Tin Tức

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 mang tới 38 đề thi của các môn Toán, Ngữ Văn, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Giáo dục địa phương, Mĩ thuật, Lịch sử – Địa lí, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Tin học cho 3 bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bộ 38 đề thi giữa kì 2 lớp 6 có đáp án, bảng ma trận kèm theo, giúp các em luyện giải đề và so sánh đáp án thuận tiện hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn đề thi giữa học kì 2 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mầm Non Ánh Dương:

This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều

Cấp độ Chủ đề Mức 1
Nhận biết
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3 Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL

1. Phân số

Nhận biết phân số, phân số bằng nhau, phân số đối, so sánh phân số, hỗn số Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số Vận dụng các phép tính về phân số để tìm x Vận dụng tính giá trị biểu thức
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

5(1,2,3,4,5)

1,25

12,5%

3(10,11,12)

0,75

7,5%

1/2(21a)

0,5

5%

1/2(22b)

0,5

5%

1(C25)

1

10%

9+1/2+1/2

4

40%

Thành tố NL TD GQVĐ GQVĐ GQVĐ
2. Số thập phân Nhận biết số thập phân, số thập phân âm, số đối của một số thập phân Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân Vận dụng các phép tính về số thập phân để tìm x, tính tỉ số phần trăm của một số cho trước
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4(6,7,8,9)

1

10%

3(13,14,15)

0,75

15%

1/2(21b)

0,25

2,5%

1/2(22a)+1(23)

1,5

15%

8+1/2+1/2

3,5

35%

Thành tố NL TD GQVĐ C22a:GQVĐ

C23: MHH-GQVĐ

3. Những hình hình học cơ bản (Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng) Nhận biết quan hệ điểm thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm, tia Chỉ ra được vị trí tương đối của hai đường thẳng. Vẽ hình và Tính độ dài đoạn thẳng.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3(16,17,18)

0,75

7,5%

2(19,20)

0,5

5%

1(24)

1,25

12,5%

6

2,5

25%

Thành tố NL C 16,17: TD

C18: MHH-GT

C19, 24: MHH-GT-CC-GQVĐ

C20: GQVĐ

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

12

3

30%

10

4

40%

2

2

20%

1

1

10%

25

10

100%

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 năm 2021 – 2022

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)

* Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 (0,25đ): (NB-TD) Trong cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số?

A. frac{4}{7}
B. frac{0,25}{-3}
C. frac{5}{0}
D. frac{6,23}{7,4}

Câu 2 (0,25đ): (NB-GQVĐ) Phân số nào sau đây bằng phân số frac{3}{4}?

A. frac{13}{20}
B. frac{25}{16}
C. frac{6}{8}
D. frac{10}{75}

Câu 3 (0,25đ): (NB-TD) Phân số đối của phân số frac{-16}{25}?

A. frac{16}{25}
B. frac{25}{16}
C. frac{6}{8}
D. frac{10}{75}

Câu 4 (0,25đ): (NB-TD) Hãy chọn cách so sánh đúng?

A. frac{-2}{4}<frac{-3}{4}
B. frac{-4}{5}<frac{-3}{5}
C. frac{1}{4}<frac{-3}{4}
D. frac{-1}{6}<frac{-5}{6}

Câu 5 (0,25đ): (NB-TD) Hỗn số 5frac{2}{3}được viết dưới dạng phân số?

A. frac{17}{3}
B. frac{3}{17}
C. frac{5}{3}
D. frac{4}{3}

Câu 6 (0,25đ): (NB-TD)Trong các số sau, số nào là số thập phân âm?

A. 75
B. -75
C. -7,5
D. 7,5

Câu 7 (0,25đ): (NB-TD) Phân số frac{-31}{10}được viết dưới dạng số thập phân?

A. 1,3
B. 3,3
C. -3,2
D. -3,1

Câu 8 (0,25đ): (NB-TD) Số đối của số thập phân -1,2?

A. 12
B. 1,2
C. -12
D. 0,12

Câu 9 (0,25đ): (NB-GQVĐ)Số 3,148 được làm tròn đến hàng phần chục?

A. 3,3
B. 3,1
C. 3,2
D. 3,5

Câu 10 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Giá trị của tổng frac{-7}{6}+frac{18}{6}?

A. frac{-4}{6}
B. frac{11}{6}
C. -1
D. frac{-85}{72}

Câu 11 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả phép tính frac{9}{5}:frac{-3}{5}?

