Giáo dục

Hoá 12 bài 17: Cấu tạo của Kim loại và vị trí của Kim loại trong bảng HTTH

Hoá 12 bài 17: Cấu tạo của Kim loại và vị trí của Kim loại trong bảng HTTH. Kim loại cấu tạo giúp nó có tính dẻo dễ rát mỏng, dễ dẫn nhiệt, dẫn điện vì vậy mà Kim loại được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống thực tế của chúng ta.

Vậy kim loại có cấu tạo cụ thể như thế nào? kim loại nằm ở nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn (HTTH)? Các kim loại có cấu tạo giống nhau hay khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

This post: Hoá 12 bài 17: Cấu tạo của Kim loại và vị trí của Kim loại trong bảng HTTH

I. Vị trí của Kim loại trong bảng HTTH

– Các nguyên tố hoá học được phân làm 2 loại là Kim loại và Phi kim. Hơn 110 nguyên tố hoá học đã biết có tới gần 90 nguyên tố là Kim loại.

– Các nguyên tố kim loại có mặt ở:

° Nhóm IA (trừ hiđro), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ bo) và một phần nhóm IVA, VA, VIA;

° Các nhóm B (từ IB đến VIIIB);

° Họ lantan và actini được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng.

II. Cấu tạo của Kim loại

1. Cấu tạo nguyên tử Kim loại

– Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1,2 hoặc 3 electron).

– Ví dụ: Na: [Ne] 3s1 ; Mg: [Ne] 3s2 ; Al: [Ne] 3s23p1 ;

2. Cấu tạo tinh thể của Kim loại

Kim loại tồn tại dưới 3 dạng tinh thể phổ biến

– Mạng lăng trụ lục giác đều (lục phương) có độ đặc khít 74%, các nguyên tử ion kim loại ở đỉnh, giữa 2 mặt đáy và giữa 2 đáy của hình lăng trụ. Ví dụ như các kim loại Be, Mg, Zn,…

cấu tạo mạng tinh thể lục phương của kim loạicấu tạo mạng tinh thể lục phương của kim loại

– Mạng lập phương tâm diện ó độ đặc khít 74%, các nguyên tử ion kim loại nằm trên các đỉnh và giữa các mặt của hình lập phương. Ví dụ như: Cu, Al, Au, Ag,…

cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện của kim loạicấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện của kim loại

– Mạng lập phương tâm khối có có độ đặc khít 68%, các nguyên tử ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình lập phương. Ví dụ như: Na, K, Li, …

cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối của kim loạicấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối của kim loại

⇒ Liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

III. Bài tập vận dụng Cấu tạo của kim loại

Bài 1 trang 82 SGK hóa 12: Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?

* Lời giải bài 1 trang 82 SGK hóa 12: 

♦ Trong bảng tuần hoàn có gần 90 nguyên tố kim loại, chúng nằm ở các vị trí như sau:

– Nhóm IA (trừ hiđro) và nhóm IIA.

– Nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

– Các nhóm B từ IB đến VIIIB.

– Họ lantan và họ actini được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

Bài 2 trang 82 SGK hóa 12: Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào ?

* Lời giải bài 2 trang 82 SGK hóa 12:

♦ Cấu tạo của nguyên tử kim loại.

– Có số electron hóa trị ít (1-3e ở lớp ngoài cùng).

– Trong cùng một chu kì các nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.

 Cấu tạo tinh thể kim loại.

– Kim loại có cấu tạo mạng tinh thể.

– Có 3 loại kiểu mạng tinh thể phổ biến là : Mạng tinh thể luc phương , mạng tinh thể lập phương tâm diện, mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Bài 3 trang 82 SGK hóa 12: Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?

* Lời giải bài 3 trang 82 SGK hóa 12: 

•  Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

• So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

° Giống nhau: có sự dùng chung electron.

° Khác nhau:

– Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

– Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

• So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

° Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.

° Khác nhau:

– Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

– Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Bài 4 trang 82 SGK hóa 12: Mạng tinh thể kim loại gồm có:

A. Nguyên tử, ion kim loại và ác electron độc thân

B. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.

C. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân.

D. Ion kim loại và các electron độc thân.

* Lời giải bài 4 trang 82 SGK hóa 12:

– Đáp án đúng: B. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.

Bài 5 trang 82 SGK hóa 12: Cho cấu hình electron :1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên.

A. K+, Cl, Ar

B. Li+, Br, Ne

C. Na+, Cl, Ar

D. Na+, F, Ne

* Lời giải bài 5 trang 82 SGK hóa 12:

– Đáp án đúng: D. Na+, F, Ne

Bài 6 trang 82 SGK hóa 12: Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử P là

A. F.     B. Na.

C. K.     D. Cl.

* Lời giải bài 6 trang 82 SGK hóa 12:

– Đáp án đúng: B. Na.

– Cấu hình e của R+ là: 1s22s22p6

⇒ cấu hình e của R là: 1s22s22p63s1 ⇒ R là Na.

Bài 7 trang 82 SGK hóa 12: Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là :

A. Ba.     B. Ca.

C. Mg.     D. Be.

* Lời giải bài 7 trang 82 SGK hóa 12:

– Đáp án đúng: C. Mg.

– Gọi kim loại cần tìm là R. Ta có, các PTPƯ:

R + H2SO4 → RSO4 +H2  (1)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O  (2)

– Theo bài ra, ta có: Số mol H2SO4 là nH2SO4 = CM.V = 0,5.0,15 = 0,075 (mol).

– Số mol NaOH là nNaOH = CM.V = 1.0,03 = 0,03 (mol).

– Theo PTPƯ (2) ta có: 

– Số mol H2SO4 tham gia phương trình phản ứng (1) là:

 = 0,075-0,015=0,06(mol).

⇒ nR = nH2SO4 (1)  = 0,06(mol).

⇒ 

⇒ Vậy R là Mg.

Bài 8 trang 82 SGK hóa 12: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là :

A. 36,7 g.    B. 35,7 g.

C. 63,7 g.    D. 53,7 g.

* Lời giải bài 8 trang 82 SGK hóa 12: 

– Theo bài ra, ta có số mol H2 là nH2 = 0,6/2 = 0,3(mol)

– PTPƯ : Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ (1)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (2)

– Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn trong dung dịch x, y > 0

– Theo bài ra và theo PTPƯ thì: nH2 = x + y = 0,3  (*)

– Theo bài ra: mhh = 24x + 65y = 15,4 (**)

⇒ Giải hệ (*) và (**) ta được: x = 0,1; y =0,2

⇒ Khối lượng muối là: mmuối = mMgCl2 + mZnCl2

= 95x + 136y = 95.0,1 + 136.0,2 = 9,5 + 27,2 = 36,7(g).

Bài 9 trang 82 SGK hóa 12: Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Clthu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.

* Lời giải bài 9 trang 82 SGK hóa 12:

– Phương trình phản ứng:

A  +  Cl2  →  ACl2

0,2            0,2(mol)

Fe + ACl2 → FeCl2  +  A

x(mol)           x          x

– Theo bài ra, ta có: nFeCl2 = CM.V = 0,25.0,4 = 0,1(mol).

– Gọi x là số mol Fe phản ứng

– The PTPƯ thì x = nFe = nFeCl2 = 0,1(mol).

– Theo bải ra, khối lượng kim loại tăng là: Δm = mA – mFe = Ax – 56x = 12 – 11,2 = 0,8(g).

⇒ A.0,1 – 56.0,1 = 0,8 ⇒ 0,1.A = 6,4 ⇒ A = 64 ⇒ A là Cu

⇒ nCu = 12,8/64 = 0,2(mol).

⇒ nCuCl2 = nCu = 0,2(mol).

⇒ nồng độ mol/l CuCl2 là CM(CuCl2)= 0,2/0,4 = 0,5M.

Hy vọng với bài viết về Cấu tạo của Kim loại và vị trí của Kim loại trong bảng HTTH và bài tập vận dụng ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lai bình luận dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button