Giáo dục

Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ

Đề bài: Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ

ke ve chuyen di tham gia dinh thuong binh liet si

This post: Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ

Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ

I. Dàn ý Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ.

2. Thân bài:

– Kể khái quát về chuyến đi:
+ Hoàn cảnh
+ Thời gian
+ Địa điểm của chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ.

– Kể lại chi tiết chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ:
+ Chuyến đi diễn ra như thế nào?
+ Cảm xúc, suy nghĩ của em trong chuyến đi.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi.
 

II. Bài văn mẫu Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ

1. Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, mẫu 1 (Chuẩn)

Chiến tranh đã lùi xa hơn 47 năm. Chúng ta được sống trong hòa bình, được học hành và yên vui bên mái ấm gia đình là nhờ vào sự hi sinh xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Có người đã mãi bỏ mạng nơi chiến trường, có người mang thương tật do chiến tranh đến suốt đời. Ngày 27 tháng 7 chính là dịp để cả nước cùng thành kính biết ơn đến công lao của các chiến sĩ trong chiến tranh. Năm nay, trường em đã tổ chức một chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ.

Lần đầu tiên được tham gia vào chuyến đi, em có nhiều điều rất bỡ ngỡ nhưng may mắn là có thầy cô giáo và các bạn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ. Tám giờ sáng ngày 27 tháng 7, em có mặt tại trường với trang phục chỉnh tề, ngay ngắn. Đầu tiên, đoàn của trường em tổ chức đi tới khu nghĩa trang liệt sĩ của xã để thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh. Sau đó, trường chia làm hai nhóm đi tới từng nhà thương binh. Có một bất ngờ đó với em, đó chính là ông Hoài ở ngay trong xóm em lại là một thương binh đi ra từ chiến tranh.

Từ trước đến giờ, thấy ông bị mất một chân, em cứ nghĩ rằng ông bị tai nạn gì đó. Em vào hỏi thăm, trò chuyện với ông như là người thân của mình. Trước đó, nhiều lần em gặp ông đi bộ giữa trời nắng, tay chống gậy đi lại khó khăn, em đã dìu ông để ông có thể đi nhanh hơn. Ông vẫn còn nhớ em và rồi ông bắt đầu kể những câu chuyện thời ông tham gia đánh Mĩ ở miền Nam. Ông nói chuyện mà ánh mắt ông cứ nhìn về xa xăm, man mác buồn. Đồng đội của ông đều đã hi sinh, một mình ông còn lại với nỗi buồn và nhớ nhung da diết. Để giúp ông xoa dịu nỗi đau, em và mọi người đã tặng quà cho ông, ông vui lắm.

Đến mỗi gia đình liệt sĩ em đều lấy sổ và bút ghi lại câu chuyện của họ, đó là thành quả sau chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ của em. Em sẽ luôn trân trọng, biết ơn những người đã hi sinh để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ.

2. Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, mẫu 2 (Chuẩn)

Nghĩ về chiến tranh có ai mà không đau thương và hoài niệm. Những ngôi mộ liệt sĩ vẫn nằm đó, những người thương, bệnh binh vẫn đang hàng ngày chịu nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần do chiến tranh. Hành động ý nghĩa và thiết thực nhất để bày tỏ lòng biết ơn chính là những chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ.

Nhân dịp ngày Thương binh, Liệt sĩ Việt Nam 27-7 năm nay, Ban chấp hành đoàn xã đã tổ chức cho học sinh cấp hai chúng em đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ. Ban đầu em nghĩ điều quan trọng của chuyến đi này là tặng quà cáp cho các gia đình. Tuy nhiên, sau khi được trực tiếp chia sẻ với từng người nhà của liệt sĩ, nói chuyện trực tiếp với những người thương binh em nhận ra rằng: điều quan trọng là cái tâm biết ơn và tấm lòng chân thành của mình dành cho họ. Dù quà cáp có bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể bù đắp được nỗi đau mất mát, nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần. Chỉ có tình cảm và sự sẻ chia xuất phát từ tận đáy lòng mới có thể san sẻ và cảm hóa lẫn nhau.

Đoàn của em đi từng nhà, ngồi nói chuyện với các gia đình rất lâu. Mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều nỗi đau của họ đều chung nguồn gốc là từ chiến tranh mà ra. Họ không vui vì được tặng quà mà vui vì được mọi người quan tâm, đặc biệt là thế hệ trẻ như học sinh chúng em đã được giáo dục đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Trở về nhà sau chuyến đi em cảm thấy mình vỡ vạc ra nhiều điều, trưởng thành và mở rộng lòng nhân ái của mình hơn.

Biết ơn các thương binh, liệt sĩ bao nhiêu thì thế hệ học sinh chúng ta càng phải cố gắng học tập và rèn luyện nhiều hơn để xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, mẫu 3 (Chuẩn)

Trong xã của em có một gia đình liệt sĩ, đó là gia đình của cụ Yên. Cụ có 3 người con trai thì 2 người đi lính và không trở về, chỉ còn một người con đến nay đã có gia đình và chăm sóc cho cụ.

Tám giờ sáng ngày 27-7, em cùng với bác bí thư thôn, bí thư đoàn xã và nhiều bạn học khác cùng đến thăm và tặng quà tri ân cho nhà cụ Yên. Khi đi tới nhà cụ, em nhận ra dường như Cụ đã quen thuộc với những chuyến thăm hàng năm vào ngày này nên đã chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo. Từ ngoài ngõ vào đến sân, tất cả đều sạch sẽ, gọn gàng. Cụ ngồi trong nhà mặc quần áo tươm tất, ấm chén đã pha chè sẵn, chỉ chờ khách tới là rót nước. Cụ Yên năm nay đã ngoài 90 tuổi, trí nhớ của cụ về sự việc hàng ngày đã lẫn lộn nhưng riêng chuyện về hai người con đi lính thì cụ kể không bao giờ sai hay nhầm lẫn. Sau khi đưa quà thăm biếu cho cụ Yên là mẹ liệt sĩ, cả đoàn chúng em ngồi trông ngóng cụ sẽ trò chuyện cho khuây khỏa nỗi nhớ con. Chỉ thấy cụ đem giỏ quà đó để lên bàn thờ rồi thắp nén hương. Vẻ mặt tươi cười lúc này lại rúm ró, đôi mắt đã mờ lại chực sắp khóc.

Khi nhìn thấy cụ và hoàn cảnh của cụ, em cũng không kìm được nước mắt. Mất đi hai người con do chiến tranh, cụ không hề oán thán, ngược lại luôn tự hào vì sự hi sinh của con góp phần mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Cụ cứ tự mình khẳng định như thế và ai cũng đều biết chính xác là như vậy. Xương máu của các liệt sĩ đã trở thành nhiệt huyết chảy trên đất nước này. Được nghe câu chuyện của cụ Yên, em càng thấy bản thân mình nhỏ bé, phải nỗ lực và cống hiến nhiều hơn nữa mới xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ trước.

Sau chuyến đi ấy, em đã đăng kí tham gia thêm nhiều các hoạt động giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ. Em tin việc làm tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn sẽ là sự đền đáp công ơn thiết thực nhất với các gia đình.

—————–HẾT—————–

Một số vấn đề các bạn học sinh thường gặp trong khi viết bài văn kể lại chuyện đó là cách sắp xếp trình tự diễn ra sự việc. Các em hãy đọc một số bài sau và khắc phục bài viết của mình nhé: Kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn, Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền, Kể lại một hoạt động từ thiện của lớp em, Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button