Giáo dục

Việt Bắc- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, bố cục, phân tích tác phẩm

viet bac

Việt Bắc- tác giả, nội dung, bố cục, phân tích tác phẩm

This post: Việt Bắc- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, bố cục, phân tích tác phẩm

I. TÁC GIẢ TỐ HỮU

* Cuộc đời:

– Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
– Quê: Quảng Điền, Thừa thiên Huế
– Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống văn chương
– Là nhà thơ – cách mạng tiêu biểu, ông có những hoạt động cách mạng sôi nổi, hăng say. Tố Hữu từng giữ nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa, cách mạng và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

* Sự nghiệp sáng tác:

– Tố Hữu là “lá cờ đầu” của thơ ca Cách mạng Việt Việt.
– Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa con đường thơ và con đường cách mạng. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thực chặng đường cách mạng đầy gian khổ nhưng cũng nhiều vẻ vang của dân tộc.
– Những tập thơ tiêu biểu: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999).

* Phong cách sáng tác:

– Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc
– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. Những tác phẩm thơ văn của ông đều được bắt nguồn cảm xúc từ những sự kiện chính trị lớn của đất nước.
– Đưa những cảm xúc tha thiết, đằm thắm, chân thành vào thơ ca.
– Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rõ nét.

II. TÁC PHẨM VIỆT BẮC

1. Hoàn cảnh sáng tác

Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc Đảng, Chính phủ trong những năm kháng chiến gian khổ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết ( tháng 7 – 1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.

Tháng 10 – 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ôn lại một thời kì kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những con người kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương Cách mạng. Việt Bắc là tác phẩm xuất sắc của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Ý nghĩa nhan đề:

Việt Bắc là một vùng ở phía Bắc Hà Nội, bao gồm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Đây cũng là chiến khu cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp gắn liền với những chiến công oanh liệt. Đặt tên bài thơ là “Việt Bắc”, Tố Hữu muốn nhắc nhớ lại những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến nơi đây. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Bắc. Như vậy, nhan đề bài thơ đã hé mở cảm hứng chủ đạo của toàn bài: ngợi ca cách mạng cũng như con người kháng chiến. Thông qua đó, Tố Hữu muốn nhắn nhủ: Hãy ghi nhớ, khắc sâu và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, lối sống ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.

3. Thể thơ: Lục bát

– Kết cấu bài thơ: Bài thơ kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca.

4. Bố cục: 2 phần:

– Phần 1( 20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi.
– Phần 2 (70 câu sau): Lời của người ra đi

5. Nội dung bài thơ Việt Bắc:

– Việt Bắc đã dựng lại khung cảnh chia tay đầy lưu luyến của những người cách mạng về xuôi với đồng bào vùng đất chiến khu Việt Bắc.
– Khẳng định tình cảm gắn bó, thủy chung của người cán bộ kháng chiến với con người và mảnh đất chiến khu.
– Bài thơ còn là bản anh hùng ca đầy hào hùng về những ngày tháng chiến đấu gian khổ nhưng cũng rất đỗi vẻ vang, hào hùng của quân và dân Việt Nam.

6. Nghệ thuật bài thơ Việt Bắc:

– Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát truyền thống
– Sử dụng lối kết cấu đối đáp “mình-ta” quen thuộc trong ca dao à Âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.
– Hình ảnh thơ chân thực, sống động; ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
– Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…

7. Luận điểm chính của bài thơ Việt Bắc:

* Khung cảnh chia tay lưu luyến, bịn rịn:

– Bốn câu thơ đầu: là lời của những người ở lại – nhân dân Việt Bắc.
+ Điệp cấu trúc câu: “Mình về mình có nhớ ta?”, “Mình về mình có nhớ không?”.
+ Sự láy đi láy lại của câu hỏi tu từ đã xoáy sâu vào nỗi nhớ và sự day dứt khôn nguôi.
+ “Mười lăm năm ấy” gợi tháng ngày đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi.
+ Những hình ảnh “cây”, “núi”, “sông”, “nguồn” quen thuộc gợi nhắc lối sống ân nghĩa thủy chung.
→ Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ tràn đầy cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của đồng bào Việt Bắc.

