Giáo dục

Vật lý 6 bài 5: Khối lượng là gì? Đo khối lượng bằng dụng cụ gì và Cách đo khối lượng

Vật lý 6 bài 5: Khối lượng là gì? Đo khối lượng bằng dụng cụ gì và Cách đo khối lượng. Chúng ta đã biết cách đo đo dài của vật bằng cách sử dụng thước, đo thể tích chất lỏng bằng bình hay can chia độ, thể tích chất rắn bằng bình chia độ hay bình tràn.

Tiếp theo bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu khối lượng là gì? đơn vị đo khối lượng là gì? đo khối lượng bằng dụng cụ gì và cách đo như thế nào?

This post: Vật lý 6 bài 5: Khối lượng là gì? Đo khối lượng bằng dụng cụ gì và Cách đo khối lượng

I. Khối lượng là gì? đơn vị đo khối lượng là gì?

1. Khối lượng là gì?

• Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa tạo thành vật đó.

* Ví dụ: – Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp sữa Ông Thọ chỉ lượng sữa chứa trong hộp là 397g.

– Số 500g ghi trên túi bột giặt OMO chỉ lượng bột giặt trong túi.

Như vậy: Mọi vật đều có khối lượng; Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

2. Đơn vị đo khối lượng là gì?

a) Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam là kilôgam (ký hiệu: kg).

b) Các đơn vị đo khối lượng thường gặp

– Gam (g): 

– Minigam (mg): 

– Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g.

– Tấn (t): 1t = 1000kg.

– Tạ: 1tạ = 100kg

Như vậy. ta có cách chuyển đổi các đơn vị khối lượng trên như sau:

1tấn = 10tạ = 1000kg = 10 000 lạng = 1 000 000g = 1000 000 000mg.

II. Cách đo khối lượng

– Đo khối lượng của một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của một vật được chọn làm đơn vị.

– Người ta dùng cân để đo khối lượng. Một số cân thường dùng là: Cân đòn (cân treo), cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van,…

1. Tìm hiểu cân Rô-béc-van

– Cân Rô-béc-van cấu tạo gồm các bộ phận sau: Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân, ốc điều chỉnh, con mã.

Cân Rô-béc-vanCân Rô-béc-van

– Giới hạn đo (GHĐ) của Rô-bec-van là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân.

– Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của cân Rô-bec-van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân.

2. Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật

– Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0.

– Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

– Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.

* Lưu ý: Cân Rô-béc-van cũng có loại không có thanh chia độ thì GHĐ của cân là tổng số giá trị ghi trên các quả cân có trong hộp quả cân và ĐCNN của cân là giá trị ghi trên quả cân nhỏ nhất ở trong hộp.

3. Các loại cân khác

– Ngoài ra, còn sử dụng các loại cân khác để cân khối lượng của vật như:Hình 5.3 – Cân y tế; Hình 5.4 – Cân tạ; Hình 5.5 – Cân đòn; Hình 5.6 – Cân đồng hồ.

Các loại cân khác dùng để cân khối lượng vật
Các loại cân khác dùng cân khối lượng của vật

* Lưu ý: Để đo khối lượng được chính xác ta cần tuân thủ các quy tắc sau:

– Ước lượng khối lượng cần đo;

– Chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

(Đối với cân Rô-bec-van không có đòn cân phụ để cân những khối lượng nhỏ thì ĐCNN chính là khối lượng quả cân nhỏ nhất của cân. GHĐ của cân chính là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân).

III. Câu hỏi vận dụng

* Câu C12 trang 20 SGK Vật Lý 6: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân mà em (hoặc gia đình em) thường dùng và dùng cân đó để xác định khối lượng của ống bơ gạo có ngọn. Nếu có thể, hãy so sánh kết quả đo của em với kết quả đo của các bạn khác trong tổ.

* Lời giải:

– Học sinh tự trả lời, thường hiện nay các gia đình có cân đồng hồ.

– GHĐ là khoảng cách lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đo được.

– ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên cân.

 

* Câu C13 trang 20 SGK Vật Lý 6: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T (H.5.7). Số 5T có ý nghĩa gì?

* Lời giải:

– Biển báo giao thông trên có ghi 5T có ý nghĩa là 5 tấn.

– Biển báo này có nghĩa là những xe có khối lượng (khối lượng của xe + khối lượng hàng hóa chở trên xe) từ 5 tấn trở xuống mới được phép qua cầu.

Nếu khối lượng xe và hàng hóa vượt qúa quy định đi qua cầu, có thể làm hư hại cầu hoặc nặng hơn là sập cầu gây thiệt hại người và của.

Như vậy, các em thấy: Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg) và người ta dùng cân để đo khối lượng.