A. 3
B. 4
C. – 3
D. -4

Câu 12 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả phép tính frac{3}{4}?

A. 3
B. 4
C. 1
D. 2

Câu 13 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Tính frac{1}{4}của 20?

A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 14 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả của phép tính 7,5:2,5?

A. 2
B. 4
C. -3
D. 3

Câu 15 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả của phép tính 3,2 – 5,7?

A. -2,5
B. 2,5
C. 5,2
D. -5,2

Câu 16 (0,5đ): (NB-TD) Điểm A không thuộc đường thẳng d được kí hiệu?

A. d ∈ A
B. A ∈ d
C. A ∉ d
D. A ⊂ d

Câu 17 (0,25đ): (NB-TD)Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?

A. 1
B. 2
C. 3
D. Vô số đường thẳng

Câu 18 (0,25đ): (NB-GT) Cho hình vẽ: Có bao nhiêu tia trong hình vẽ đã cho?

Câu 18

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 19 (0,25đ): (TH-GT) Cho hình vẽ bên: Hãy chỉ ra hai đường thẳng AB và AC

A. Cắt nhau
B. Song song với nhau
C. Trùng nhau
D. Có hai điểm chung

Câu 19

Câu 20 (0,25đ): (TH-GQVĐ,CC) Cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Biết AB = 3cm, AC = 8cm. Độ dài BC = ?

A. 5cm
B. 11cm
C. 4cm
D. 8cm

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 21 (0,75): (TH-GQVĐ)Thực hiện phép tính một cách hợp lí

a) A=frac{3}{5}.frac{5}{4}-frac{3}{5}.frac{1}{4}

b) B = 6,3 + (-6,3) + 4,9

Câu 22 (1đ): (VD-GQVĐ)Tìm x, biết

a) x – 5,01 = 7,02 – 2.1,5

b) x-frac{3}{10}=frac{7}{15}.frac{3}{5}

Câu 23 (1đ): (VD-MHH,GQVĐ)Chi đội lớp 6A có 45 học sinh. Trong đó, có 18 học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao. Tính tỉ số phần trăm số học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao.

Câu 24 (1,25đ): (TH- GT-CC-GQVĐ)Cho đoạn thẳng AB dài 8cm. Lấy điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng CB.

Câu 25 (1đ): (VD-GQVĐ) Tính giá trị của biểu thức: A=frac{3}{5}.frac{5}{4}-frac{3}{5}.frac{1}{4} =frac{3}{5} .(frac{5}{4}-frac{1}{4}  )=frac{3}{5} .frac{4}{4}=frac{3}{5} .1=frac{3}{5}

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 năm 2021 – 2022

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,5 điểm)

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA A C A B A C D B B B
Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA C C B D A C A D A A

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 21 (0,75): Thực hiện phép tính một cách hợp lí

a) A=frac{3}{5}.frac{5}{4}-frac{3}{5}.frac{1}{4} (0,5đ)

b) C = 6,3 + (-6,3) + 4,9 = [6,3 + (-6,3)] + 4,9 = 0 + 4,9 = 4,9 (0,25đ)

Câu 22 (1đ): Tìm x, biết:

a) x – 5,01 = 7,02 – 2.1,5

x – 5,01 = 4,02

x = 4,02 + 5,01

x = 9,03 (0,5đ)

b) x-frac{3}{10}=frac{7}{15}.frac{3}{5}

x-frac{3}{10}=frac{7}{25}

x=frac{7}{25}+frac{3}{10}

x=frac{29}{50} (0,5đ)

Câu 23 (1đ):

Số phần trăm học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao:

frac{18}{45}.100%=40% (1đ)

Câu 24 (1,25đ):

Vẽ đúng hình: 0,25đ.

