Tiếng Việt

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10


Các em hãy tham khảo bài Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt trời ngắn nhất, trang 105, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I do Mầm Non Ánh Dương biên soạn dưới đây để tìm cho mình những gợi ý cần thiết nhé!

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, Ngữ văn lớp 10 – KNTT

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10 – KNTT
 

I. Trước văn bản đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trước văn bản đọc:
1. Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm, văn hóa của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…)
– Trang phục:
+ Phụ nữ: áo chui màu chàm, được trang trí bằng các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu vàng, đỏ, trắng ở cổ áo, bả vai, cánh tay, cửa tay và gấu áo. Váy được quấn nhiều vòng quanh eo, dài chạm đến gót chân.
+ Đàn ông: đóng khố và mặc vải tấm. Cổ áo khoét tròn, nghiêng và được xẻ một đường trước ngực. Phần khố có chiều rộng khoảng 30cm.
– Ẩm thực: vị chủ đạo trong ẩm thực của người Ê-đê là vị cay, đắng, chát. Món ăn được chế biến và kết hợp nhiều loại nguyên liệu và gia vị với nhau.
– Nhà ở: nhà sàn dài truyền thống, làm bằng tre, nứa, gỗ, lợp bằng cỏ tranh.
– Lễ hội: lễ hội cúng bến nước, lễ hội ăn cơm mới, lễ hội cồng chiêng,…
2. Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa.
Ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa:
– Trong văn hóa phương Tây:
+ Thần thoại Hy Lạp: Mặt Trời được nhân cách hóa thành thần Hê-li-ớt, cưỡi chiếc xe ngựa đi trên bầu trời để phát sáng cho nhân loại.
+ Châu Úc: Mặt Trời được coi là con trai của Đấng Sáng tạo và là gương mặt thần thánh khoan dung, nhân ái loài người.
– Trong văn hóa phương Đông:
+ Trung Quốc: giải thích về sự xuất hiện của Mặt Trời và khát vọng chiếm lĩnh thế giới của con người.
+ Ấn Độ: Trong kinh Vệ Đà, Mặt Trời được coi là con mắt của thế giới.
+ Việt Nam: thể hiện mong ước lí giải và khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa.
 

This post: Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10

II. Trong văn bản đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trong văn bản đọc:
1. Chú ý các chi tiết mô tả Đăm Săn khi đến nhà của Đăm Par Kvây.
Chi tiết mô tả Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây:
– “Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang.”.
– “Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như cỗ cách, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây.”.
– “Chàng giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung.”.
– “Chàng nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy.”.

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, Ngữ văn lớp 10 – KNTT ngắn gọn

 
2. Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê.
– Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây:
+ Đăm Săn được tôi tớ trong nhà Đăm Par Kvây tiếp đón vô cùng nồng hậu, chu đáo.
+ Mọi người thi nhau chuẩn bị đồ: thuốc lá, vỏ trầu, thức ăn, rượu, nước mời Đăm Săn.
+ Không khí diễn ra vô cùng vui vẻ, náo nhiệt.
– Các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê:
+ “Tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng”.
+ “Rồi họ đem ra thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to, không còn sợ thiếu thuốc, thiếu trầu cho Đăm Săn ăn, hút.”.
+ “Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách.”.
+ “Họ đi lấy rượu, đem một ché tuk da lươn, một ché êbah Mnông, trên vẽ hoa kơ-ụ, dưới lượn hoa văn, tai ché hình mỏ vẹt sâu lỗ.”.
+ “Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiếng, ai cắm cần cứ cắm cần.”.
3. Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời.
Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời:
+ Rừng nhiều cọp, đường nhiều rắn.
+ Nhiều chông lớn, chông nhỏ.
+ Nước nhiều đỉa, rừng nhiều vắt.
+ Hành trình nhiều khó khăn, nguy hiểm, không ai vào bắt Nữ Thần Mặt Trời được.
4. Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn.
Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn: “Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đấy, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!”.
5. Chú ý thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây.
Thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây là sẵn sàng đối đầu với nguy hiểm, kiên quyết, quyết tâm đi tới nhà Nữ Thần Mặt Trời.
6. Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản.
Từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản tương đồng với nhau, đều diễn tả không gian hiu quạnh, vắng vẻ.
7. Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời.
Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời: Ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời nằm trên một ngọn núi cao chót vót. Ngôi nhà ở bên ngoài rất nguy nga, bề thế. Mọi thứ đều là một màu vàng chói lóa. Tòa nhà dài dằng dặc, rất nhiều voi dưới sàn sân. Cồng, chiêng xếp đầy nhà, người hầu kẻ hạ nhiều không sao đếm được, xà ngang xà dọc đều thếp vàng.
8. Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời.
Hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời hiện lên vô cùng xinh đẹp, kiều diễm. Thân mình đều là màu vàng óng đến chói lòa hai mắt. Mái tóc óng ả, được để gọn gàng rất đẹp. Bước chân nhẹ nhàng đi trên sàn nhà. Giọng nói lanh lảnh.
9. Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?
Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn vì nếu nàng đi thì:
+ Mọi loài động vật sẽ chết.
+ Cả người Ê-đê, Ê-ga cũng chết vì không còn nước uống, chết cả người Kur, người Lào vì hết đất làm nương.
+ Cây trong rừng sẽ chết khô, lau lách không thể đâm chồi, cỏ cây lụi tàn.
+ Đất đai nứt nẻ, sống suối sẽ cạn khô.
10. Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối.
Phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối là vẫn tỏ ra quyết tâm muốn được bắt Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ. Chỉ khi Nữ Thần nhất quyết không chịu, Đăm Săn mới chấp nhận quay trở về làng.
11. Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen.
Ban đầu, con ngựa của Đăm Săn vẫn có thể đi được vì bùn chưa nhão. Mặt Trời càng lúc càng lên cao khiến bùn trở nên nhão nhoét. Ngựa đi tới đâu, bùn lún tới đó, cuối cùng cả ngựa lẫn Đăm Săn đều bị bùn nhão nuốt chửng.
 

