Tin Tức

Dàn ý phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

dan y phan tich buc tranh pho huyen luc chieu tan trong hai dua tre

Dàn ý phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

This post: Dàn ý phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

I. Dàn ý phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm “Hai đứa trẻ”:
– Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của nhóm “Tự lực văn đoàn”.
– “Hai đứa trẻ” đã khắc họa một cách chân thực, rõ nét nhưng cũng không kém phần lãng mạn khung cảnh buổi chiều tàn bên con phố huyện vắng vẻ.

2. Thân bài

– Khái quát giá trị nội dung và hiện thực của tác phẩm, khung cảnh làng quê buổi chiều tàn buồn thương, những kiếp người bé mọn và dòng cảm xúc của nhân vật Liên.
– Âm thanh, hình ảnh, màu sắc mang đậm nét đồng quê như tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi, những đám mây ánh hồng, mặt trời từ từ lặn khuất.
→ Khung cảnh đẹp mà buồn, lộng lẫy mà tang thương
– Phiên chợ tàn và những con người nơi phố huyện nghèo khó:
+ Cảnh chợ và con người đều mang nét tàn tạ, hiu hắt: chợ đã vãn, rác rưởi, mấy đứa trẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, bà cụ Thi, bác Siêu, gia đình bác xẩm, hình ảnh ngọn đèn le lói
+ Con người và cảnh vật cùng mang một nỗi tang tóc, đói nghèo
– Diễn biến tâm trạng cô bé Liên:
+ Là nhân vật trung tâm, điểm nhìn của tác giả cũng bắt nguồn từ nhân vật Liên. Cô bé cảm nhận được sự tiêu điều nơi phố huyện tạm bợ, xót thương cho những số phận long đong lận đận nhà mẹ con chị Tí, cho bà cụ Thi
+ Bức tranh phố huyện đã buồn nay càng buồn hơn qua con mắt quan sát của một đứa trẻ

3. Kết bài

Đặc sắc nghệ thuật và nội dung của tác phẩm: Bức tranh phố huyện buổi chiều tàn làm người đọc cảm thấy khắc khoải, ám ảnh những chi tiết nghệ thuật bao quát và giàu sức biểu cảm.

II. Bài văn mẫuPhân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

Trong thời kì văn học lãng mạn 1930 – 1945, “Tự lực văn đoàn” là nhóm bút phát triển với nguồn lực mạnh mẽ gồm những cây viết độc đáo, sáng tạo và có tầm ảnh hưởng tới phần lớn nam thanh nữ tú thời bấy giờ. Bên cạnh những bài thơ được ví như “ngôn tình thời xưa” viết bởi Xuân Diệu, Chế Lan Viên,… Thạch Lam, một cái tên nổi bật trong làng truyện ngắn cũng xuất thân từ nhóm bút này. Với “Gió đầu mùa”, “Nhà mẹ Lê”, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã khẳng định chỗ đứng vững chãi của Thạch Lam trong sự nghiệp văn học nước nhà. Tác phẩm đã khắc họa một cách chân thực, rõ nét nhưng cũng không kém phần lãng mạn khung cảnh buổi chiều tàn bên con phố huyện vắng vẻ, điểm xuyết trong đó là hình ảnh cô bé Liên với những dòng cảm xúc, hồi tưởng xốn xang, nao lòng.

Gọi là truyện, nhưng truyện ngắn của Thạch Lam thường không mang tính kể hay có diễn biến phức tạp, rõ ràng. “Hai đứa trẻ” được viết giống như một chuyến du hành thời gian, có hiện tại, có quá khứ, không có mở đầu hay tình huống thắt nút, tác giả muốn đặc tả không gian phố huyện nghèo ven đường tàu,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủPhân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻtại đây.

———————–HẾT————————

Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã tái hiện đầy sinh động không gian tối tăm, nghèo đói của phố huyện khi chiều tàn, tìm hiểu về truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng như những tầng ý nghĩa được gửi gắm qua tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 khác như:Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ, Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tin Tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button