– Bốn câu thơ sau là lời của người đi – các cán bộ chiến sĩ cách mạng.
+ Đại từ “ai” ngân vang cùng sự “tha thiết” đã nhấn mạnh vào tình cảm, cảm xúc đặc biệt.
+ Những tính từ miêu tả cảm xúc như “bâng khuâng”, “bồn chồn”.
+ Tất cả mọi cảm xúc dường như nén lại: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
– Giọng điệu tâm tình được tạo nên bởi nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc
+ Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và linh hoạt thể thơ lục bát – thể thơ dân tộc.
+ Kết cấu bài thơ được kiến tạo theo lối đối đáp giao duyên qua cặp đại từ “mình – ta”.

* Tình cảm của người ra đi:

– Người ra đi nhớ về những khung cảnh thiên nhiên và những kỉ niệm, những ngày tháng đầy khó khăn, vất vả, thiếu thốn nơi Việt Bắc.
+ Nhớ những khung cảnh thiên nhiên bình dị mà ấm, áp, đó là hình ảnh trăng lên, là hình ảnh nắng chiều, hình ảnh bếp lửa và nhớ cả những địa danh ở nơi đây.
+ Nhớ cho được những ngày cùng sinh hoạt, sẻ chia những khó khăn của cuộc sống, hình ảnh những người mẹ Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó địu con lên rẫy, hình ảnh của những lớp học trong đêm…

* Bức tranh tứ bình:

– Bức tranh mùa đông
· Thiên nhiên: Màu sắc hài hòa gợi nên một mùa đông ấm áp, trong sáng
· Con người: Khỏe khoắn, mạnh mẽ và đầy chủ động “dao gài thắt lưng”. vững chãi, sánh ngang với tầm vóc thiên nhiên.

– Bức tranh mùa xuân:
· Thiên nhiên: Một mùa xuân đẹp, trong sáng, tinh khiết với gam màu trắng của hoa mơ – loài hoa đặc trưng của núi rừng Việt Bắc
· Con người: Hiện lên thật lặng lẽ. Từng động tác “chuốt từng sợi giang” vừa gợi sự cẩn trọng, tỉ mỉ vừa gợi nên sự khéo léo, tài hoa của những người lao động Việt Bắc

– Bức tranh mùa hạ:
· Thiên nhiên: Được miêu tả bằng cả màu sắc và âm thanh. Âm thanh và màu sắc cộng hưởng vào nhau, dường như, tiếng ve đã đánh thức màu sắc để tạo nên sự chuyển động mau lẹ “rừng phách đổ vàng”
· Con người: Con người vẫn âm thầm “một mình” chăm chỉ “hái măng”. Đó chính là hình ảnh người lao động chịu thương, chịu khó lặng thầm cống hiến cho đất nước, cho kháng chiến.

– Bức tranh mùa thu:
· Thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ, êm đềm, thơ mộng với ánh trăng tỏa sáng, chiếu rọi khắp núi rừng. “Trăng rọi hòa bình” là hình ảnh gợi tới ngày mai tươi sáng
· Con người: Hiện lên không phải bởi gương mặt, hình dáng mà bởi tiếng hát ân tình, thủy chung, với nét đẹp tâm hồn từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam: ân tình, thủy chung, lạc quan và luôn tin vào một ngày mai tươi sáng.

* Khung cảnh ra trận:

– Khí thế ra trận:
+ Hình ảnh của hàng ngàn, hàng vạn những người lính và dân công cùng nhau ra trận.
+ Điệp từ “đêm đêm”: thời gian nối tiếp nhau
+ Hình ảnh so sánh: “như là đất nung”, “rầm rập”: diễn tả khí thế hào hùng của đoàn quân.

– Người lính:
+ Từ láy “điệp điệp, trùng trùng”: đoàn quân lớn mạnh, trải dài không dứt.
+ Hình ảnh ẩn dụ “ánh sao đầu súng”: ánh sao của bầu trời, lý tưởng cách mạng và ý chí con người Việt Nam.
+ Liên hệ bài thơ Đồng chí – Chính Hữu.

– Hình ảnh đoàn dân công:
+ Số lượng lớn “từng đoàn”, “muôn”.
+ Đảo ngữ “Đỏ đuốc”: hình ảnh ngọn lửa trong đêm ra trận, đó cũng là khí thế hừng hực đầy quyết tâm của những những người lính trên đường ra trận.
+ “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”: ý chí sắt đá của con người Việt Nam, lấy ý từ ca dao “Trông cho trời cứng đá mềm/ Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”.

