Tin Tức

Kiến nghị là gì? Cách viết một bản kiến nghị như thế nào cho chuẩn và hay?

Kiến nghị là gì? Kiến nghị tiếng Anh là gì? Phân biệt kiến nghị, khiếu nại và phản ánh? Mẫu đơn kiến nghị mới nhất hiện nay? Cách viết một bản kiến nghị cho chuẩn và hay? Cách sử dụng đơn kiến nghị đúng chuẩn mới nhất năm 2022?

Trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan. Tổ chức thường nhận được rất nhiều đơn, thư có các tiêu đề khác nhau như: Đơn thư kiến nghị; Đơn thư phản ánh; Đơn thứ tố cáo. Vậy kiến nghị là gì, khi nào thì cần làm đơn kiến nghị. Trong khuôn khổ bài viết này bài viết xin đưa ra một số kiến giải cho câu hỏi. Kiến nghị là gì và những vấn đề xung quanh khái niệm kiến nghị.

This post: Kiến nghị là gì? Cách viết một bản kiến nghị như thế nào cho chuẩn và hay?

kien-nghị-la-gi-cach-viet-mot-ban-kien-nghi-nhu-the-nao-cho-chuan-va-hay

Luật sư tư vấn luật về cách viết và sử dụng đơn kiến nghị: 1900.6558

1. Kiến nghị là gì?

Kiến nghị được hiểu là việc cá nhân, tổ chức nào đó có ý kiến phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền cần xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó mà chủ thể kiến nghị cho rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể.

Kiến nghị là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định pháp luật và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân. (Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP).

Từ định nghĩa này chúng ta có thể hiểu như sau:

Kiến nghị chính là việc công dân hoặc tổ chức có ý kiên bằng văn bản đề nghị với cá nhân hoặc cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền để xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó.

Các kiến nghị của công dân hay tổ chức cũng được đề cập đến trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Phát sinh những hậu quả xấu trên thực tế làm ảnh hường đến quyền và lọi ích hợp pháp của cộng đồng.

Như vậy, các giải pháp, biện pháp, và các hình thức quản lý điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó gây hậu quả hoặc có thể gây hậu quả không tốt đến quyền, lợi ích hợp pháp và hoạt động bình thường của công dân, tổ chức, tập thể là do ý chí chủ quan của người và cơ quan có thẩm quyền ban hành, hoặc triển khai thực hiện nhằm đạt được mục đích quản lý. Các giải pháp, biện pháp và các hình thức điều hành bị kiến nghị đã được ban hành hoặc đã được triển khai trên thực tế.

Ví dụ 1: Những hậu quả xấu ở đây do chính người có thẩm quyền hoặc cơ quan thực thi nhiệm vụ gây ra như việc triển khai thực hiện các dự án thuỷ điện làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sinh hoạt và văn hoá của khu vực dân cư vùng hạ lưu; các biện pháp triển khai thực hiện các chương trình của Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số còn có những mặt hạn chế…. Vụ việc được kiến nghị cũng có thể xuất phát từ việc ban hành các quy định không phù hợp, không khả thi của cơ quan quản lý, có thể gây ra những hậu quả không tốt trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, như quy định phương tiện xe máy mang biển số ngoại tỉnh không được vào thành phố…

Ví dụ 2: Người dân có quyền kiến nghị để cơ quan nhà nước xử lý những hậu quả xấu do chính người có thẩm quyền hoặc cơ quan thực thi nhiệm vụ gây ra như:

Việc triển khai thực hiện các dự án bất động sản trái phép trên đất rừng phòng hộ hay khu vực có di sản cần bảo tồn.

Hoặc trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp như hiện nay, người dân và các tổ chức phi chính phủ có thể kiến nghị đến chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền những giải pháp nhằm hạn chế tối đa tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường và lên cuộc sống của nhân dân; hoặc phát hiện một nhóm đối tượng chuyên đi gây rối vào các buổi tối tại các khu dân cư, người dân có quyền kiến nghị lên cơ quan công an những giải pháp để chấn chỉnh hoạt động của băng nhóm này, mang lại trật tự xã hội, bình an cuộc sống.

