Giáo dục

Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đã khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với sự tồn vong và phát triển của một đất nước.

Mầm Non Ánh Dương sẽ cung cấp tài liệu về tác giả Thân Nhân Trung, cũng như nội dung của đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

This post: Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Nghe đọc Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu.

Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?

Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại. Có nhiều người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng. Cũng không phải không có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn tấm bia này. Ví thử hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn, đâu còn dám nảy sinh như vậy được? Thế thì việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng. Ai xem bia nên hiểu ý sâu này”.

I. Tác giả

– Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự là Hậu Phủ.

– Quê ở làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

– Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng có tài văn chương và được vua Lê Thánh Tông tin dùng, thường cho vào hầu văn bút.

– Khi thành lập hội Tao đàn, ông được Lê Thánh Tông ban cho là “Tao đàn phó nguyên súy”.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Nhằm phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban áo mũ, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho người đỗ đạt cao.

– Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trích trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba được biên soạn năm 1484 thời Hồng Đức.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “không có việc gì không làm đến mức cao nhất”: Vai trò của hiền tài đối với đất nước.

– Phần 2. Còn lại. Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau.

3. Tóm tắt

Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia. Nếu nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, còn nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Đồng thời việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa to lớn. Đất nước có thể khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Đồng thời ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

Xem thêm Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đã khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với sự tồn vong và phát triển của một đất nước.

Mầm Non Ánh Dương sẽ cung cấp tài liệu về tác giả Thân Nhân Trung, cũng như nội dung của đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

This post: Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Nghe đọc Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu.

Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?

Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại. Có nhiều người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng. Cũng không phải không có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn tấm bia này. Ví thử hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn, đâu còn dám nảy sinh như vậy được? Thế thì việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng. Ai xem bia nên hiểu ý sâu này”.

I. Tác giả

– Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự là Hậu Phủ.

– Quê ở làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

– Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng có tài văn chương và được vua Lê Thánh Tông tin dùng, thường cho vào hầu văn bút.

– Khi thành lập hội Tao đàn, ông được Lê Thánh Tông ban cho là “Tao đàn phó nguyên súy”.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Nhằm phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban áo mũ, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho người đỗ đạt cao.

– Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trích trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba được biên soạn năm 1484 thời Hồng Đức.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “không có việc gì không làm đến mức cao nhất”: Vai trò của hiền tài đối với đất nước.

– Phần 2. Còn lại. Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau.

3. Tóm tắt

Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia. Nếu nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, còn nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Đồng thời việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa to lớn. Đất nước có thể khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Đồng thời ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button