Giáo dục

“Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau”. Hãy làm rõ ý kiến trên.

Đề bài: “Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau”. Hãy làm rõ ý kiến trên.

nguyen khuyen va tu xuong co noi niem tam su giong nhau nhung giong tho lai co diem khac nhau hay lam ro y kien tren
 

This post: “Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau”. Hãy làm rõ ý kiến trên.

I. Dàn ý chi tiết 

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về hai tác giả Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
– Giới thiệu vấn đề bàn luận: “Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau những giọng thơ lại có điểm khác nhau”.
 

2. Thân bài

a. Nỗi niềm tâm sự giống nhau của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

– Lột tả một cách chân thực và sâu sắc bộ mặt của đám quan chức đương thời
– Thái độ chua chát, mỉa mai của nhà thơ trước cảnh chạy quan chức, những cảnh rối ren nơi trường thi.
– Những thói hư, tật xấu của con người trong bối cảnh xã hội đầy những nhiễu nhương.
-> Sự mỉa mai, châm biếm, đả kích, tố cáo những thói hư, tật xấu, những cảnh chướng tai, gai mắt của xã hội đương thời.

b. Giọng thơ khác nhau của hai ông

– Nguyễn Khuyến: giọng thơ mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu sắc với những hàm ý sâu cay. Nguyễn Khuyến thường dùng nhiều hình thức ẩn dụ khác nhau
– Tú Xương: ông luôn hướng thằng ngòi bút trào phúng của mình vào các đối tượng, mà lột hết những cái xấu xa, giả dối của nó, khi đã mỉa mai, châm biếm thì phải thì phải thật sâu cay, độc địa.

c. Nguyên nhân của sự giống và khác nhau

– Giống nhau: hai ông đều sống cùng dưới một thời đại, xã hội đầy những cảnh chướng tai gai mắt.
– Khác nhau:
+ Đặc trưng của văn học
+ Đặc điểm con người của mỗi nhà thơ:

  • Nguyễn Khuyến là một người thuận lợi trong con đường học vấn, thi cử
  • Tú Xương dẫu có tài năng nhưng con đường khoa cử lao đao, không thuận lợi

+ Hoàn cảnh sống:

  • Nguyễn Khuyến từ nhỏ đã sống ở nông thôn
  • Tú Xương thì hoàn toàn khác, ông sinh ra và lớn lên ở thành thị

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận và nêu cảm nghĩ của bản thân về đặc điểm sáng tác của hai nhà thơ.

 

II. Bài văn mẫu 

Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc mọi thế hệ. Bàn về những sáng tác của hai ông, có ý kiến cho rằng “Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau”. Đi sâu tìm hiểu, khám phá những sáng tác của hai ông người đọc sẽ càng hiểu sâu sắc hơn về ý kiến này.

Trước hết, trong những sáng tác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau bởi lẽ, trong những vần thơ của hai ông đều mang nặng nỗi niềm với quê hương, đất nước, dân tộc. Đó là sự mỉa mai, châm biếm, đả kích, tố cáo những thói hư, tật xấu, những cảnh chướng tai, gai mắt của xã hội đương thời. Tác giả Nguyễn Khuyến đã lột tả một cách chân thực và sâu sắc bộ mặt của đám quan chức đương thời qua bài thơ “Lời vợ anh phường chèo” và đặc biệt là qua hai câu thơ:

Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nọ khác chi thằng hề.

Và với Tú Xương cũng vậy, trong những sáng tác của mình, ông cũng đã lột tả bộ mặt của quan lại. Dường như, dưới ngòi bút của ông, quan lại là một phường chèo, để rồi họ đeo lên cho mình một chiếc mặt nạ, vẽ râu, hò hét để lừa thiên hạ, lừa nhân dân. Và có thể nói, điều đó được thể hiện sâu sắc qua bài thơ “Hát tuồng”.

Nào có ra gì cái lũ tuồng
Cũng hò cũng hét cũng y uông
Dẫu rằng dối được đàn con trẻ
Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn.

Đồng thời, trong những sáng tác của mình, cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều cho thấy những cảnh rối ren nơi trường thi và hạ bệ những ông tiến sĩ tri thức của xã hội lúc bấy giờ. Nhắc đến đây, người đọc sẽ nhớ ngay đến bài thơ “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến, bài thơ đã cho chúng ta thấy được thái độ chua chát, mỉa mai của nhà thơ trước cảnh chạy quan chức, để rồi những danh vị chỉ còn là cái vỏ.

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe
Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi

Còn với Tú Xương, ông đã hướng thẳng ngòi bút đả kích, châm biếm sâu cay của mình vào cảnh nhố nhăng nơi trường thi qua bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”.

Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Cờ cắm rợp trời quan sứ đến,
Vảy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!

Thêm vào đó, trong những sáng tác của mình, cả hai ông đều cho thấy những cảnh chướng tai, gai mắt, những thói hư, tật xấu của con người trong bối cảnh xã hội đầy những nhiễu nhương. Với Nguyễn Khuyến, đó là hình ảnh “Hội Tây” với những người dân bàng quan với hiện thực của đất nước, với thời cuộc để tham gia vào hội Tây.

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.

Còn với Tú Xương đó chính là sự đảo lộn những giá trị đạo đức, những nét thuần phong mĩ tục của đất nước:

Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

(Đất vị Hoàng)

Như vậy, trong những sáng tác của mình, cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều thể hiện nỗi lòng, sự mỉa mai, châm biếm, những thói hư, tật xấu, những lố bịch của xã hội và tầng lớp quan chức trong xã hội bấy giờ, những điều đó xét đến cùng là biểu hiện của lòng yêu nước. Tuy nhiên, dẫu cùng một đối tượng phản ánh, cùng một nỗi niềm tâm sự nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra được đâu là thơ Nguyễn Khuyến, đâu là thơ Tú Xương bởi hai ông có giọng thơ khác nhau. Đọc những vần thơ của Nguyễn Khuyến, người đọc sẽ thấy hiện lên ở đấy một giọng thơ mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu sắc với những hàm ý sâu cay. Nguyễn Khuyến thường dùng nhiều hình thức ẩn dụ khác nhau như mượn lời của người vợ, mượn những đồ vật giả,… để từ đó làm bật nổi lên ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Đọc thơ của Nguyễn Khuyến thật nhẹ nhàng, thoạt đầu cứ ngỡ đấy là một lời khen nhưng càng đọc, càng ngẫm nghĩ người ta càng thấy sự sâu sắc, mỉa mai chua xót của nhà thơ. Còn Tú Xương thì hoàn toàn ngược lại, ông không ưa sử dụng lối nói ẩn dụ mà ông luôn chĩa thằng ngòi bút trào phúng của mình vào các đối tượng, mà lột hết những cái xấu xa, giả dối của nó. Với Tú Xương, khi đã mỉa mai, châm biếm thì phải thì phải thật sâu cay, độc địa. Và trên những trang viết của mình, ông đã làm đúng như thế – khi miêu tả cảnh trường thi ông lột tả hết từng chi tiết, từng cử chỉ động tác, khi nói về thực trạng xã hội ông đã tái hiện chân thực và rõ nét.

Cả Tú Xương và Nguyễn Khuyến đều có cùng một nỗi niềm tâm sự nhưng giọng thơ và cách thể hiện lại khác nhau. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới những điểm tương đồng và khác biệt này? Trước hết, cả hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau bởi cả hai ông đều sống cùng trong một thời đại, đều chứng kiến những cảnh rối ren và những thói hư tật xấu trong xã hội đương thời. Là những nhà nho, mang trong mình lòng yêu nước sâu sắc, trước hiện thực cuộc sống ấy đã nảy lên những nỗi niềm tâm sự giống nhau. Tuy nhiên, ở hai ông ta thấy có sự khác nhau về giọng thơ. Sự khác nhau này trước hết bắt nguồn từ đặc trưng của văn học. Như chúng ta đã biết, văn học chính là lĩnh vực của sự sáng tạo, do đó, mỗi nhà văn đều có cách thể hiện của riêng mình. Thêm vào đó, sự khác nhau này còn bắt nguồn từ đặc điểm con người của mỗi nhà thơ. Nếu Nguyễn Khuyến là một người thuận lợi trong con đường học vấn, thi cử thì Tú Xương dẫu có tài năng nhưng con đường khoa cử lao đao, không thuận lợi. Đồng thời, sự khác nhau về hoàn cảnh sống cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này. Nguyễn Khuyến từ nhỏ đã sống ở nông thôn, bởi vậy, sự yên ả, nhẹ nhàng đã phần nào tạo nên giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh của ông. Còn với Tú Xương thì hoàn toàn khác, ông sinh ra và lớn lên ở thành thị bởi vậy những thay đổi, vần xoay của cuộc sống thành thị đã góp phần làm nên giọng thơ của ông.

Tóm lại, Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có những nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ của mỗi ông lại có điểm khác nhau. Chính điều đó đã góp phần tạo nên vườn hoa văn học trung đại với muôn ngàn hương sắc.

Bên cạnh bài “Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau”. Hãy làm rõ ý kiến trên., các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 như: Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi hương, Hoàn cảnh sáng tác Vịnh khoa thi Hương, Bình giảng bài thơ Tiến sĩ giấy, Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button