Câu 24

AB = 8cm

AC = 4cm

CB = AB – AC = 8 – 4 = 4cm (1đ)

Câu 25 (1đ):

A=frac{3}{5}.frac{5}{4}-frac{3}{5}.frac{1}{4} =frac{3}{5} .(frac{5}{4}-frac{1}{4}  )=frac{3}{5} .frac{4}{4}=frac{3}{5} .1=frac{3}{5}

=1-frac{1}{2} +frac{1}{2} -frac{1}{3} +frac{1}{3}- frac{1}{4} +...+frac{1}{99} -frac{1}{100}

=1-frac{1}{100}=frac{99}{100} (1đ)

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
1. Văn học

Văn bản: Thánh Gióng

Nhận biết về tên tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt chính – Hiểu nội dung đoạn trích Trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm: 0,75

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Số câu: 1

Số điểm: 2,0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 3

Số điểm: 3,25

tỉ lệ%: 32,5%

2. Tiếng Việt

Cấu tạo từ

Nghĩa của từ

– Chỉ ra từ ghép, từ láy, từ đơn Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển

Giải thích nghĩa của từ

Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 1,0

Số điểm: 0,75

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 2

Số điểm: 1,75

tỉ lệ%: 17,5%

3. Tập làm văn.

– Ngôi kể trong văn kể chuyện

– Phương pháp kể chuyện

Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó
Số câu

Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm: 5,0

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ%: 50%

– Tổng số câu:

– Tổng số điểm:

– Tỉ lệ%

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ 15%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ 20%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu: 6

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD&ĐT……….

TRƯỜNG THCS…………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2021 – 2022
MÔN : NGỮ VĂN 6
Thời gian : 90 phút

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

(SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau:

“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”

Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

Câu 4: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó.

Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)

(Hồ Chí Minh)

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

PHẦN II: VIẾT (5 điểm).

Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 – Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng

– Văn bản Thánh Gióng thể loại truyện truyền thuyết

– PTBĐ chính: Tự sự

0,25

0,25

0,25

Câu 2 Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức”

Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức

Từ láy: chăm chỉ

Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là

0,25

0,25

0,25

Câu 3 Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng 0,5
Câu 4 – Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm).

– Từ “xuân” trong câu thơ: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống).

0,5

0,5

Câu 5 Viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

Đảm bảo cấu trúc và cách trình bày của đoạn văn, có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đặt câu đúng quy tắc, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; đảm bảo độ dài từ 3 đến 5 câu. Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau:

+ Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công.

+ Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước.

+ Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân

+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.

0,5

1,5

II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,5 điểm
Mở bài Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh 0,5
Thân bài – Kể về lý do của câu chuyện: vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình nên tới cầu hôn.

– Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương với Thủy Tinh:

+ Vua tổ chức cuộc thi tài kén rể nhưng mãn không tìm được ra người chiến thắng

+ Khi tôi và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển, ngang sức ngang tài.

+ Nhà vua ưng ý cả hai người nhưng không biết chọn ai nên truyền mời chư hầu vào bàn bạc.

+ Vua bèn phó rằng nếu ai đem được sính lễ cầu hôn theo yêu cầu tới trước thì sẽ gả con gái cho, tôi mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về.

+ Thủy Tinh căm phẫn, không phục nên dâng nước đuổi đánh tôi khiến kinh thành Phong Châu ngập trong biển nước, nhưng cuối cùng hắn cũng không thể thay đổi được kết cục.

1,0

2,5

Kết bài Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện 0,5
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 0,25
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngôi thứ nhất, tuy nhiên em có thể chọn những từ ngữ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,… phù hợp với địa vị, giới tính,.. của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể 0,25

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2021 – 2022

Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6sách Chân trời sáng tạo

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL
Cơ sở ăn uống hợp lý 3

0,75

1

0,25

1

1

1

1

6

3

Vệ sinh an toàn thực phẩm 2

0.5

1

2

3

2,5

Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn 1

1

1

0,5

1

0,5

3

2

Các phương pháp chế biến thực phẩm 1

0.25

1

0,5

1

0,25

1

1,5

4

2,5

Tổng 7

2,5

5

4,25

4

3,25

16

10.0

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD& ĐT ……
TRƯỜNG THCS …….
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: Công nghệ 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. Trắc nghiệm: (2,5 điểm)

Câu 1: Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây để điền vào chỗ trống: đạm động vật và đạm thực vật; vi khuẩn có hại; béo phì; đói, mệt, cơ thể ốm yếu; chất độc; tê phù. (1 đ)

1) Có hai nguồn cung cấp chất đạm là:………………………………………………………..

2) Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của …………………………………… vào thực phẩm.

3) Ăn quá nhiều chất đường bột dễ gây bệnh ………………….. thiếu chất đường bột dễ bị ………………………………………………….

