Vật lý 10 bài 31: Quá trình đẳng áp, Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Khi nhúng 1 quả bóng bàn bị bẹp vào nước nón thì quả bóng phồng lên, trong quá trình này, cả nhiệt độ, áp suất và thẻ tích của lượng khí chứa trong quả bóng đều thay đổi. Vậy mối liên hệ giữa nhiệt độ, áp suất và thể tích của lượng khí này có phương trình như thế nào?
Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về Phương trình trạng thái của khí lí tưởng? Công thức của quá trình đẳng áp viết ra sao? qua đó vận dụng làm một số bài tập để các em hiểu rõ hơn nội dung lý thuyết.
This post: Vật lý 10 bài 31: Quá trình đẳng áp, Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
I. Khí thực và khí lý tưởng
–Khí thực là chất khí tồn tại trong thực tế như (oxi, nitơ, cacbonic,…) các khí này chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và Sác-lơ.Giá trị của tích pV và thương p/V thay đổi theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí.
–Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học. Sự khác biệt giữa khí thực và khí lí tưởng không lớn ở nhiệt độ và áp suất thông thường.
II. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
–Đường biểu diễn hai giai đoạn biến đổi trên đồ thịp –V.
– Xét một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2 (p2, V2, T2) qua trạng thái trung gian 1′ (p, V2, T1).
– Quá trình đi từ 1→ 1′: đẳng nhiệt p1V1 = p2V2 (1)
– Quá trình đi từ 1′ → 2: đẳngtíchp‘/T1= p2/V2 (2)
– Từ (2) suy ra P’ thế vào (1) ta có:
hay(hằng số)
– Độ lớn của hằng số này phụ thuộc vào khối lượng khí.
–Phương trình trên được nhà vật lí người Pháp Clapeyron (Cla-pê-rôn) đưa ra năm 1834 và được gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng hay phương trình Clapeyron.
III. Quá trình đẳng áp
1. Quá trình đẳng áp là gì?
– Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi.
2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp
– Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
– Công thức của quá trình đẳng áp:(hằng số)
3. Đường đẳng áp
–Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.
–Ứng với các áp suất khác nhau của cùng một lượng khí có những đường đẳng áp khác nhau.
IV. Độ không tuyệt đối
– Nếu giảm nhiệt độ tới0Kthìp=0vàV=0, hơn nữa ở nhiệt độ dưới0K,áp suất và thể tích sẽ có giá trị âm. Đó là điều không thể thực hiện được.Do đó, Ken-vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ0Kgọi là độ không tuyệt đối.
– Các nhiệt độ trong nhiệt giai của Ken-vin đều có giá trị dương và mỗi độ chia trong nhiệt giai này cũng bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Xen-xi-út (Celsius). Chính xác thì độ không tuyệt đối thấp hơn –2730Cmột chút (vào khoảng –273,150C). Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm hiện nay là10-9K.
V. Bài tập vận dụng quá trình đẳng áp và phương trình khí lí tưởng
*Bài 1 trang 165 SGK Vật Lý 10:Khí lí tưởng là gì?
° Lời giải bài 1 trang 165 SGK Vật Lý 10:
–Khí lí tưởng là chất khí mà các phân tử khí được coi là các chất điểm và các phân tử chỉ tương tác nhau khi va chạm.
*Bài2 trang 165 SGK Vật Lý 10:Lập phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
° Lời giải bài2 trang 165 SGK Vật Lý 10:
– Xét một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2 (p2, V2, T2) qua trạng thái trung gian 1′(p, V2, T1).
– Quá trình đi từ 1→ 1′: đẳng nhiệt p1V1= p2V2 (1)
– Quá trình đi từ 1′ → 2: đẳngtíchp‘/T1= p2/V2 (2)
– Từ (2) suy ra P’ thế vào (1) ta có:
hay(hằng số)
⇒ Đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
*Bài3 trang 165 SGK Vật Lý 10:Viết hệ thức của sự nở đẳng áp của chất khí.
° Lời giải bài3 trang 165 SGK Vật Lý 10:
– Hệ thức của sự nở đẳng áp của chất khí:
hay(hằng số).
*Bài 4 trang 165 SGK Vật Lý 10:Hãy ghép các quá trình ghi bên trái với các phương trình tương ứng ghi bên phải.
1.Quá trình đẳng nhiệt | a) p1/T1 = p2/T2 |
2.Quá trình đẳng tích | b) V1/T1 = V2/T2 |
3.Quá trình đẳng áp | c) p1V1 = p2V2 |
4. Quá trình bất kỳ | d)(p1V1)/T1 = (p2V2)/T2 |
° Lời giải bài 4 trang 165 SGK Vật Lý 10:
– Ta có: 1-c; 2-a; 3-b; 4-d.
– Lưu ý:Công thức (d) áp dụng cho quá trình biến đổi bất kì trạng thái chất khí lý tưởng nhưng điều kiện là khối lượng chất khí không đổi trong suốt quá trình xảy ra biến đổi trạng thái.
*Bài5 trang 166 SGK Vật Lý 10:Trong hệ tọa độ (V, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp?
A. Đường thẳng song song với trục hoành
B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường hypebol
D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ
° Lời giải bài5 trang 166 SGK Vật Lý 10:
◊ Chọn đáp án:D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ
*Bài6 trang 166 SGK Vật Lý 10:Mối liên hệ giữa áp suất thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín
B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín
C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pit-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pit-tông di chuyển
D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.
° Lời giải bài6 trang 166 SGK Vật Lý 10:
◊ Chọn đáp án:B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín
–Vì khi nung nóng mà bình không đậy kín, một lượng khí sẽ thoát ra ngoài, phương trình trạng thái sẽ không được nghiệm đúng.
*Bài7 trang 166 SGK Vật Lý 10:Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3khí hidro ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27oC. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0oC).
° Lời giải bài7 trang 166 SGK Vật Lý 10:
– Khi ở trạng thái 1: p1= 750 mmHg; T1= 27 + 273 = 300K;V1= 40 cm3
– Khi ở trạng thái 2: po= 760 mmHg;To= 0 + 273 = 273K;Vo= ?
– Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng:
*Bài8 trang 166 SGK Vật Lý 10:Tính khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3 140 m. Biết rằng mỗi khi lên cao thêm 10m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 2oC. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0oC) là 1,29 kg/m3.
° Lời giải bài 8 trang 166 SGK Vật Lý 10:
– Cứ lên cao thêm 10 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg ⇒Ở độ cao 3140 m áp suất khí quyển giảm 340 mmHg.
– Như vậyÁp suất của khí quyển ở đỉnh núi Phan – xi – păng là: 760 – 314 = 446 mmHg.
– Trạng thái 1:p1= 760 – 314 = 446 mmHg;T1= 273 + 2 = 275K;V1; D1
– Trạng thái 2:p0= 760 mmHg;T0= 273K;V0;D0= 1,29 (kg/m3)
– Ta có phương trình trạng thái:
– Mặt khác, ta có công thức tính thể tích theo khối lượng riêng:
– Kết luận:khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3 140 m là 0,75kg/cm3.
Hy vọng với bài viết về Quá trình đẳng áp, Phương trình trạng thái của khí lí tưởng và Bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để thầy cô trường Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tin Tức