Giáo dục

Sân Si là gì – Sân Si theo Phật Giáo và văn hóa thường thức

Sân Si là gì – Sân Si theo Phật Giáo và văn hóa thường thức

Sân, si là 2 trong 3 tam độc được nhắc đến trong giáo lý nhà Phật. Sân, si là thứ có sẵn trong mỗi con người, gây ra những hiểu lầm, đố kỵ, ghen tuông là chìa khóa dẫn đến nhiều bi kịch trong cuộc sống, trong bài chia sẻ này cùng Mầm Non Ánh Dương books tìm hiểu chi tiết sân si là gì và nguyên nhân xuất hiện của sân si.

Nội dung chính

This post: Sân Si là gì – Sân Si theo Phật Giáo và văn hóa thường thức


1. Sân, si là gì?

Tham sân si

“Sân” là một trạng thái cảm xúc của con người, được hiểu là sự tức giận, phẫn nộ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Người có lòng “sân” thường ích kỉ, dễ nổi nóng, thù hằn cực đoan, từ đó có thể làm những điều xấu trái với luân thường đạo lý; sau cơn giận thường tìm cách trả thù hãm hại người mình thù ghét.

“Si” được hiểu là sự si mê, mù quáng, ngu tối. Người si mê, u muội, mù quáng là người không biết suy xét, không phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại; không nhìn nhận được những những cái xấu xa, nhơ bẩn dang gặm nhấm từ bên trong cơ thể khiến cái thói hư tật xấu lớn dẫn từ đó đưa đến những hành động tội lỗi, trái luân thường đạo lý.

Hiểu một cách tổng quát, “sân, si” là sự nóng nảy, ganh ghét, thù hận, mê muội, mù quáng của con người. Những người mang lòng sân, si thường hay so sánh, ganh tị với sự hạnh phúc, thành công của người khác, họ tham lam, ích kỷ và bảo thủ…

Trong bản thân mỗi con người, ai cũng tồn tại “sân” và “si” chỉ khác nhau ở chỗ có người kiềm chế, khắc phục được “sân” “si” hướng tới chân thiện mỹ trở thành người có ích cho xã hội, có người bị “sân” “si” lấn lướt làm mất nhân tính gây ra những hành vi sai trái, tội. Những người sân si luôn cho rằng họ phải làm mọi cách để người khác không được bằng mình, phải khổ sở hơn mình, họ mải miết vật lộn với suy nghĩ làm thế nào để người khác phải đau khổ… rồi chính họ rơi vào bi kịch mà không biết rằng tự họ đang mang lại đau khổ cho chính mình.


2. Nguyên nhân của tình trạng sân, si

Sân, si không tự nhiên mà có, nó thường xuất phát từ quyền lợi, tài vật, danh vọng và sắc dục.

Thường có 3 loại “sân” đó là:

+ Sân do quyền lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục, bản thân bị xâm phạm

+ Sân do tham lam lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục

+ Sân do ganh tỵ lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục của người khác hơn mình

Thường có 3 loại “si” đó là:

+Không khả năng nhận diện đạo lý tốt.

+ Không có khả năng nhận diện bản chất thật của sự việc ở đời

+ Không có khả năng nhận diện thân, tâm của mình.


3. Sân, si trong giáo lý nhà Phật?

Tham sân si

Sân, si là 2 trong 3 tam độc Tam độc (tiếng Phạn: triviṣa, tiếng Tây Tạng: dug gsum), trong Phật giáo, nói về 3 trạng thái tinh thần có hại: ngu si (vô minh) (tiếng Phạn: moha), tham lam (tiếng Phạn: raga), sân hận (tiếng Phạn: dvesha).

Tam độc là phần chính giữa trong bức tranh “Bánh xe luân hồi” (Bhavachakra), đặt tại nhiều tu viện Phật giáo ở Tây Tạng, với hình ảnh con công, rắn và lợn cắn đuôi nhau.

Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người. Tham, sân, si có thể được tìm thấy một cách dễ dàng nơi hành động, ngôn ngữ, và ý nghĩ của chính mình cũng như của kẻ khác.  Tham sân si là sản phẩm của con người và xã hội là nguyên nhân làm hư hại cuộc sống an lành của loài người.


4. Sân, si trong văn hóa thường thức

Sân, si là những biểu hiện tiêu cực, cần kìm chế nhưng ở một mặt khác sân, si lại làm cho cuộc sống trở nên đa dạng muôn màu, muôn vẻ. Có yêu thì mới có hận, có ghen, có ghét. Chính sân, si trong mỗi con người đã tạo nên một bức trang cuộc sống đa sắc màu được chuyển thể trong truyện ngắn, trên nhưng thước phim, trong những sản phẩm âm nhạc, qua đó để người xem suy ngẫm và nhìn lại chính bản thân mình.

Ở mảng phim truyện, chúng ta thấy sân, si trong bà mẹ chống khó tính “sống chung với mẹ chồng”, ở chị Nguyệt thảo mai “Nhưng nhân viên gương mẫu” gần đây nhất, sân, si được thể hiện rõ qua từng nhân vật vẽ nên bức tranh xã hội, ở đó sự tranh giành quyền, tiền làm con người sa ngã trong phim “Sinh tử”…

Ở mảng âm nhạc, xem lại những MV thịnh hành nhất hiện nay, chẳng phải sự ghen ghét đó kỵ đến mê muộc, mù quáng đã ăn sâu vào máu cô bạn của Hương Giang trong seri MV ADODDA hay như cô “Cám” Chi Pu trong “Anh ơi ở lại”

Như vậy, sân, si là một phần trong mỗi chúng ta, việc hiểu rõ hơn về sân, si giúp mỗi người có cái nhìn khách quan, trung thực hơn hơn để từ đó tự chiêm nghiệm lại bản thân, hạn chế lại sân, si, bao dung hơn, biết cho đi nhiều hơn.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button