Giáo dục

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Du

Nguyễn Du

Mầm Non Ánh Dương xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Du để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

  • Tiểu sử Nguyễn Trãi
  • Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Đình Thi
  • Tiểu sử nhà thơ Bằng Việt
  • Truyện Kiều – Nguyễn Du

Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Du

Thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du:

This post: Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Du

– Quê: Tiền Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

– Sinh trưởng trong 1 gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và truyền thống văn chương

– Sống trong 1 giai đoạn lịch sử đầy biến động

– Cuộc đời đầy những bước thăng trầm

– Có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn hoá Trung Quốc

– Trái tim giàu tình yêu thương

– Một thiên tài văn học, nhà nhân đạo, chủ nghĩa, danh nhân văn hoá. Có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học Việt Nam

2. Truyện Kiều – Đoạn trường tân thanh

– Là kiệt tác văn học với sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Du

– Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân

– Gồm 3254 câu thơ lục bát

– Gồm 3 phần:

+ Gặp gỡ và đính ước

+ Gia biến và lưu lạc

+ Đoàn tụ

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Du

Nguyễn Du (tự là Nhữ Hiền; 1809–1868) là một danh thần triều Nguyễn, hy sinh trong trận quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa. Ông cũng chính là em của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Ông sinh ngày 21 tháng chạp năm Kỷ Tỵ (1809), tại làng Đường Long tức Chí Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Thuở nhỏ ông thông minh, hiếu học, năm Đinh Dậu 1837 đỗ Tú tài, năm Thiệu Trị nguyên niên đậu Cử nhân khoa Tân Sửu 1841. Năm sau (Nhâm Dần 1842), thi Đình đậu Tam giáp đồng tiến sĩ.

Năm 1843, ông được bổ dụng làm Biên tu ở Nội các, năm sau thăng Tu soạn, năm 1845 được bổ Tri phủ Tân An ở Gia Định, năm 1847 chuyển về làm Tri phủ Quảng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Cùng trong năm này, thân phụ ông mất, ông phải về cư tang. Đến năm sau (1848), ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Năm 1851, ông được thăng Tập hiền viện Thị độc sung giảng sách ở Tòa Kinh diên. Năm 1852, ông làm Thị giảng học sĩ. Cùng năm này ông được sung vào phái bộ đi sứ sang Trung Quốc. Sau khi đi sứ về, ông được thăng hàm Hồng lô tự khanh, sung chức Biện lý bộ Lại kiêm Nội các, làm việc tại triều đình.

Năm 1856, tàu chiến Pháp đến khiêu khích ở Đà Nẵng, ông được phái vào giúp Tổng đốc Quảng Nam là Đào Trí lo chống giặc. Năm 1860 thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông sung chức Gia Định Quân thứ Tán lý quân vụ trông coi việc quân sự.

Ngày 16 tháng giêng năm Tân Dậu (tức ngày 25 tháng 2 năm 1861), Trung tướng Hải quân Pháp là Charner đánh phá Đại đồn Chí Hòa do anh Nguyễn Duy là Nguyễn Tri Phương trấn giữ. Dưới áp lực của quân Pháp, ông chiến đấu anh dũng và hy sinh tại trận một lần với Tôn Thất Trì. Riêng Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển thì bị thương. Cuối cùng Nguyễn Tri Phương rút được về Biên Hòa.

Sau khi ông mất, triều đình truy tặng hàm Binh bộ Tả tham tri và được thờ tại đền Trung Nghĩa, Trung Hiếu cùng anh là Nguyễn Tri Phương và cháu là Phò mã Nguyễn Lâm.

Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 1765–1820) [1] là một nhà thơ Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh).

Nguyễn Du tên tự là Tố Như (素如), tên hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ.

Cuộc đời

Ông quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều.

Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền.

Năm 1775, lúc 10 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha.

Năm 1778, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là Nguyễn Khản. Được vài năm, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành.

Năm 1783, Nguyễn Du thi hương tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyễn, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần.

Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân nhà Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.

Từ năm 1789 đến năm 1795, ông sống ở Thái Bình- quê vợ.

Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng.

Có thể Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này; năm đó Nguyễn Du đúng 30 tuổi (“Trải qua một cuộc bể dâu” – một bể dâu bằng khoảng 30 năm [2]).

Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Lộc (“Từ điển Văn học” tập II – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết: “Đoạn trường tân thanh(đoạn trường: đứt ruột; tân thanh: tiếng mới). là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-20). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận” [3].

Chi tiết xem thêm bài Truyện Kiều

Từ 1797 đến năm 1804: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền.

Khi Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông bắt đầu vào Huế làm quan với nhà Nguyễn và được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.

Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí.

Theo Đại Nam Liệt Truyện: “Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì…”

Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời.

Đại Nam Liệt Truyện viết: “Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói “được” rồi mất; không trối lại điều gì.”

Tác phẩm tiêu biểu

Ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại

  • Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
  • Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu
  • Thác Lời Trai Phường Nón (bằng chữ Nôm)

Ba tập thơ chữ Hán điển hình

  • Thanh Hiên Thi Tập
  • Nam Trung Tạp Ngâm
  • Bắc Hành Tạp Lục

Các bài thơ khác:

  • Cảm Hứng Trong Tù
  • Đầu Sông Chơi Dạo
  • Đứng Trên Cầu Hoàng Mai Buổi Chiều
  • Đêm Đậu Thuyền Cửa Sông Tam Giang
  • Đêm Rằm Tháng Giêng Ở Quỳnh Côi
  • Lưu Biệt Anh Nguyễn
  • Mộ Đỗ Thiếu Lăng Ở Lôi Dương
  • Miếu Thờ Mã Phục Ba Ở Giáp Thành
  • Ngày Thu Gởi Hứng
  • Nói Hàn Tín Luyện Quân
  • Người Hát Rong Phủ Vĩnh Bình
  • Ngồi Một Mình Trong Thủy Các
  • Ngựa Bỏ Bên Thành
  • Ngày Xuân Chợt Hứng
  • Long Thành Cẩm Giả Ca
  • Tranh Biệt Cùng Giả Nghị
  • Qua Sông Hoài Nhớ Thừa Tướng Văn
  • Xúc Cảm Đình Ven Sông
  • Viếng Người Con Hát Thành La

Trên đây Mầm Non Ánh Dương đã giới thiệu tới các em Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Du. Để có kết quả cao hơn trong học tập, Mầm Non Ánh Dương xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà Mầm Non Ánh Dương tổng hợp và đăng tải.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button