Qua đó các em đã dễ dàng giải đáp các câu hỏi như Khối lượng là gì? Đo khối lượng bằng dụng cụ gì và Cách đo khối lượng ra sao? Chúc các em học tốt, mọi góp ý và câu hỏi các em có thể để lại dưới phần nhận xét của bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ nhé.

Xem thêm Vật lý 6 bài 5

Vật lý 6 bài 5: Khối lượng là gì? Đo khối lượng bằng dụng cụ gì và Cách đo khối lượng. Chúng ta đã biết cách đo đo dài của vật bằng cách sử dụng thước, đo thể tích chất lỏng bằng bình hay can chia độ, thể tích chất rắn bằng bình chia độ hay bình tràn. Tiếp theo bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu khối lượng là gì? đơn vị đo khối lượng là gì? đo khối lượng bằng dụng cụ gì và cách đo như thế nào? I. Khối lượng là gì? đơn vị đo khối lượng là gì? 1. Khối lượng là gì? • Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa tạo thành vật đó. * Ví dụ: – Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp sữa Ông Thọ chỉ lượng sữa chứa trong hộp là 397g. – Số 500g ghi trên túi bột giặt OMO chỉ lượng bột giặt trong túi. Như vậy: Mọi vật đều có khối lượng; Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật. 2. Đơn vị đo khối lượng là gì? a) Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam là kilôgam (ký hiệu: kg). b) Các đơn vị đo khối lượng thường gặp – Gam (g):  – Minigam (mg):  – Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g. – Tấn (t): 1t = 1000kg. – Tạ: 1tạ = 100kg Như vậy. ta có cách chuyển đổi các đơn vị khối lượng trên như sau: 1tấn = 10tạ = 1000kg = 10 000 lạng = 1 000 000g = 1000 000 000mg. II. Cách đo khối lượng – Đo khối lượng của một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của một vật được chọn làm đơn vị.  – Người ta dùng cân để đo khối lượng. Một số cân thường dùng là: Cân đòn (cân treo), cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van,… 1. Tìm hiểu cân Rô-béc-van – Cân Rô-béc-van có cấu tạo gồm các bộ phận sau: Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân, ốc điều chỉnh, con mã. Cân Rô-béc-van – Giới hạn đo (GHĐ) của Rô-bec-van là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân. – Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của cân Rô-bec-van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân. 2. Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật – Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. – Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. – Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân. * Lưu ý: Cân Rô-béc-van cũng có loại không có thanh chia độ thì GHĐ của cân là tổng số giá trị ghi trên các quả cân có trong hộp quả cân và ĐCNN của cân là giá trị ghi trên quả cân nhỏ nhất ở trong hộp. 3. Các loại cân khác – Ngoài ra, còn sử dụng các loại cân khác để cân khối lượng của vật như:Hình 5.3 – Cân y tế; Hình 5.4 – Cân tạ; Hình 5.5 – Cân đòn; Hình 5.6 – Cân đồng hồ. Các loại cân khác dùng cân khối lượng của vật * Lưu ý: Để đo khối lượng được chính xác ta cần tuân thủ các quy tắc sau: – Ước lượng khối lượng cần đo; – Chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp. (Đối với cân Rô-bec-van không có đòn cân phụ để cân những khối lượng nhỏ thì ĐCNN chính là khối lượng quả cân nhỏ nhất của cân. GHĐ của cân chính là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân). III. Câu hỏi vận dụng * Câu C12 trang 20 SGK Vật Lý 6: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân mà em (hoặc gia đình em) thường dùng và dùng cân đó để xác định khối lượng của ống bơ gạo có ngọn. Nếu có thể, hãy so sánh kết quả đo của em với kết quả đo của các bạn khác trong tổ. * Lời giải: – Học sinh tự trả lời, thường hiện nay các gia đình có cân đồng hồ. – GHĐ là khoảng cách lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đo được. – ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên cân. * Câu C13 trang 20 SGK Vật Lý 6: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T (H.5.7). Số 5T có ý nghĩa gì? * Lời giải: – Biển báo giao thông trên có ghi 5T có ý nghĩa là 5 tấn. – Biển báo này có nghĩa là những xe có khối lượng (khối lượng của xe + khối lượng hàng hóa chở trên xe) từ 5 tấn trở xuống mới được phép qua cầu. Nếu khối lượng xe và hàng hóa vượt qúa quy định đi qua cầu, có thể làm hư hại cầu hoặc nặng hơn là sập cầu gây thiệt hại người và của. Như vậy, các em thấy: Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg) và người ta dùng cân để đo khối lượng. Qua đó các em đã dễ dàng giải đáp các câu hỏi như Khối lượng là gì? Đo khối lượng bằng dụng cụ gì và Cách đo khối lượng ra sao? Chúc các em học tốt, mọi góp ý và câu hỏi các em có thể để lại dưới phần nhận xét của bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ nhé. Đăng bởi: Mầm Non Ánh Dương Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button