Giáo dục

Tóm tắt truyện ngắn Ông già và biển cả (10 mẫu hay nhất)

Đề bài: Tóm tắt truyện “Ông già và biển cả” của nhà văn Hê-minh-uê.

***

This post: Tóm tắt truyện ngắn Ông già và biển cả (10 mẫu hay nhất)

Bài văn tóm tắt ngắn gọn nhất tác phẩm Ông già và biển cả

Ông già và biển cả” là tác phẩm tiêu biểu cho nguyên lý “tảng băng trôi” của Hêminguê. Nhân vật chính của tác phẩm là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu, Xanchiagô. Ông lão luôn mơ về thời trai trẻ với đại dương và những đàn sư tử… Đã tám mươi tư ngày lão không kiếm được con cá nào cả, chú bé Manôlin, người bạn đường duy nhất của lão, không được bố mẹ cho đi theo lão nữa. Ông lão phải đi biển một mình và lão đã gặp một con cá kiếm rất lớn. Sau một cuộc chiến đấu dũng cảm và vất vả lão đã làm con cá bị thương. Trên đường đưa con cá vào bờ, lão đã phải chiến đấu với đàn cá mập hung dữ để giữ con cá nhưng không được. Vào đến bờ, lão kiệt sức và con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Cậu bé Manôlin cùng bạn chài chăm sóc ông lão. Trong lều “ông lão ngủ thiếp” và “lại mơ về những con sư tử”…

Đoạn trích Đương đầu với đàn cá dữ thuộc phần cuối tác phẩm, miêu tả trận chiến đấu ác liệt, giữa ông lão với đàn cá mập để giữa con cá kiếm – con cá lớn mà lão hằng mơ tưởng. Cuộc chiến diễn ra vào lúc nửa đêm, khi ông lão đã bị thương và xây xát khắp cơ thể. Lão đã kiệt sức vì phải trải qua ba ngày đêm vật lộn với đàn cá dữ. Tình thế gần như vô vọng nhưng ông lão vẫn chiến đấu rất kiên cường, dù đơn độc. Và khi biết mình đã thất bại ông lão vẫn chấp nhận rất nhẹ nhàng “Đơn giản làm sao khi bị đánh bại” và nhận ra lí do thất bại là “Ta đã đi quá xa”. Qua đoạn trích, hình tượng nghệ thuật về những con người bình thường nhưng kiên cường và đầy khát vọng chinh phục đã được thể hiện qua ông già Xanchiagô. Tác giả muốn nói rằng thất bại trong cuộc đời mỗi con người là điều không thể tránh khỏi, đồng thời ca ngợi tầm vóc lớn lao của con người.

Những bài văn mẫu tóm tắt truyện Ông già và biển cả ngắn gọn và đầy đủ ý

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 1:

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô – một “ông già” đánh cá người Cuba, 74 tuổi. Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa.

Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc.

Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.

Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập – phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh – giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình chỉ còn trơ lại một bộ xương.

Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ , rồi mơ về những con sư tử

TÓM TẮT TRÍCH ĐOẠN ĐỌC HIỂU TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Bằng tất cả kinh nghiệm và sự khéo léo lão thận trọng thu dây câu nhưng lão biết vòng tròn còn khá lớn, con cá hãy còn xa tầm tay của lão. Từng tí một lão cố gắng thu hẹp vòng lượn của con cá và phát hiện rằng con cá đã thấm mệt nên liên tục ngoi lên trong lúc bơi.

Sau cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây, lão sợ con cá nhảy lên có thể làm văng mất lưỡi câu. Nhưng con cá không nhảy lên mà bắt đầu lượn vòng chầm chậm. Lão cho đó là cơ hội lí tưởng để mình nghỉ ngơi dưỡng sức.

Đến vòng lượn thứ ba, lần đầu tiên lão thấy con cá như một cái bóng đen lướt qua dưới con thuyền, rồi trông thấy rõ hơn khi nó mấp mé mặt nước. Đến vòng lượn tiếp theo, lão trông thấy lưng cá nhưng nó vẫn còn ở xa thuyền. Lão chuẩn bị lao, và thu dần dây câu.Đến mấy vòng lượn sau con cá tiến gần mạn thuyền. Dù đã kiệt sức, lão vẫn giẫm chân giữ dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm vào chỗ hiểm giết chết được con cá. Máu cá loang ra nhuộm sẫm cả vùng nước chung quanh. Con cá chết thẳng đơ, trắng bạc và bồng bềnh theo sóng.

Không thể đưa con cá lên thuyền vì nó quá lớn, lão cẩn thận buộc nó dọc theo mạn thuyền, giương buồm về bến. Lão thật sự hài lòng và tự hào với thành quả lao động của mình.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 2:

Tác phẩm kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và bắt được con cá kiếm. Ông lão Xan-ti-a-gô thường đánh cá ở vùng Nhiệt lưu. Nhưng đã 84 ngày ông không bắt được con cá nào. Cậu bé Ma-nô-lin thường đi câu với ông cũng bị cha mẹ không cho đi theo ông nữa. Đêm ngủ, ông lão mơ về thời trẻ với tiếng sóng, hương vị biển, những con tàu và những đàn sư tử. Đến ngày thứ 85, ông quyết định ra khơi một mình. Lão Xan-ti-a-gô câu được con cá kiếm khổng lồ. Con cá kéo dây câu quanh thuyền, ông lão đuối sức nhưng vẫn cố chịu đựng. Cuối cùng con cá cũng khuất phục trước ông. Trên đường trở về, đàn cá mập đánh hơi được đã tấn công và ông lão Xan-ti-a-gô lại tiếp tục chống trả quyết liệt. Cuối cùng khi vào tới bờ, con cá kiếm khổng lồ mà ông bắt được chỉ còn trơ lại bộ xương trắng. Về đến lều, ông lão vật người xuống giường chìm vào giấc ngủ và mơ về những đàn sư tử.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 3 (Chuẩn):