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng: (1 đ)

1) Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là

A. 1000 C → 1150 C
B. 500 C → 800 C
C. 00 C → 370 C
D. -200 C → -100 C.

2) Nấu cơm là làm chín thực phẩm trong môi trường

A. Nước.
B. Chất béo.
C. Hơi nước.
D. Nước hoặc hơi nước.

3) Để bảo quản chất dinh dưỡng khi nấu nướng cần chú ý gì?

A. Đảo nhiều để thức ăn chín đều.
B. Vo gạo kĩ khi nấu cơm.
C. Không nên chắt bỏ nước cơm.
D. Rán kĩ thức ăn.

4) Cá thuộc nhóm thực phẩm

A. giàu chất đạm.
B. giàu chất béo.
C. giàu đường bột.
D. giàu vitamin và khoáng chất.

Câu 3: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ⬜ sau mỗi câu dưới đây: (0,5 đ)

Để phân nhóm thức ăn cần:

1) căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của thức ăn. ⬜

2) căn cứ vào nguồn gốc của thức ăn.

II. Tự luận: (7,5 điểm)

Câu 4: Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất béo. (1,5 đ)

Câu 5: Tại sao cần phải thay đổi món ăn trong các bữa ăn? Cách thay thế thức ăn lẫn nhau? (1 đ)

Câu 6: Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. Để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, trong quá trình chuẩn bị chế biến nên chú ý điều gì? (3,5 đ)

Câu 7: Hãy trình bày quy trình thực hiện một món ăn mà em yêu thích. (1,5 đ)

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2021 – 2022

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1: (1 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

1) đạm động vật và đạm thực vật.

2) vi khuẩn có hại

3) béo phì ……….. đói, mệt, cơ thể ốm yếu.

Câu 2: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

1) A
2) D
3) C
|4) A

Câu 3: Mỗi phần đúng cho 0,25 điểm.

1) Đ
2) S

II. Phần tự luận:

Câu 4:

– Nguồn cung cấp: 0,5 điểm

  • Động vật
  • Thực vật

– Chức năng dinh dưỡng: 1 điểm.

  • Cung cấp năng lượng, tích mỡ dưới da, bảo vệ cơ thể.
  • Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

Câu 5:

  • HS nêu được lý do cần thay đổi món ăn: cho ngon miệng, hợp khẩu vị… 0,5 điểm
  • Cách thay thế thức ăn lẫn nhau: Thay thế thức ăn trong cùng một nhóm. 0,5 điểm.

Câu 6:

– Nêu được 6 biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm: 3 điểm

  • Rửa tay sạch trước khi ăn.
  • Vệ sinh nhà bếp.
  • Rửa kỹ thực phẩm.
  • Nấu chín thực phẩm.
  • Đậy thức ăn cẩn thận.
  • Bảo quản thực phẩm chu đáo.

– Để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, trong quá trình chuẩn bị chế biến nên chú ý: mua loại tươi hoặc bảo quản lạnh, tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, củ, quả) với thực phẩm cần nấu chín… 0,5 điểm

Câu 7: HS trình bày được quy trình chế biến một món ăn yêu thích (gồm các bước: chuẩn bị, chế biến, trình bày món ăn). 1,5 điểm

Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6Kết nối tri thức với cuộc sống

Nội dung Mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn
TN TL TN TL TN TL TN TL
CHỦ ĐỀ 7 : Nguyên sinh vật và động vật. – Động vật không xương sống và động vật có xương sống – vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống 3 câu

2,5

25%

Số câu 2 câu 1 câu
Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

1,5

15%

CHỦ ĐỀ 8 : Đa dạng sinh học. – Đa dạng sinh học.Ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sinh vật và cuộc sống con người . 1 câu

1,5

15 %

Số câu 1
Số điểm

Tỉ lệ

1,5

15%

CHỦ ĐỀ 9 : Nhiệt và tác dụng của nó đối với sinh vật – Sự co dãn vì nhiệt. 2 câu

1

10%

Số câu

2 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

CHỦ ĐỀ 10: Lực và các máy cơ đơn giản. – Trọng lực.

– Hai lực cân bằng

– Lực ma sát

– Lực kế

– Vận tốc của chuyển động

– Chuyển động cơ, vận tốc của chuyển động.

– Hai lực cân bằng.

