Tin Tức

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021 gồm 8 đề thi, có đáp án kèm theo bảng ma trận đề thi, giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, luyện giải đề để làm quen với cấu trúc đề thi.

Đề thi Văn lớp 7 học kì 2 năm 2021 còn giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình làm bài thi học kỳ 2 của mình. Bên cạnh môn Ngữ văn, các em có thể tham khảo thêm bộ đề thi môn Toán. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tải về trong bài viết đưới đây.

This post: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

Cấu trúc đề Phạm vi Cấp độ nhận thức Điểm
NB TH VD VD cao
I. Đọc hiểu:

Văn bản: Sống chết mặc bay

– Tác giả, tác phẩm, thể loại.

– Nội dung của đoạn trích

– Tiếng Việt: Câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt

– Nhận biết được tên tác giả, tác phẩm, thể loại. Hiểu được nội dung của đoạn trích Tìm được câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt. 3,0 điểm
II. Làm văn

Câu 1:

Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) có chủ đề liên quan văn bản đọc hiểu: Nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên. Nhận biết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức đoạn văn. – Viết đúng chủ đề

– Trình bày nội dung trong đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.

– Viết được đoạn văn hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu.

– Dùng từ chính xác, hợp lý, diễn đạt mạch lạc.

– Có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu và thể hiện được nội dung yêu cầu đặt ra. 2,0 điểm
Câu 2: Viết bài văn nghị luận dùng phép lập luận chứng minh. Xác định được đúng yêu cầu đặt ra trong đề bài: vấn đề, phạm vi…cần nghị luận Hiểu cách làm bài văn nghị luận dùng phép lập luận chứng minh có các các yếu tố cơ bản: luận điểm, luận cứ, cách lập luận. – Biết làm bài văn nghị luận có bố cục 3 phần. Thể hiện những cảm nhận, quan điểm cá nhân một cách lợp lý về vấn đề đề.

– Có dẫn chứng để chứng minh

Bài viết sáng tạo: có những kiến giải riêng sâu sắc, mới mẻ, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, biết liên hệ, so sánh để mở rộng vấn đề. 5,0 điểm

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm)

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm)

Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1 điểm)

Nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Câu 4 (1 điểm)

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?

Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 (5 điểm)

Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

I. Yêu cầu chung

– Giáo viên cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

-Tổng toàn bài kiểm tra là 10, chiết đến 0,25 điểm.

II. Yêu cầu cụ thể

Câu Nội dung Điểm
I. Đọc – Hiểu văn bản
1 – Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay”

– Tác giả: Phạm Duy Tốn

0,25

0,25

2 – Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là truyện ngắn hiện đại 0,5
3 Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. 1
4 – Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm.

– Tác dụng: Xác định thời gian.

0,5

0,5

II. Tạo lập văn bản
1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

– Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp

b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê.

c. Triển khai nội dung của đoạn văn

– Trình bày đảm bảo được các ý sau:

+ Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm

+ Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình ảnh đó.

d. Chính tả, ngữ pháp

– Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

– Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.

0,25

0,25

0,25

0,75

0,25

0,25

2 a. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

c. Bài văn nghị luận chứng minh cần đảm bảo theo dàn ý sau:

* Mở bài

– Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

* Thân bài (Chứng minh)

– Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích:

+ Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

+ Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá.

+ Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu.

+ Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận.

+ Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn.

– Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người:

+ ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.

Ví dụ : Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét… tàn phá nhà cửa, mùa màng. Cướp đi sinh mạng của con người.

+ Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được.

+ Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người.

+ Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng.

* Kết bài

– Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng.

– Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp.

d. Chính tả, ngữ pháp

– Bài viết mạch lạc, đúng chính tả, đảm bảo chuẩn ngữ pháp.

e. Sáng tạo

– Cách viết hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo.

0,25

0,25

0,5

1,5

1,5

0,5

0,25

0,25

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021 – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết Thônghiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
I. Đọc – hiểu

– Ngữ liệu: Một đoạn trích văn bản nghệ thuật/ Văn bản thông tin

– Tiêu chí: chọn lựa ngữ liệu: một đoạn trích dài khoảng 80 chữ.

Nhận diện phương thức biểu đạt trong đoạn văn/ biện pháp tu từ/ câu chủ động, câu bị động/ câu đặc biệt, rút gọn câu. -Tác dụng của dấu câu

– Câu đặc biệt /rút gọn câu/ chuyển đổi câu

– Tác dụng của phép tu từ

– Khái quát nội dung chính/ vấn đề chính … mà đoạn văn/văn bản đề cập.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10

2

2

20

3

3

30

II. Làm văn

(Nghị luận về một câu tục ngữ)

Nhận biết kiểu bài nghị luận Hiểu đúng vấn đề nghị luận Vận dụng các kiến thức để làm đúng bài văn nghị luận Bài văn có các dẫn chứng tiêu biểu lập luận chặt chẽ, có liên hệ thực tế.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10

1

10

4

40

1

10

1

7

70

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

20

3

30

4

40

1

10

4

10

100

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

I.Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,… mà người ta gọi là loài chim giang hồ”.

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,… mà người ta gọi là loài chim giang hồ”.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

II. Làm văn (7 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

PHẦN Nội dung Biểu điểm
ĐỌC HIỂU Câu 1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Miêu tả kết hợp tự sự. 1.0
Câu 2. Tác dụng của dấu ba chấm: đánh dấu phần chưa liệt kê hết. 1.0
Câu 3.

– Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên.

1.0
LÀM VĂN Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
a. Đảm bảo cấu trúc kiểu bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận đực vấn đề. 1.0
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 1.0
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. 5.0
* Giải thích:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,

· Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó.

· Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)

· Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.

– Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1.5

1.0

1.0

0.5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả dùng từ đặt câu.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021 – Đề 3

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“…Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

– Bẩm … quan lớn… đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

– Đê vỡ rồi !… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !

Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

– Dạ, bẩm…

– Đuổi cổ nó ra !”

1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

…………………………………………………………………………………

2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm … quan lớn… đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?

…………………………………………………………………………………

3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?

…………………………………………………………………………………

Câu 2 (2 điểm):

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.

Câu 3 (5 điểm): Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo truyền thống đạo lý tốt đẹp: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây./.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,5 điểm) Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,5 điểm)

2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm … quan lớn… đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn… của nhân vật. (1,0 điểm)

3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?(1,0 điểm)

Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt.

Câu 2 (2 điểm):

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.

– Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn(0,5)

– Nội dung:

+ Người dân đang ở trong một tình cảnh vô cùng đáng thương, tội nghiệp đối diện với cảnh đê vỡ, tính mạng hàng trăm nghìn con người đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. (0,5)

+ Họ đã cố hết sức để hộ đê nhưng dường như trời không chiều theo lòng người. (0,5)

+ Tác giả đã bộc lộ tấm lòng cảm thương sâu sắc trước tình cảnh của người dân tội nghiệp(0,5)

Câu 3 (5 điểm):

Nhân dân ta thường nói:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

a.Mở bài: (0,75)

– Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh

– Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù

– Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”

b.Thân bài:

Luận điểm giải thích: (0,5)

“Một cây không làm nên non, nên núi cao”

– Ba cây làm nên non, nên núi cao

– Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.

Luận điểm chứng minh: (3)

c. Kết bài: (0,75)

– Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc

– Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.

……………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tin Tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button