Giáo dục

Tiểu sử nhà phê bình văn học Hoài Thanh

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh

Mầm Non Ánh Dương xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà phê bình văn học Hoài Thanh được trích dẫn qua tác phẩm “Thi nhân Việt Nam” nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Hoài Thanh

This post: Tiểu sử nhà phê bình văn học Hoài Thanh

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh sinh ngày 17-5-1909 tại Tỉnh Nghệ An, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con (giáp) gà (Kỷ Dậu 1909). Hoài Thanh xếp hạng nổi tiếng thứ 35400 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách Nhà phê bình văn học nổi tiếng.

Tiểu sử nhà phê bình văn học Hoài Thanh

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, ông còn có bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê. Ông và em trai Hoài Chân là hai tác giả nổi tiếng với cuốn sách “Thi nhân Việt Nam”.

Trước 1945, Hoài Thanh được xem là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Thời kỳ này ông viết và sáng tác các tác phẩm như:

Viết các báo: Phổ thông, Le Peuple (do Nguyễn Văn Trấn sáng lập), La Gazette de Huế, Tràng An, Sông Hương, Tao Đàn.

Năm 193, ra mắt cuốn sách Văn chương và hành động.

Thi nhân Việt Nam 1932-1941 (cùng viết với em trai Hoài Chân, nhưng đóp góp chủ yếu là Hoài Thanh).

Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc tại Huế. Ông cũng tham gia công tác giảng dạy tại Đại học Hà Nội từ năm 1945 đến 1946. Từ năm 1947-1948, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1950, là ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam. Là Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương từ năm 1950-1956. Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1958. Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông còn là đại biểu Quốc hội khóa 2, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; nằm trong Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2.

Năm 2000, Hoài Thanh đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí minh về Văn học- Nghệ thuật, đợt II với các tác phẩm: Phê bình tiểu luận (3 tập) , Nói chuyện thơ kháng chiến; Thi nhân Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Có một nền văn hóa Việt Nam
  • Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Nhân văn Việt Nam
  • Xây dựng văn hóa nhân dân
  • Nói chuyện thơ kháng chiến
  • Nam Bộ mến yêu
  • Quê hương và thời niên thiếu của Bác (cùng viết với Thanh Tịnh)
  • Phê bình và tiểu luận tập 1 (1960), tập 2 (1965), tập 3 (1971)
  • Phan Bội Châu
  • Chuyện thơ
  • Tuyển tập Hoài Thanh (2 tập, 1982-1983)
  • Di bút và di cảo
  • Hoài Thanh toàn tập (4 tập, 1998)

Hoài Thanh thời trẻ

Hoài Thanh có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu.

Hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh. Năm 19 tuổi , ông khi tốt nghiệp thủ khoa bậc thành chung ở trường Quốc học Vinh. Hoài Thanh ra Hà Nội theo học tại trường Bưởi. Ông đã tham gia tổ chức Tân Việt cách mạng đảng nên bị bắt giam và kết án 6 tháng tù treo, bị trục xuất về quê.

Ra tù, Hoài Thanh tiếp tục học tại trường Bưởi nhưng không lâu thì bị đuổi học vì cất giữ tài liệu chống chính quyền Pháp. Năm 1930, ông đỗ tú tài rồi xin vào làm tại tờ nhật báo Phổ thông.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button