Tổng Hợp

Thị thực là gì? Giá trị, hình thức, thời hạn của các loại thị thực

Thị thực là gì? Giá trị và thời hạn của các loại thị thực? Trình tự thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam?

Hiện nay chúng ta không còn xa lại với những khái niệm về thị thực, bởi thị thực hiện nay được sử dụng khá phổ biến, đây là thủ tục cần thiết để nhập cảnh hoặc xuất cảnh. Nhưng chưa phải ai cũng hiểu rõ Thị thực là gì? Giá trị, hình thức, thời hạn của các loại thị thực được pháp luật quy định như thế nào? để được cấp thị thực cần hoàn tất những thủ tục gì? Tại bào viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.

This post: Thị thực là gì? Giá trị, hình thức, thời hạn của các loại thị thực

Cơ sở pháp lý: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 51/2019/QH14).

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7:

1. Thị thực là gì? 

Thị thực có thể hiểu đây là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một công dân nào đó họ được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực theo quy định của pháp luật. Theo đó sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của họ. Bên cạnh đó cũng có một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự.

Chúng ta thấy ở các quốc gia thường có các điều kiện để được cấp thị thực, ví dụ như điều kiện về thời hạn hiệu lực của thị thực, khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ. Thông thường thì thị thực hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh  nhưng có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào và với bất kỳ lý do gì. Thị thực được hiểu là thủ tục có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia, hay có thể thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó, ngoài ra còn có thể thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành. Trường hợp mà không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình, đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này. Ngoài ra thì còn có những trường hợp được miễn thị thực là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh.

2. Giá trị và thời hạn của các loại thị thực 

Theo quy định của pháp luật thì hiện nay có 02 loại thị thực cụ thể là

– Thị thực một lần, có giá trị sử dụng một lần trong thời hạn không quá 12 tháng.

– Thị thực nhiều lần, có giá trị sử dụng nhiều lần trong thời hạn không quá 12 tháng.

Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 12 tháng được cấp cho người vào Việt Nam thực hiện các dự án theo giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam; người vào làm việc tại các cơ quan nước ngoài đặt tại Việt Nam và thân nhân ruột thịt cùng đi.

Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 6 tháng được cấp cho người được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt Nam không thuộc trường hợp nêu trên.

Thị thực một lần có giá trị 15 ngày được cấp cho người xin nhập cảnh không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời.

3. Trình tự thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam

3.1. Hồ sơ đề nghị cấp cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thành phần hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

+ Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú theo quy định.

+ Hộ chiếu

+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ như:

Giấy phép lao động, Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Giấy chứng nhận đầu tư; chứng nhận đăng ký kết hôn và Giấy khai sinh, Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình…

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Như vậy để thực hiện thủ tục đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện đầy đủ theo quy định về chuẩn bị hồ sơ như nêu trên.

3.2. Trình tự đề nghị cấp cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định nhưu chúng tôi đã nêu trên

Bước 2: Thực hiện nộp hồ sơ:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại trụ sở làm việc của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ ký và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).

Bước 3: Công dân nhận kết quả:

+ Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu; cán bộ trả kết quả yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận và trả kết quả.

+ Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

Thời hạn giải quyết: Theo quy định là không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp thị thực cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài

Lệ phí: 

– Cấp thị thực có giá trị một lần: 25 USD

– Cấp thị thực có giá trị nhiều:

+ Loại có giá trị đến 03 tháng: 50USD

+ Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng: 95 USD

+ Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm: 135 USD

+ Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm: 145 USD

+ Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD

– Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn): 25USD

– Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới: 05 USD

– Chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ thị thực rời cũ (đã hết chỗ đóng dấu: Kiểm chứng nhập cảnh, kiểm chứng xuất cảnh, chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú) sang thị thực rời mới.

Yêu cầu và điều kiện thực hiện: 

– Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an theo quy định của Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014.

–  Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”.

– Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ).

– Có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh đối với các trường hợp sau: NNN vào đầu tư phải có giấy từ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư; NNN hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư; NNN vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động; NNN vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Cơ sở pháp lý: 

+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13);

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 51/2019/QH14);

+ Văn bản hợp nhất Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 27/VBHN-VPQH);

+ Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

+ Thông tư số 57/2020/TT-BCA ngày 10/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

+ Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07/4/2021 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh , cư trú tại Việt Nam.

Kết uận, đối với trình tự mà chúng tôi đưa ra để có thể tiến hành việc đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt nam thì cá nhân muốn được cấp thị thực phải có hồ sơ đầy đủ, thực hiện theo trình tự đã nêu trên và thực hiện theo những yêu cầu được đưa ra để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không những vậy còn cần thực hiện nghĩa vụ về lệ phí theo quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin công ty Mầm Non Ánh Dương chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thị thực là gì? Giá trị, hình thức, thời hạn của các loại thị thực” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button