định đạm.

D. Thu hoạch cây trồng đúng mùa vụ, cho năng suất cao.

Câu 15. Phân đạm, kali dùng để bón lót với lượng nhỏ, vì:

A. Do có hiệu quả nhanh nên bón lót thường không có tác dụng lâu dài.

B. Do dễ hòa tan nên dễ bị rửa trôi.

C. Do có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao nên bón lot nhiều tạo môi trường ưu trương làm chết cây và làm chua đất.

D. Do bón thúc cho năng suất cây trồng cao hơn.

Câu 16. Trong thành phần của phân vi sinh vật cố định đạm và chuyển hóa lân đều có chứa:

A. Than bùn, các nguyên tố khoáng và vi lượng

C. Vi sinh vật nốt sần họ đậu

B. Vi sinh vật chuyển hóa lân.

D. Bột phốt phorit hoặc apatit

II. Tự luận ( 6đ) .

Câu 1( 2 điểm). Cho bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta như sau:

Năm

Ngành kinh tế

1995 2000 2004
Công nghiệp và xây dựng 28.7% 36.7% 40.1%
Dịch vụ 44.1% 38.8% 38.2%
Nông, lâm, ngư nghiệp 27.2% 24.5% 21.7%

Dựa vào bảng số liệu trên em hãy vẽ biểu đồ về cơ cấu tổng sản phẩm ở nước ta. Từ đó em có nhận xét gì về đóng góp của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước?

Câu 2. Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất, biện pháp hạn chế các chất gây độc hại cho cây và ô nhiễm đất.

Câu 3. Em hãy kể tên một số loại phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em. Dựa vào cách sử dụng phân hữu cơ, em hãy đưa ra biện pháp tạo phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt.

Đáp án đề thi kì 1 lớp 10 môn Công nghệ

I. TRẮC NGHIỆM

1B

2A

3C

4C

5B

6D

7A

8C

9B

10A

11C

12B

13C

14A

15C

16A

II. TỰ LUẬN

Câu 1. HS vẽ được như hình 1.1 SGK/5 ( 1đ)

Nhận xét:

Sản xuất nông lâm, ngư, nghiệp đóng góp 1 phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, cụ thể: năm 1995 chiếm 27.2%, năm 2000 chiếm 24.5 %, năm 2004 chiếm 21.7% (0.5đ).

Ngành công nghiệp và xây dựng phát triển và tăng nhanh từ năm 1995 đến 2004 ( tăng 31.4%) nhưng tổng sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp chỉ giảm 5.5 % trong khi dịch vụ giảm 5.9%. nguyên nhân là do định hướng phát triển kinh té theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ( 0.5đ)

Câu 2.

– Một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.(1đ) ( cần nêu được ít nhất 3 biện pháp)

+ Xây dựng hệ thống mương máng, đảm bảo tưới tiêu hợp lí.

+ Cày bừa, xới xáo đất. Bón phân hữu cơ, phân hóa học hợp lí.

+ luân canh cây trồng: luân canh cây họ đậu, vcaay lương thực, cây phân xanh.

Một số biện pháp hạn chế các chất gây độc hại cho cây, ô nhiễm đất.(cần cấu nêu được ít nhất 3 biện pháp) (1đ)

+ Hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

+ Sử dụng phân hóa học hợp lí: đúng cách, đúng liều lượng, đúng hướng dẫn sử dụng.

+ Tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Câu 3. HS kể được tên 1 số loại phân hữu cơ thường dùng ở địa phương( ít nhất 3 loại) ( 1đ)

+ Phân xanh, phân chuồng, phân bắc.

+ HS đưa ra được 1 trong các biện pháp tạo phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt ( 1đ)

+ Ủ rác hữu cơ với tro bếp, trấu, mùn cưa.. đến hoai mục.

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi học kì 1 Công nghệ 10

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button