– Hình ảnh của đoàn xe ra trận:
+ “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày”: đêm trường nô lệ tăm tối, khó khăn, vất vả.
+ “Đèn pha bật sáng”: Ánh sáng của cách mạng, của lý tưởng
+ So sánh “Như ngày mai lên”: Biểu tượng cho tương lai tươi sáng, tinh thần lạc quan niềm tin tất thắng.

– Niềm vui chiến thắng khắp mọi miền Tổ quốc:
+ Một loạt các địa danh liệt kê: chiến thắng khắp nơi trên đất nước.
+ Điệp từ “vui”: sự vui mừng, hân hoan của quân và dân ta trước chiến thắng
+ Nhịp thơ dồn dập, rộn rã, vui tươi.
 

III. PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIỆT BẮC 

1. Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Tố Hữu được biết đến là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Hồn thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chính vì vậy mà đọc các tác phẩm thơ của Tố Hữu người đọc có thể thấy được những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Nói về các tác phẩm thơ Tố Hữu có người đã ví nó như một thước phim quay chậm những trang sử vẻ vang của dân tộc. “Việt Bắc” là một trong những bài thơ như thế.

“Việt Bắc” được sáng tác vào năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thắng lợi. Đây là lúc mà các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ từ Việt Bắc trở về Hà Nội. Tố Hữu đã tái hiện lại cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người cán bộ với nhân dân Việt Bắc sau thời gian dài sống, chiến đấu và gắn bó cùng nhau trải qua mọi gian khổ. Trong bài thơ tác giả sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc kết hợp lối hát đối đáp như ca dao dân ca để tái hiện cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người chiến sĩ cách mạng và nhân dân Việt Bắc…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Phân tích bài thơ Việt Bắc tại đây.

 

2. Phân tích 8 câu đầu của bài Việt Bắc

Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn…”

(Vân chữ- Cao Đạt)

Cái “vân chữ… không trộn lẫn” của nhà thơ hay của một nhà văn thứ thiệt mà Cao Đạt nhắc đến ở đây chính là phong cách tác giả, là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ qua tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách thơ độc đáo, hấp dẫn, đó chính là tính trữ tình-chính trị sâu sắc, dậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Kết tinh vẻ đẹp độc đáo ấy của thơ Tố Hữu phải kể đến Việt Bắc- bản anh hung ca, cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Làm nên Việt Bắc- một bản tình ca thấm đẫm màu sắc dân tộc phải kể đến tám câu thơ đầu của tác phẩm…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Phân tích 8 câu đầu của bài Việt Bắc tại đây.

 

3. Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Nhắc đến những nhà văn, nhà thơ cách mạng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, ta không thể không nhắc đến Tố Hữu với một giọng thơ đầy tính chiến đấu, đầy lý tưởng, một phong cách thơ trữ tình chính trị. Tuy nhiên, trong những bài thơ ấy vẫn chất chứa những hình ảnh đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, mượt mà và tươi sáng. Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc chính là minh chứng tiêu biểu:

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Đoạn thơ là một bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa và hàm chứa trong đó một nỗi nhớ nhung da diết cùng tấm lòng thủy chung của tác giả nói riêng và người cán bộ nói chung dành cho Việt Bắc…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc tại đây.
 

4. Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc 

Tố Hữu là lá cờ đầu trong thơ ca Cách mạng. Sự nghiệp của ông đồ sộ với một khối lượng lớn các tác phẩm cổ vũ, ca ngợi cách mạng và kháng chiến ở Việt Nam. Nổi bật trong đó là tác phẩm Việt Bắc, được ông viết khi Trung ương Đảng và Chính Phủ quyết định rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử và hiệp định Giơnevơ được ký kết. Không chỉ miêu tả giây phút chia li đầy lưu luyến, bịn rịn của người cách mạng về xuôi và con người chiến khu, qua Việt Bắc, Tố Hữu còn tái hiện sống động khung cảnh ra trận tràn ngập khí thế và rạng ngời niềm vui chiến thắng của quân dân Việt Nam trong những ngày tháng kháng chiến.

Khung cảnh ra trận được tái hiện qua 12 câu thơ trong bài. Chỉ với mười hai câu thơ ngắn gọn, Tố Hữu đã miêu tả không chỉ khí thế dũng mãnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà còn gợi ra không khí hân hoan khi giành chiến thắng vang dội khắp mọi chiến trường…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc tại đây.

 

 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button