5 câu

4,5

45%

Số câu 3 câu 1 câu 1 câu 1 câu
Số điểm

Tỉ lệ

1,5

15%

0,5

5%

1

10%

2

20%

Tổng 7(3,5) 3(3)

1 1(2) 12
3,5

35%

30% 1,5

15%

2

20%

10

100%

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD&ĐT……

TRƯỜNG THCS……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Năm học: 2021 – 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6

Thời gian: 45 phút

Phần A. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn một trong các phương án A, B, C, D trước phương án trả lời đúng ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Khi nhiệt độ tăng, sự co dãn vì nhiệt của loại chất nào là lớn nhất:

A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt như nhau

Câu 2: Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống:

A. Giun đất
B. Ốc sên
C. Châu chấu
D. Thỏ

Câu 3: Đâu là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật khác:

A. Môi trường sống
B. Cột sống
C. Hình thái
D. Bộ xương

Câu 4: Nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào :

A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí (hơi)
D. Cả A, B, C.

Câu 5: Khi nước sôi ta tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước:

A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không đổi
D. Tăng lên rất nhanh

Câu 6: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người

A. Nhiệt kế y tế
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế hơi nước
D. Không có nhiệt kế nào

Câu 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây.

A. Làm nóng lút
B. Làm nóng cổ lọ
C. Làm lạnh cổ lọ
D. Cho cổ lọ vào nước

Câu 8: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun?

A. Nghịch phá đồ vật
B. Cho tay vào miệng
C. Ngoái mũi
D. Hay dụi mắt

Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 9: (1,5 điểm)

Trình bày vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống?

Câu 10: (1,5 điểm)

Đa dạng sinh học là gì? Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng thấp hay cao?

Câu 11: (2 điểm)

Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy ngay lại thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Câu 12 (1 điểm):

a. Thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự ngưng tụ?

b. Lấy ví dụ về sự đông đặc và sự ngưng tụ trong thực tế?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

A.Trắc nghiệm(4đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Ðáp án C B D B D A B D

B. Tự luận (6đ)

Câu 9: (1,5 điểm)

Trình bày đúng vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống.

  • Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,…
  • Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,…
  • Làm màu mỡ đất đai: giun đất
  • Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn…
  • Làm sạch môi trường nước, tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật khác: san hô ……

Câu 10: (1,5 điểm)

  • Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng
  • Đa dạng về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định
  • Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.

Câu 11: (2 điểm)

  • Sau khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí dồn vào phích, lượng không khí này bị nước nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy nút bật lên
  • Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi hãy đóng nút.

Câu 12: (1 điểm)

  • Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
  • Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
  • Lấy được ví dụ

Đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 năm 2021 – 2022

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở mức độ thấp Vận dụng ở mức độ cao Tổng
Nội dung

Tỷ lệ

Tìm được nội dung phù hợp với đề tài mẹ của em

5%

Nội dung mang tính GD, phản ánh thực tế về mẹ

5%

Nội dung mang tính GD cao, phản ánh thực tế người mẹ của mình

10%

20%
Hình ảnh

Tỷ lệ

Hình ảnh phù hợp với nội dung về mẹ

5%

Hình ảnh phù hợp, sinh động

5%

Hình ảnh đẹp, phong phú, gần gũi với đối tượng

10%

20%
Bố cục

Tỷ lệ

Bài vẽ có bố cục đơn giản

5%

Bài vẽ rõ mảng chính, phụ; chặt chẽ

5%

Bố cục đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, rõ trọng tâm

10%

20%
Đường nét

Tỷ lệ

Nét vẽ tự nhiên

5%

Nét vẽ linh hoạt đúng hình

5%

Nét vẽ gây cảm xúc, tạo phong cách riêng

10%

20%
Màu sắc

Tỷ lệ

Gam màu theo ý thích

5%

Màu sắc có trọng tâm, có đậm có nhạt

5%

Màu sắc có cảm xúc, rõ trọng tâm, hợp nội dung

10%

20%
Tổng

Tỷ lệ

10% 15% 25% 50%

100%

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD-ĐT…..
TRƯỜNG THCS …..
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II NĂM 2021 – 2022
Môn Mĩ Thuật Lớp 6 – THCS

Nội dung: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài mẹ của em

Yêu cầu: Kích thước: Cỡ giấy A4 Màu sắc : Tuỳ chọn

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 năm 2021 – 2022

Yêu cầu cần đạt Đánh giá Xếp loại
– Nội dung: Phù hợp với đề tài người mẹ.

– Bố cục: Chặt chẽ, có tính sáng tạo.

– Hình ảnh: Phù hợp với nội dung.

