Giáo dục

Vật lý 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Vật lý 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Trên một số thiết bị tiêu thụ điện đời cũ như Tivi, tủ lạnh, máy thu thanh, … chỗ để đưa điện vào máy thường có ký hiệu DC và AC. Vậy các kỹ hiệu này có ý nghĩa gì?

Để giải đáp câu hỏi trên, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về dòng điện xoay chiều là gì? cách tạo ra dòng điện xoay chiều và chiều của dòng điện cảm ứng?

This post: Vật lý 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

I. Chiều của dòng điện cảm ứng

– Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.

– Nếu ta liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều.

→ Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều.

II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường

cuộn dây dẫn quay trong từ trường

→ Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho nam châm quay trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường.

III. Câu hỏi vận dụng dòng điện xoay chiều

* Câu C4 trang 92 SGK Vật Lý 9: Trên hình 33.4 SGK (hình dưới) vẽ một cuộn dây dẫn kín có thể quay trong từ trường của một nam châm. Hai đèn LED khác màu, mắc song song ngược chiều vào hai đầu cuộn dây vào cùng một vị trí. Khi cho cuộn dây quay, hai bóng đèn bật sáng, vạch ra 2 nửa vòng sáng đối diện nhau. Giải thích tại sao mỗi bóng đèn lại chỉ sáng trên nửa vòng tròn.

câu hỏi vận dụng dòng điện xoay chiều* Lời giải:

– Khi khung quay 1/4 vòng tròn thì số đường sức từ qua khung tăng, một trong hai đèn LED sáng. Trên 1/4 tiếp theo của vòng tròn, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng. Quá trình lặp lại cho nửa vòng tiếp theo. Như vậy sau một vòng quay mỗi bóng đèn lại chỉ sáng trên nửa vòng tròn.

> Có thể em chưa biết:

+ Khi cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều đều đặn mỗi vòng quay hai lần. Số vòng quay trong 1 giây của cuộn dây gọi là tần số của dòng điện xoay chiều, đo bằng đơn vị hec, ký hiệu là Hz. Ở nước ta, dòng điện trên lưới điện quốc gia được đưa vào ổ lấy điện trong nhà là dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz.

+ Trên các dụng cụ sử dụng điện thường có ghi AC 220V, AC là chữ viết tắt của từ tiếng Anh alternating current có nghĩa là dòng điện xoay chiều, hoặc ghi DC 6V, DC là chữ viết tắt của từ direct current có nghĩa là dòng điện không đổi một chiều.

+ Các công thức về dòng điện một chiều có thể áp dụng cho một số dụng cụ thông thường dùng dòng điện xoay chiều.

 

Như vậy, với bài viết về dòng điện xoay chiều và cách tạo ra dòng điện xoay chiều, các em cần nhớ được:

+ Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

+ Trước khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

Hy vọng với bài viết về Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button