III. Sau khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Những sự kiện chính trong đoạn trích:
+ Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây để rủ Đăm Par Kvây đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.
+ Đăm Par Kvây khuyên ngăn không nên vào rừng để đến nhà Nữ Thần Mặt Trời vì đường đi nguy hiểm.
+ Đăm Săn vẫn kiên quyết đi đến nhà Nữ Thần Mặt Trời.
+ Đăm Săn gặp Nữ Thần Mặt Trời và ngỏ ý muốn cưới nàng làm vợ.
+ Nữ Thần Mặt Trời không đồng ý và khuyên Đăm Săn nên đi về.
+ Đăm Săn trở về và bỏ mạng ở Rừng Đen.
– Sự kiện trên thể hiện phẩm chất anh dũng, bất khuất và ý chí phi thường của một người anh hùng không chịu khuất phục trước khó khăn, thử thách. Đồng thời, thể hiện khát vọng chinh phục Nữ Thần mãnh liệt của Đăm Săn.
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
* Vai trò của lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại trong việc khắc họa nhân vật.
– Lời kể:
+ Là những đoạn chữ in nghiêng, nằm giữa những đoạn hội thoại.
+ Là lời của người kể chuyện về diễn biến và tình tiết của câu chuyện.
+ Lối kể chậm rãi, thường dừng ở các chi tiết cao trào.
=> Tác dụng: dẫn dắt người đọc đi theo mạch truyện, tạo sự hồi hộp, chờ đợi cho người đọc, góp phần làm rõ hành động của nhân vật.
– Lời miêu tả:
+ Nằm trong cả lời kể lẫn lời đối thoại.
+ Miêu tả về vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn, sự nguy hiểm trên đường đi đến nhà Nữ Thần, vẻ đẹp của Nữ Thần, căn nhà mà Nữ Thần Mặt Trời đang ở, cảnh tượng Đăm Săn trong Rừng Đen.
+ Từ ngữ miêu tả giàu sức gợi hình, gợi cảm.
+ Các thủ pháp cường điệu, so sánh được sử dụng thường xuyên,
=> Tác dụng: Lối miêu tả tỉ mỉ, tạo ra sự lôi cuốn, giúp người đọc có thể hình dung cụ thể về phẩm chất anh dũng, bất khuất của người anh hùng Đăm Săn trên hành trình vào Rừng Đen để bắt Nữ Thần Mặt Trời.
– Lời đối thoại:
+ Lời đối thoại giữa Đăm Săn với Đăm Par Kvây, Nữ Thần với người hầu và Đăm Săn với Nữ Thần.
=> Tác dụng: Thể hiện rõ được giọng điệu, tính cách, phẩm chất của những nhân vật khác nhau.
* Những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích:
– Lời văn sử thi trong đoạn trích có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự với yếu tố miêu tả.
– Các thủ pháp cường điệu, so sánh được sử dụng thường xuyên.
– Cách kể chuyện chậm rãi, thường có quãng ngưng ở những đoạn cao trào.
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Truyện được kể ở ngôi thứ ba, từ điểm nhìn bên ngoài, là người quan sát, hòa mình vào tập thể để kể lại câu chuyện về người anh hùng Đăm Săn.
– Một số thông tin về hình thức người kể chuyện sử thi của người Ê-đê:
+ Hình thức diễn xướng: hát và kể lời. Để có thể diễn tả tính cách hoặc hành động của nhân vật một cách sinh động, cụ thể người hát kể sử thi có thể kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm trên khuôn mặt.
+ Người kể: Pô khan được người Ê-đê gọi là người hát kể sử thi. Họ có thể là già làng hoặc những người có bề dày tri thức dân gian.
+ Thời gian kể: vào buổi tối; trong những dịp lễ hội đặc biệt.
+ Không gian kể: không gian nhà dài; nghĩa địa; chòi rẫy.
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Theo em, hình tượng Nữ Thần Mặt Trời trong sử thi “Đăm Săn” mang ý nghĩa:
+ Hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời biểu trưng cho sức mạnh của tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa.
+ Nữ Thần Mặt Trời biểu trưng của chế độ mẫu hệ. Hình ảnh của Nữ Thần Mặt Trời gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ. Hành động quyết tâm chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn còn cho thấy những xung đột về quyền lực giữa hai giới dưới chế độ mẫu hệ của người Ê-đê.
+ Nữ Thần Mặt Trời là biểu tượng cho những vùng đất mới cần được khai phá và chinh phục của cộng đồng.
+ Đăm Săn kiên quyết đi bắt Nữ Thần Mặt Trời mặc những can ngăn của Đăm Par Kvây cho thấy vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất của người anh hùng.
Câu 5 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Cái chết của Đăm Săn trong Rừng Đen:
+ Điểm đặc biệt của nhân vật sử thi là người anh hùng đại diện cho cộng đồng, hoạt động theo nguyên tắc danh dự.
+ Quê hương luôn là nơi nhân vật sử thi thuộc về.
– Cái chết của Đăm Săn là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn của con người bởi nó thể hiện bi kịch của người anh hùng trên hành trình chinh phục những mục tiêu.
Câu 6 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Qua đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời”, em nhận ra được những đặc trưng trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa:
– Kiến trúc: nhà sàn dài, nhiều hàng cột, cầu thang.
– Vật dụng: ché tuk, ché êbah, chiếu, chiêng, mâm đồng, chậu thau,.. biểu thị sự giàu có.
– Phong tục: trải chiếu , đánh chiêng, rót rượu trong ché tuk, ché êbah để mời khách.
– Tín ngưỡng: thờ hai vị thần là ông Đu và ông Điê.
Câu 7 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
* Điểm tương đồng:
– Đều chứa đựng vẻ đẹp sức mạnh phi thường, bản lĩnh, dũng cảm, không đầu hàng trước số phận và khó khăn, thử thách.
– Hình tượng người anh hùng đều hoạt động theo nguyên tắc danh dự được đặt ở vị trí tối thượng.
* Điểm khác biệt:
– Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại: Hi sinh vì lợi ích của thành bang được coi là phẩm chất cao nhất của người anh hùng. Trong đó, phẩm chất quan trọng nhất chính là ý thức công dân.
– Quan niệm của người Ê-đê: Phẩm chất quan trọng nhất của người anh hùng là chinh phục thế giới tự nhiên và khai phá những vùng đất mới.
 