– Màu sắc: Hàu hòa, hợp gam, hợp nội dung.

Đạt loại giỏi Đạt (Đ)
– Nội dung: phù hợp với đề tài người mẹ.

– Bố cục: có chính, có phụ.

– Hình ảnh: phù hợp với nội dung.

– Màu sắc: biết phối màu nhưng chưa rõ trọng tâm.

Đạt loại khá
– Nội dung: đạt yêu cầu.

– Bố cục: chưa hợp lý, còn rời rạc.

– Hình ảnh: chưa cô đọng, chưa có sự chọn lọc.

– Màu sắc: chưa hài hòa, còn cẩu thả.

Đạt loại trung bình
– Nội dung: đạt yêu cầu.

– Bố cục: rời rạc.

– Hình ảnh: chưa nói lên được nội dung.

– Màu sắc: thiếu đậm, vẽ màu cẩu thả, chưa xong.

Loại dưới trung bình Chưa đạt

(CĐ)

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022

Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Bắc Giang thời nguyên thủy. Câu

1,2,

1,0đ

7
2. Bắc Giang thời kì dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. Câu 3,4

1,0 đ

3. Bắc Giang thời kì Bắc thuộc Câu 5,6

1,0 đ

8 9
Tổng cộng Số câu: 6

Số điểm: 3

Tỉ trọng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ trọng: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 3

Tỉ trọng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ trọng: 20%

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD& ĐT..

TRƯỜNG THCS…..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 ĐIỂM) Mỗi câu 0,5 điểm.

* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

Câu 1: Thời kì đồ đá xuất hiện ở Bắc Giang các đây:

A. Hàng tỉ năm.
B. Hàng triệu năm.
C. Hàng vạn năm.
D. Hàng nghìn năm.

Câu 2: Thời kì đồ đồng ở Bắc Giang các đây:

A. Hàng tỉ năm.
B. Hàng triệu năm.
C. Hàng vạn năm.
D. Hàng nghìn năm.

Câu 3. Những dấu tích liên quan đến thời dựng nước ở Bắc Giang:

A. rìu đồng, cuốc đồng, xe máy,…
B. rìu đồng, cuốc đồng, ô tô,…
C. rìu đồng, cuốc đồng, may bay,…
D. rìu đồng, cuốc đồng, lưỡi hái,…

Câu 4. Thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc người Bắc Giang biết làm gì?

A. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, thủy điện,…
B. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, nuôi gia súc,…
C. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, sản xuất phân bón hóa học,…
D. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, khai thác dầu khí,…

Câu 5. Bắc Giang thời kì Bắc thuộc chung ta bị nước nào đô hộ?

A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Trung Quốc

Câu 6. Thanh Thiên công chúa – Nữ kiệt vùng đất nào?

A. Yên Dũng.
B. Lục Ngạn.
C. Sơn Động.
D. Thành phố Bắc Giang.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 ĐIỂM)

Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về thời kì đồ đồng ở tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)

Câu 8. Em giới thiệu một vị anh hùng của Bắc Giang thời Bắc thuộc? (3,0 điểm)

Câu 9. Qua môn học giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang em thấy người Bắc Giang mình như thế nào? (2 điểm).

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 – 2022

I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu X 0,5 = 3 đ)

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A x x
B x
C x
D x x

II. TỰ LUẬN

Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về thời kì đồ đồng ở tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)

Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Bắc Giang bước sang thời kì đồ đồng. Năm 1986, ở di chỉ Đồng Lâm (xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa) và một số địa điểm khác, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều hiện vật bằng đồng như: lưỡi câu, mũi tên, rìu, giáo, trống,…

Câu 8. Em giới thiệu một vị anh hùng của Bắc Giang thời Bắc thuộc? (3,0 điểm)

Năm 1940, nữ kiệt vùng đất Yên Dũng – Thánh Thiên công chúa, nổi dậy cùng Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi chính quyền đô hộ nhà Hán. Cuộc kháng chiến trải qua 3 giai đoạn:

  • Chuẩn bị lực lượng.
  • Tham gia khởi nghĩa.
  • Chiến đấu và hi sinh

Câu 9. Qua môn học giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang em thấy người Bắc Giang mình như thế nào?

Học sinh trình bày tự do được đặc điểm riêng của lịch sử Bắc Giang, đồng thời nêu lên được thái độ của mình.

…..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2022 – 2022

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tin Tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button