Giáo dục

Kết bài tùy bút Người lái đò sông Đà

Một số cách kết bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

ket bai tuy but nguoi lai do song da
Kết bài tùy bút Người lái đò sông Đà

This post: Kết bài tùy bút Người lái đò sông Đà

1. Kết bài số 1:

Kết thúc hành trình khám phá dòng Đà giang, nhà  văn Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà của mình đã mang đến một diện mạo, một hình tượng thực toàn diện, thực đẹp đẽ về dòng sông Đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ mà hiểm ác bắt nguồn từ rừng già Trường Sơn, đó cũng là dòng sông trữ “tuôn dài như một áng tóc trữ tình” cùng sắc nước thay đổi theo mùa “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu”. Không chỉ xây dựng lên hình tượng dòng sông đẹp đẽ và mới lạ, tùy bút của Nguyễn Tuân còn khắc họa chân dung vẻ đẹp của người lái đò trí dũng, nghệ sĩ trong chính công việc của mình.
 

2. Kết bài số 2:

Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả vẻ đẹp dòng sông, khắc họa vẻ đẹp trân quý bên trong con người lao động Tây Bắc với tất cả sự say mê, tình yêu tha thiết và cả vốn hiểu biết sâu rộng của mình. Cũng qua tùy bút, nhà văn cũng thể hiện sự phấn khởi, hạnh phúc vì cuối cùng sau bao ngày tìm kiếm, ông đã tìm thấy “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong con người Tây Bắc, thỏa mãn được đam mê ưa xê dịch và “chủ nghĩa cái đẹp” trong phong cách, con người Nguyễn Tuân.
 

3. Kết bài số 3:

Bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng tấm lòng gắn bó với sông núi quê hương, nhà văn Nguyễn Tuân đã huy động được toàn bộ tài năng, tâm huyết cùng sự sáng tạo, vốn am hiểu của bản thân vào tùy bút Người lái đò sông Đà, mang đến một bức tranh Tây Bắc rộng lớn, hùng vĩ, cũng tại đó nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo, cá tính của dòng sông Đà “Chúng thủy giai Đông tẩu/ Đà giang độc Bắc lưu” và đó còn là thành công trong việc phát hiện chất vàng mười đáng quý bên trong con người lao động bình dị ở Tây Bắc.
 

4. Kết bài số 4:

Tùy bút người lái đò sông Đà không chỉ đánh dấu bước chuyển mình trong phong cách, cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám- kiếm tìm và hướng  ngòi bút khám phá về những vẻ đẹp “Một thời vang bóng” mà còn là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tạo, vốn kiến thức tài hoa uyên bác của ông. Tùy bút không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Đà mà còn ngợi ca, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ của con người lao động nơi đây. Qua  đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm hứng khởi khi hòa mình vào không khí xây dựng của đất nước trong giai đoạn mới.
 

5. Kết bài số 5:

Qua tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn nổi tiếng với nét tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy sống động thiên nhiên vùng  vùng núi Tây Bắc vừa rộng lớn, hùng vĩ, khắc nghiệt nhưng cũng rất đỗi thơ mộng, trữ tình qua hình tượng dòng sông Đà hung bạo, trữ tình. Đồng thời cũng qua tùy bút này, Nguyễn Tuân đã phát hiện được vẻ đẹp, chất vàng mười đáng quý bên trong con người lao động Tây Bắc qua hình tượng người lái đò, đó là sự tài ba trí dũng, là chất nghệ sĩ của con người trong chính công việc lao động của mình.

———————–

Như vậy, trong bài viết trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách viết Kết bài tùy bút Người lái đò sông Đà sao cho ngắn gọn, đáp ứng yêu cầu của đề bài. Các bạn cũng có thể học hỏi những cách viết kết bài đa dạng hơn qua một số bài văn hay lớp 12 khác: Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Kết bài bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Kết bài Vợ nhặt của Kim Lân;… 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button