2. Kiến nghị tiếng Anh là gì?

Kiến nghị theo tiếng Anh là: motional hoặc request

Đơn kiến nghị trong tiếng Anh làPetition. Đơn kiến nghị là một văn bản pháp lí chính thức do cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết cụ thể. Các đơn kiến nghị và đơn khiếu nại được coi là bản bào chữa khi bắt đầu một vụ kiện.

3. Phân biệt kiến nghị, khiếu nại và phản ánh:

Thứ nhất, về mục đích

  • Đối với Khiếu nại,mục đích là đề nghị cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành mà quyết định hành chính, hành vi hành chính đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích của bản thân mình.
  • Đối với kiến nghị,phản ánh là việc công dân nêu lên và đề xuất với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại hoặc xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của các cá nhân, tập thể, tổ chức, doanh nghiệp.

Thứ hai về chủ thể

  • Khiếu nại: Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức là những người chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính.
  • Phản ánh, kiến nghị là công dân khi thấy những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác thì nêu lên, đề xuất với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần áp dụng những giải pháp kịp thời xử lý những vấn đề nêu trên, hạn chế hậu quả xấu xảy ra với cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội.

Thứ ba về trình tự giải quyết

Thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại thì theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011; thẩm quyền, trình tự giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011 và trình tự giải quyết phản ánh, kiến nghị thì tùy theo nội dung để có sự xem xét, phân loại để chuyển đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Mẫu đơn kiến nghị mới nhất hiện nay:

TÊN TỔ CHỨC
Số: …/……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày……tháng……năm ……..

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi: (Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, đơn vị, cá nhân) …

Tên tổ chức: …

Mã số thuế:…

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …do Sở Kế hoạch Đầu tư … cấp ngày…

Địa chỉ:……

Số điện thoại: ……; số fax: ……

Đại diện bởi: Ông/Bà……

Chức vụ: ……

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề: ……

Nội dung vụ việc …… cụ thể như sau:……

Nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên/ lý do viết đơn đề nghị này:……

Yêu cầu cụ thể:……

Kính mong cơ quan/ đơn vị/ cá nhân có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho Chúng tôi.

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật.

Đại diện tổ chức(*)

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tài liệu kèm theo:

1…

2. …(*) Người đại diện theo pháp luật ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người đại diện theo ủy quyền ký thì cần gửi kèm theo Giấy Ủy quyền.

5. Cách viết một bản kiến nghị cho chuẩn và hay:

Bước 1: Xác định đúng nơi có thẩm quyền giải quyết đơn kiến nghị

Đầu tiên bạn phải chắc chắn rằng nơi bạn gửi đơn kiến nghị là cơ quan có chức năng nhiệm vụ xem xét và giải quyết đơn kiến nghị của bạn. Để kiểm chứng dược điều này, việc bạn cần làm là tra cứu trên hệ thống trang website của chính quyền địa phương hoặc đến thằng phòng hành chính để hỏi. Sau khi đã có kết quả thăm hỏi bạn chỉ cần đến thẳng nơi có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của bạn để nộp đơn. Nếu như cơ quan này từ chối giải quyết bạn có thể cần đệ đơn lên cấp quận hoặc thành phố.

Bước 2: Thu thập đủ chữ ký

Thu thập đủ chữ ký là điều rất quan trọng để tạo nên sức nặng cho lá đơn kiến nghị của bạn. Vì vậy nếu đặt mục tiêu 100 chữ ký chẳng hạn thì bạn cần phấn đấu cho đủ số lượng này nhé. Bên cạnh đó, để việc xin đủ chữ ký không trở nên vô ích thì bạn nên tìm hiểu và hướng dẫn mọi người cách ký đơn kiên nghị đúng chuẩn nhé.

Bước 3: Xác định phương tiện lý tưởng để truyền bá đơn kiến nghị.