Ông già và biển cả kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô.
– Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão chuyện trò với mây nước, chim cá. Một con cá lớn mắc câu, Xan-ti-a-gô đã trải qua thời gian dài đuổi theo và chinh phục con cá kiếm khổng lồ.
– Sau đó, ông lão phải tiếp tục chiến đấu, đương đầu với đàn cá mập hung dữ đang xâu xé con cá kiếm.
– Cuối cùng, ông lão cũng đưa được con cá vào bờ nhưng nó chỉ còn trơ bộ xương.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 4:

Truyện ngắn Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê kể về cuộc lao động đánh cá vất vả của ông lão đã 74 tuổi người Cuba. Trong suốt một quãng thời gian dài, cụ thể là qua 84 ngày ông lão không thể câu được bất cứ thứ gì. Những tưởng chuyến đi câu của ông sẽ kết thúc từ đấy cho đến ngày thứ 85 thì ông lão đã thấy một con cá kiếm rất to, nó kéo dây thành những vòng tròn quanh thuyền của ông. Ông lão cố gắng bằng toàn bộ sức lực của mình để phóng lao đâm vào con cá và dong vào thuyền. Khi ông lão vừa phóng lao thì đàn cá mập đã thấy được sức hút từ máu của con mồi, chúng lao đến săn đuổi phía sau thuyền của ông lão. Ông lão chiến đấu với sự truy đuổi của đàn cá mập và giành chiến thắng . Dù đến khi vào bờ, con cá kiếm của lão chỉ còn bộ xương nhưng lão vẫn mơ về thời trai trẻ của mình với tiếng sóng gào, hương vị biển và những đàn sư tử.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 5:

Đoạn trích kể về cuộc rượt đuổi và chiến thắng của ông lão Xan-ti-a-gô và con cá kiếm. Xan-ti-a-gô là nhân vật trung tâm của tác phẩm sau 84 ngày lênh đênh trên biển không câu được con cá nào nhưng sang ngày thứ 85 vận may đã đến với ông khi câu được một con cá kiếm to, khỏe và đẹp.Đoạn trích kể hành trình ba ngày vật lộn, chiến đấu kịch liệtcủa ông già với con cá. Cuối cùng con cá kiếm cũng đã kiệt sức ông lão khéo léo thu dây và dồn hết sức lực phóng lao vào nơi nguy hiểm, quan trọng nhất giết chết con cá. Máu loang đỏ khắp cả một vùng biển, xác con cá kiếm trắng bạc và bồng bềnh nổi lên theo từng cơn sóng vỗ mạn thuyền. Thiên nhiên đã khuất phục trước ý chí quyết tâm chinh phục và tài năng chiến đấu khéo léo của ông lão Xan-ti-a-gô.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 6: 

Ông lão Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi, ông lão chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiểu, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”. Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 – 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, “mơ thấy đàn sư tử”. Sáng hôm sau, bé Ma-nô-lín chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 7: 

Tác phẩm kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và bắt được con cá kiếm. Ông lão Xan-ti-a-gô thường đánh cá ở vùng Nhiệt lưu. Nhưng đã 84 ngày ông không bắt được con cá nào. Cậu bé Ma-nô-lin thường đi câu với ông cũng bị cha mẹ không cho đi theo ông nữa. Đêm ngủ, ông lão mơ về thời trẻ với tiếng sóng, hương vị biển, những con tàu và những đàn sư tử. Đến ngày thứ 85, ông quyết định ra khơi một mình. Lão Xan-ti-a-gô câu được con cá kiếm khổng lồ. Con cá kéo dây câu quanh thuyền, ông lão đuối sức nhưng vẫn cố chịu đựng. Cuối cùng con cá cũng khuất phục trước ông. Trên đường trở về, đàn cá mập đánh hơi được đã tấn công và ông lão Xan-ti-a-gô lại tiếp tục chống trả quyết liệt. Cuối cùng khi vào tới bờ, con cá kiếm khổng lồ mà ông bắt được chỉ còn trơ lại bộ xương trắng. Về đến lều, ông lão vật người xuống giường chìm vào giấc ngủ và mơ về những đàn sư tử.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 8:

Xan-ti-a-gô là nhân vật trung tâm của tác phẩm sau 84 ngày lênh đênh trên biển không câu được con cá nào nhưng sang ngày thứ 85 vận may đã đến với ông khi câu được một con cá kiếm to, khỏe và đẹp.Đoạn trích kể hành trình ba ngày vật lộn, chiến đấu kịch liệtcủa ông già với con cá. Cuối cùng con cá kiếm cũng đã kiệt sức ông lão khéo léo thu dây và dồn hết sức lực phóng lao vào nơi nguy hiểm, quan trọng nhất giết chết con cá. Máu loang đỏ khắp cả một vùng biển, xác con cá kiếm trắng bạc và bồng bềnh nổi lên theo từng cơn sóng vỗ mạn thuyền. Thiên nhiên đã khuất phục trước ý chí quyết tâm chinh phục và tài năng chiến đấu khéo léo của ông lão Xan-ti-a-gô.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 9:

Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về về chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiều, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”. Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 – 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối. Khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, “mơ thấy đàn sư tử”. Sáng hôm sau, cậu bé Ma-nô-lin chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả, mẫu số 10:

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô – một “ông già” đánh cá người Cuba, 74 tuổi. Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa.

Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc.

Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.

Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập – phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh, giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình chỉ còn trơ lại một bộ xương.

Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ, rồi mơ về những con sư tử.

Tham khảo những bài văn mẫu hay tóm tắt nội dung truyện ngắn Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button