Giáo dục

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để làm nổi bật tượng đài nghệ thuật bi tráng

Đề bài: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để làm nổi bật tượng đài nghệ thuật bi tráng

phan tich van te nghia si can giuoc de lam noi bat tuong dai nghe thuat bi trang

This post: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để làm nổi bật tượng đài nghệ thuật bi tráng

Văn mẫu Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài làm:

Chiến tranh – hai từ nghe sao thật đau thương, nó để lại những đau đớn mất mát rất lớn cho con người. Nhưng cũng chính từ những cuộc chiến tranh ấy, mà người ta có thể dễ tìm ra tình yêu nước nồng nàn, dám chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ. Để tưởng nhớ công lao của họ, đã có rất nhiều tác phẩm ca ngợi công lao của họ, và bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một trong những bài như vậy. Bài văn tế đã làm nổi bật được bức tượng đài bi tráng của những nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc vì dân tộc đã hi sinh.

Ngay từ đầu bài văn tế, tác giả đã nhấn mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc:

“Hỡi ôi
Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ.”

Khi Tổ quốc lâm nguy, khắp đất nước nổ lên tiếng súng ở mọi nơi, tang thương bắt đầu đến với cả dân tộc, nhưng cũng chính từ những giờ phút đó mà nó đã làm sáng tỏ tấm lòng của nhân dân dám hi sinh chiến đấu vì Tổ quốc. Hình ảnh “mười năm công vỡ ruộng” và “một trận nghĩa đánh Tây” là hai hình ảnh đối lập, qua đó nhấn mạnh được tinh thần của những người nông dân chân lấm tay bùn ấy dám đứng lên đánh giặc mà để lại “tiếng vang” cho đời sau.

Những người nghĩa sĩ ấy chỉ là những người nông dân mộc mạc giản dị chất phác, đoạn tiếp theo Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu về nguồn gốc của các chiến binh ấy:

“Nhớ linh xưa;
Cui cút làm ăn; lo toan nghèo khó;
Chưa quen cung ngựa; đâu tới trường nhung;…”

Trước khi tham gia kháng chiến, họ là những người nông dân ngày ngày bên những mảnh ruộng đất cây trồng, chịu thương chịu khó “cui cút làm ăn”. Họ chỉ thân thuộc với những dụng cụ hàng ngày của mình như : Cuốc, cày, bừa, cấy… nào đâu có cơ hội mà biết đến “cung ngựa”, “trường nhung”, “khiên, súng”. Vậy mà khi nghe thấy tiếng phong hạc, họ trông ngóng tin của triều đình hi vọng có lệnh từ trên xuống chỉ đạo cách đánh trận. Thế mà triều đình lại nhu nhược, không lo được cho dân, chỉ làm lòng dân càng thêm căm phẫn, thấy bóng giặc mà “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”.

Từ những người nông dân nghèo khó bên mảnh đất ruộng vườn, họ đã trở thành những chiến binh quả cảm trước thời kì lịch sử bão tố khi thực dân Pháp tới xâm lược. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ câu văn đậm chất Nam Bộ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Ông miêu tả những dụng cụ thô sơ để đi ra chiến đấu với bọn ngoại xâm, nào là “manh áo vải, ngọn tầm vông, nón gõ..”. Vậy mà những vũ khí thô sơ ấy đã đối đầu quyết liệt với những vũ khí tối tân “tàu thiếc, tàu đồng, đạn to, đạn nhỏ”. Họ đâu có e ngại thứ vũ khí nhỏ, lạc hậu một trời một vực với bọn giặc, cái họ có đó chính là tình yêu dân tộc đặt lên trên đầu, họ mang thứ vũ khí ấy ra để đánh với giặc. Hàng loạt các động từ mạnh đã được tác giả kể ra để thể hiện cho tinh thần ấy lớn thế nào: “đốt, chém, đạp, xô, xông…”, xông lên như vũ bão, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nhưng đau đớn thay, những người nghĩa sĩ ấy vẫn phải hi sinh – một sự thật phũ phàng với cả dân tộc.

Các nghĩa sĩ đã anh dũng hi sinh để lại một bầu không khi tiếc thương của cả dân tộc. Bài văn tế như một tiếng khóc ai oán, đặc biệt nó “bi mà không lụy”. Dân tộc tự hào về các anh, những chiến binh quả cảm. Bằng giọng văn gần gũi, mộc mạc giản dị, Nguyễn Đình Chiểu đã làm nên bài văn tế truy điệu các anh bằng tình cảm sâu sắc của cá nhân, cũng như toàn dân tộc. Ông xứng đáng được mệnh danh là ngôi sao sáng trên nền trời thơ ca của văn học trung đại Việt Nam.

————— Hết —————

Không chỉ tập trung Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để làm nổi bật tượng đài nghệ thuật bi tráng, để hiểu rõ về hoàn cảnh sáng tác, cách viết mở bài, thân bài, kết bài bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc, các em có thể tham khảo thêm bài mẫu Hình ảnh người nông dân qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Quan niệm về người anh hùng trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm sáng tỏ bài văn là Khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang,…

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button