Hiện nay với sự phát triển mạng mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông mạng xã hội, việc gửi văn bản trực tiếp có lẽ chỉ phát huy hiệu quả khi bạn kiến nghị một vấn đề gì đó trực tiếp với địa phương. Nhưng với những kiến nghị cho các cấp cao hơn thì việc sử dụng mạng xã hội sẽ nhanh chóng giúp kiến nghị của bạn lan tỏa nhanh và mạnh mẽ đến cộng đồng . Tuy nhiên, hãy chú ý chọn những tranh chính thống để gửi kiến nghị của mình, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Hiện nay, Facebook mạng xã hội cũng được nhiều người chọn để gửi đi những thông điệp kiến nghị, khiếu nại một cách hiệu quả.

Bước 4: Hãy quảng bá đơn kiến nghị

Hãy nói chuyện với mọi người về khiếu nại của bạn, có thể công chúng cần biết về đơn kiến nghị của bạn, tới những địa điểm công cộng mà những người bạn muốn thông tin sẽ có mặt để lắng nghe. Tuy nhiên theo quy định hiện hành thì bạn cần phải sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Tóm lại truyền bá thông tin về kiến nghị một cách văn minh, cởi mở và thượng tôn pháp luật.

5, Trình tự, thủ tục giải quyết đơn kiến nghị.

Do tính chất đặc thù của loại đơn kiến nghị nói trên, nên chúng ta không thể áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết như đối với đơn khiếu nại, tố cáo.

Khi đã xác định được đơn (vụ việc) thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cá nhân, cơ quan phải căn cứ nội dung và tính chất từng vụ việc để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, đúng pháp luật. Chúng ta nên phân ra 02 loại như sau:

5.1. Những nội dung vụ việc kiến nghị, phản ánh mang tính sự vụ, cấp thiết:

Tập trung do khách quan gây nên như thiên tai, bão lụt làm cầu cống, đường sá bị hỏng, nhà cửa bị hư hại…. Những vụ việc này người và cơ quan có trách nhiệm chỉ cần cử cán bộ có chuyên môn kiểm tra cụ thể; nếu thấy đúng như sự việc kiến nghị, phản ánh thì có thể cho triển khai ngay các biện pháp như huy động phương tiện kỹ thuật, nhân công khắc phục mà không cần thiết phải thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra theo trình tự thủ tục

5.2. Những nội dung vụ việc cần có thời gian xác minh làm rõ:

Đây là những vụ việc nếu chỉ kiểm tra, xác minh trong thời gian ngắn thì chưa thể xác định sự việc đúng hay sai, cần có thời gian xác minh, kiểm chứng, đánh giá mới đi đến kết luận cụ thể, chính xác, như kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi các biện pháp triển khai thực hiện một chương trình, một lĩnh vực chuyên môn nào đó; như phản ánh có hiện tượng buôn bán, hút chích ma tuý ở một khu dân cư nào đó. Những nội dung vụ việc nêu trên cơ quan quản lý hoặc cá nhân có trách nhiệm cần thành lập các tổ chuyên môn, có thể có sự phối hợp của nhiều bộ phận chuyên môn, kiểm tra, xác minh cụ thể để kết luận và đưa ra biện pháp giải quyết.

Theo chúng tôi, dù vụ việc kiến nghị hay phản ánh ở trong trường hợp nào thì việc xem xét xử lý, giải quyết cần thực hiện kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả. Các biện pháp đưa ra để xem xét, giải quyết không nhất thiết phải theo một trình tự thủ tục nhất định, cơ quan, người có thẩm quyền cần căn cứ tính chất, nội dung vụ việc để đưa ra các giải pháp, biện pháp giải quyết phù hợp.

Kết luận: Kiến nghị là một trong các văn bản cần thiết khi cá nhân, cơ quan có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xác định quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng. Do đó, các chủ thể nên tham khảo các gợi ý nêu trên để có đơn kiến nghị chuẩn và hay, đánh trúng vào nội dung cần giải quyết để đẩy nhanh quá trình và việc giải quyết được triệt để.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tin Tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button