Bạn có ý định đi du học nước ngoài nên cần phải có chứng chỉ TOEFL để xác nhận khả năng tiếng Anh, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng đạt được kết quả điểm số TOEFL cao nếu không có lộ trình rèn luyện bài bản. Vì vậy, hiểu rõ cấu trúc đề thi TOEFL để ôn luyện sao cho hiệu quả, đúng trọng tâm và biết cách làm bài thi tốt nhất là điều mà nhiều bạn trẻ mong muốn.
Cấu trúc đề thi TOEFL ra sao nhận được sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ, đặc biệt là những ai có ý định du học nước ngoài. Chứng chỉ này được công nhận rộng rãi về khả năng sử dụng tiếng Anh chuẩn Mỹ ở các trường Đại học nước ngoài.
This post: Cấu trúc đề thi TOEFL itp, pbt, junior chuẩn hiện nay
Cấu trúc đề thi TOEFL itp, pbt, junior
Cấu trúc đề thi TOEFL
Có hai dạng TOEFL phổ biến là TOEFL iBT (thi trên máy tính) và TOEFL PBT (thi trên giấy). Hiện nay, TOEF PBT đã dần được thay thế bằng hình thức làm bài qua internet nên bạn cần thành thạo các kỹ năng sử dụng máy tính để làm bài đạt hiệu quả cao.
Cấu trúc đề thi TOEFL bao gồm 4 phần là nghe, nói, đọc viết. Thí sinh phải hoàn thành bài thi tổng cộng là gần 4 giờ.
Cấu trúc đề thi TOEFL Reading – Phần đọc
Trong phần thi này, bạn sẽ được đọc một đoạn văn kèm theo các câu hỏi liên quan. Bạn có 60 – 80 phút để vừa đọc vừa trả lời khoảng 36 – 42 câu hỏi với 3 – 4 đoạn văn. Câu hỏi và đoạn văn đều được hiển thị trên màn hình, nhiệm vụ của bạn là đọc kỹ đoạn văn để đưa ra câu trả lời chính xác bởi tất cả thông tin đã được bài viết cung cấp.
Cấu trúc đề thi TOEFL Listening – Phần nghe
Thí sinh có khoảng từ 60 – 90 phút để hoàn thành phần thi nghe. Mục đích của phần thi này là đánh giá khả năng nghe hiểu của bạn qua những bài giảng, đoạn hội thoại từ 4 – 6 bài trong thời lượng khoảng 3 – 5 phút tương ứng với 500 – 800 từ. Bởi trong môi trường học thuật, bạn luôn phải tiếp xúc với các bài giảng và hội thoại sử dụng tiếng Anh đặc biệt là các trường Đại học ở Bắc Mỹ và các vùng nói tiếng Anh khác.
Thông thường các bài giảng trong thi TOEFL thường là cuộc thảo luận giữa giáo viên và học sinh về bài tập hoặc trong một tiết học, giáo sư là người giảng dạy trực tiếp, học sinh có những câu hỏi ngắn để trao đổi,… Còn với đoạn hội thoại, những nhân vật chủ chốt cũng chính là giáo sư, học sinh, trợ giảng hay nhân viên trong trường nói chuyện với nhau. Sau phần thi nghe, thí sinh có 10 phút nghỉ giải lao trước khi bước vào phần thi còn lại.
Cấu trúc đề thi TOEFL Speaking – Phần nói
Phần thi nói nhằm mục đích để kiểm tra khả năng bày tỏ suy nghĩ của bạn về các chủ đề được cho bằng tiếng Anh. Trong vòng 20 phút, bạn sẽ phải trả lời 6 câu hỏi bao gồm integrated (kết hợp kỹ năng – nói tóm tắt) và independent (nói tự do).
Với phần thi nói independent, thí sinh sẽ trả lời 2 câu hỏi về chủ đề quen thuộc đời thường với thời lượng chuẩn bị 15 giây và 45 giây trình bày. Đối với nói integrated đòi hỏi bạn phải có sự kết hợp nhiều kỹ năng như nghe, đọc, nói. Cụ thể với 4 câu hỏi ở phần nói integrated trong thời gian chuẩn bị là 60 giây và 120 phút để trả lời. Yêu cầu của phần thi này là bạn sẽ trả lời những thông tin xoay quanh chủ đề mà mình lấy được từ phần nghe hoặc đọc. Bạn sẽ phải tóm lược ý chính và trình bày để hoàn thành phần thi nói của mình. Ngoài ra, trước khi bắt đầu phần thi nói, bạn sẽ được trang bị microphone. Bài thi nói của thí sinh sẽ được ghi âm lại gửi về trung tâm khảo thí (ETS) chấm.
Cấu trúc đề thi TOEFL Writing – Phần viết
Tương tự như phần nói, cấu trúc đề thi TOEFL phần viết cũng bao gồm 2 task là integrated và independent. Ở phần thi viết đầu tiên integrated (viết kết hợp kỹ năng khác), thí sinh sẽ được đọc một đoạn văn ngắn và nghe bài giảng về cùng một chủ đề trong vòng 3 phút với khoảng 200 – 220 từ. Sau đó, bạn có 20 phút để viết một bài tiểu luận sử dụng những thông tin lấy được từ đoạn văn và phần nghe. Yêu cầu cho phần viết tiểu luận này là vào khoảng 150 – 225 từ.
Đối với phần thi viết task 2 (independent – viết đơn thuần), bạn sẽ được yêu cầu viết một bài tiểu luận về một chủ đề để nói lên quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Để làm tốt phần thi viết này thì ngoài việc đưa ra ý kiến, bạn cần phải giải thích, lấy ví dụ chứng minh, sử dụng những câu trích dẫn nổi tiếng,… Cuối cùng đừng quên tóm tắt lại thông tin và rút ra kết luận cho bài viết.
Nắm rõ được những yêu cầu, cấu trúc đề thi TOEFL là điều cần thiết để bạn biết định hướng được phương pháp ôn luyện đạt hiệu quả cao. Ngoài cấu trúc đề thi TOEFL thì bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm cấu trúc đề thi IELTS. TOEFL và IELTS là những chứng chỉ quốc tế quan trọng để bạn có cơ hội được học tập và sinh sống tại nước ngoài, do vậy bạn cần phải nỗ lực và cố gắng thì mới đạt được mục tiêu mong muốn.
Từ khoá liên quan:
cau truc de thi toefl
, cấu trúc đề thi TOEFL, cấu trúc một đề thi TOEFL,
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Môn tiếng Anh