IV. Kết nối đọc viết

“Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như “I-li-át” hay “Đăm Săn” không còn quá nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại?” Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.

Trả lời:

Theo em, một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như “I-li-át” hay “Đăm Săn” vẫn còn nguyên vẹn giá trị và ý nghĩa đối với con người hiện đại. Bởi cả hai tác phẩm đều thể hiện sự kết tinh trí tuệ của tác giả dân gian và những sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục tự nhiên, mở mang bờ cõi. Thông qua những tác phẩm đồ sộ như vậy, ngoài việc ta có thể hiểu thêm về quá khứ, ta còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa, đời sống tinh thần, hệ giá trị ẩn sau mỗi pho sử thi của cộng đồng người ấy. Vẻ đẹp hình tượng của người anh hùng cũng chính là khát vọng của tập thể về ý chí tự do, niềm tin vào phẩm chất vào người đứng đầu cộng đồng.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Hi vọng những gợi ý của Mầm Non Ánh Dương sẽ giúp các em dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Đừng quên tham khảo các bài văn mẫu lớp 10 hay và chất lượng khác như:
Phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại

Từ khoá liên quan:

Soan bai Dam San di bat Nu Than Mat Troi Ngu van lop 10 KNTT

, Dam San di bat Nu Than Mat Troi ngan gon Ngu van lop 10 KNTT, bai Dam San di bat Nu Than Mat Troi Ngu van lop 10 KNTT,

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tiếng Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button