Tin Tức

Hóa 9 bài 46: Liên hệ giữa Etilen rượu Etylic và axit axetic, bài tập vận dụng

Hóa 9 bài 46: Liên hệ giữa Etilen rượu Etylic và axit axetic, bài tập vận dụng. Từ Etilen cho ra rượu Etylic, từ Etylic cho ra axit axetic hay từ axit axetic ra etyl axetat và từ etyl axetat cho ra ancol Etylic

Như vậy, có thể thấy Etilen – rượu Etylic – axit Axetic có mối quan hệ rất chặt chẽ và mật thiết với nhau tạo nên một chuỗi biến hóa. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể mối liên hệ giữa Etilen, ancol Etylic và axit Axetic.

This post: Hóa 9 bài 46: Liên hệ giữa Etilen rượu Etylic và axit axetic, bài tập vận dụng

I. Liên hệ giữa Etilen – ancol Etyllic – Axit axetic

1. Từ Etilen cho ra rượu Etylic

– Phản ứng này cần xúc tác nhiệt độ, và H2SO4đặc

CH2=CH2 + H-OH CH3-CH2-OH

2. Từ rượu Etylic cho ra axit Axetic

– Phản ứng này cần xúc tác là men giấm

CH3-CH2-OH + O2CH3-COOH

3. Từ axit Axetic hay Etylic cho ra Etyl Axetat

– Phản ứng (Este hóa) này cần xúc tác nhiệt độ, và H2SO4đặc

CH3-COOH +CH3-CH2-OHCH3-COO-CH2-CH3

– Phản ứng điều chế Etyl axetat từ ancol Etylic và axit axetic được gọi là phản ứng Este hóa.

* Như vậy, ta có sơ đồ liên hệ giữa Etilen, ancol Etylic và axit Axetic như sau

liên hệ giữa etilen ruou etylic và axit axetic

II. Bài tập về Etilen, rượu Etylic và axit Axetic

Bài 1 trang 144 sgk hóa 9:Chọn các chất thích hợp vào các chữ cái rồi hoàn thành các phương trình hóa học theo những sơ đồ chuyển hóa sau:

a)

b) ;

* Lời giải bài 1 trang 144 sgk hóa 9:

A: CH2=CH2

B: CH3-COOH

D: CH2Br-CH2Br

E:(- CH2– CH2– )n

a) Các phương trình phản ứng:

CH2=CH2+ H-OHCH3-CH2-OH

CH3-CH2-OH + O2CH3-COOH

b) Các phương trình phản ứng:

CH2= CH2+ Br2→ C2H4Br2

CH2= CH2trùng hợp→ (- CH2– CH2– )n

Bài 2 trang 144 sgk hóa 9:Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH.

* Lời giải bài 2trang 144 sgk hóa 9:

* Sử dụng 2 phương pháp sau để phân biệtdung dịch C2H5OH và CH3COOH.

a)Dùng quỳ tím axit CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ.

Rượu C2H5OH không làm đổi màu quỳ tím.

b)Dùng Na2CO3(hoặc CaCO3)

CH3COOH cho khí CO2thoát ra.

2CH3COOH + Na2CO3→ 2CH3COONa + CO2+ H2O

C2H5OH không có phản ứng.

Bài 3 trang 144 sgk hóa 9:Có ba chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng:

– Chất A và C tác dụng được với natri.

– Chất B không tan trong nước.

– Chất C tác dụng được với Na2CO3.

Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, C.

* Lời giải bài 3trang 144 sgk hóa 9:

– Chất C vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng với Na2CO3. Vậy C là axit, trong phân tử có nhóm –COOH. C là CH3COOH (C2H4O2).

– Chất A tác dụng được với Na vậy A là rượu C2H5OH (C2H6O).

– Chất B không tan trong nước, không tác dụng với Na, Na2CO3, vậy B là C2H4.

Bài 4 trang 144 sgk hóa 9:Đốt cháy 23g chất hữu cơ A thu được sản phẩm gồm 44g CO2và 27g H2O.

a)Hỏi trong A có những nguyên tố nào?

b)Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối hơi của A so với hidro là 23.

* Lời giải bài 4trang 144 sgk hóa 9:

a)Vì đốt cháy A thu được CO2và H2O nên A chứa C, H và có thể có oxi

– Theo bài ra, thu được 44g CO2 nên: mC= (44/44).12 = 12 (g);

– Theo bài ra, thu được 27g H2Onên: mH= (27/18).2 = 3 (g)

⇒ mC + mH = 12 + 3 = 15 < mA = 23 (g)⇒ A còn chứa O

⇒ mO= mA – (mC+ mH) = 23 – 15 = 8 (g).

Vậy trong A có 3 nguyên tố: C, H, O.

b) có thể giải theo 2 cách

* Cách 1:

Ta có: nc:nH:nO = = 1:3:0,5= 2:6:1

⇒ Vậy CTPT của A có dạng (C2H6O)n

Theo đề bài tỉ khối của A so với hiđro là 23,nên có: dA/H2= MA/2 = 23 ⇒ MA= 23.2 = 46

⇒ 46n = 46 ⇒ n = 1

⇒ Vậy công thức phân tử của A làC2H6O

* Cách 2:

– CTPT của A có dạng: CxHyOz

– PTHH: CxHyOz+O2→ xCO2+ H2O

– Theo đề bài ta có:dA/H2= MA/2 = 23 ⇒ MA= 23.2 = 46

Vậy ta có tỉ lệ sau:

⇒ x = 2; y = 6; z = 1

⇒Vậy CTPT của A là: C2H6O.

Bài 5 trang 144 sgk hóa 9:Cho 22,4 lít khí etilen (ở điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nước (dư) có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 13,8g rượu etylic. Hãy tính hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen.

* Lời giảibài 5trang 144 sgk hóa 9:

– Phương trình phản ứng của etilen với nước:

C2H4+ H2O → C2H5OH

– Theo bài ra, ta có: nC2H4= 22,4/22,4 = 1 (mol).

Theo lí thuyết (PTPƯ): 1 mol C2H5OH tạo ra mC2H5OH= 46.1 = 46 (g)

Thực tế: mC2H5OH= 13,8 (g)

⇒ Hiệu suất phản ứng: H = (13,8/46).100% = 30%

Hy vọng với bài viết hệ thống về mối liên hệ giữa Etilen, rượu etylic (ancol etylic) và axit axetic ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc các em hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tin Tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button