Giáo dục

Hóa 11 bài 19: Bài tập ôn tập Cacbon, Silic và hợp chất của Cacbon, Silic

Hóa 11 bài 19: Bài tập ôn tập Cacbon, Silic và hợp chất của Cacbon, Silic. Tính chất hóa học của Cacbon-C, Silic-Si và các hợp chất của Silic, Cacbon đã được chúng ta đã tìm hiểu qua các bài học trước.

Trong bài này chúng ta cùng ôn tập lại một số tính chất hóa học của Cacbon, Silic và các hợp chất, đồng thời vận dụng làm một số bài tập về cacbon và silic.

This post: Hóa 11 bài 19: Bài tập ôn tập Cacbon, Silic và hợp chất của Cacbon, Silic

I. Tóm tắt lý thuyết về Cacbon và Silic

Cacbon – C Silic – Si
Đơn chất – Các dạng thù hình: Kim cương, than chì, Fuleren,…

– Cacbon chủ yếu thể hiện tính khử:

C + 2CuO –t0→ 2Cu + CO2

– Cacbon thể hiện tính oxi hóa:

3C + 4Al –t0→  Al4C3

– Các dạng thù hình: Silic tinh thể và silic vô định hình

– Silic thể hiện tính khử:

Si + 2F2 –t0→  SiF4

– Silic thể hiện tính oxi hóa:

Si +2Mg –t0→  Mg2Si

Oxit * CO và CO2

+ Tính chất của CO:

– CO là oxit trung tính, (không tạo muối)

– CO có tính khử mạnh

4CO + Fe3O4t0→  3Fe + 4CO2

+ Tính chất của CO2

– CO2 là oxit axit

– CO2 có tính oxi hóa

CO2 + 2Mg –t0→  C + 2MgO

– Tan trong nước tạo dung dịch axit cacbonic

* SiO2

– Tác dụng với kiềm nóng chảy

SiO2 + NaOH –t0→  Na2SiO3 + H2O

– Tác dụng với dung dịch HF

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Axit + Axit cacbonic (H2CO3)

– Không bền, phân hủy thành CO và nước

– Là axit yếu, trong dung dịch phân li thành 2 nấc

+ Axit silixic (H2SiO3)

– Ở dạng rắn, ít tan trong nước

– Là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic

 Muối + Muối cacbonat

– Muối cacbonat của kim loại kiềm dễ tan trong nước và bền với nhiệt. Các muối cacbonat khác ít tan và bị nhiệt phân.

CaCO3t0→  CaO + CO2

– Muối hidrocacbonat dễ tan và dễ bị nhiệt phân

Ca(HCO3)2 –t0→  CaCO3 + CO2 + H2O

+ Muối Silicat

– Muối Silicat của kim loại kiềm dễ tan trong nước.

– Dung dịch đậm đặc của Na SiO , K SiO được gọi là thủy tinh lỏng, có nhiều ứng dụng trong thực tế.

II. Bài tập Cacbon, Silic và hợp chất của Cacbon, Silic

Bài 1: Viết Phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hoá sau:

C → CO2 → CO → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3

* Lời giải bài 1:

1) C + O2  CO2

2) CO2 + C  2CO

3) 2CO + O2  2CO2

4) CO2 + NaOH  NaHCO

5) 2NaHCO  Na2CO3 + CO2 + H2O

Bài 2: Viết Phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hoá sau:

Si → SiO2 → Na2SiO3 → H2SiO3  → SiO2 → Si

* Lời giải bài 2:

1) Si + O2  SiO2

2) SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

3) Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

4) H2SiO3  SiO2 + H2O

5) 2SiO + 2Mg  2Si + 2MgO

Bài 3: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2CO3 , NaNO3 , Na3PO4?

* Lời giải bài 3:

– Qùy tím: HCl làm quỳ tím thành màu đỏ, NaOH thành màu xanh

– Axit HCl: Nhận biết Na2CO3 (có khí CO2 thoát ra)

– Dung dịch AgNO3 : Nhận biết Na3PO4 (có kết tủa màu vàng của Ag3PO4)

>> xem thêm: Màu sắc một số kết tủa và dung dịch thường gặp trong hóa học

Bài 2 trang 86 sgk hóa 11: Phản ứng hóa học không xảy ra ở những cặp chất nào sau đây?

a) C và CO

b) CO2 và NaOH

c) K2CO3 và SiO2

d) H2CO3 và Na2SiO3

e) CO và CaO

g) CO2 và Mg

g) SiO2 và HCl

i) Si và NaOH

* Lời giải bài 2 trang 86 sgk hóa 11:

+ Đáp án: A, C, E, H

– Phương trình hóa học của những có tham gia phản ứng:

b) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (Hoặc CO2 + NaOH → NaHCO3)

d) H2CO3 + Na2SiO3 → Na2CO3 + H2SiO3

g) 2Mg + CO2 → C + 2MgO

i) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Bài 4 trang 86 SGK Hóa 11: Cho 5,94 g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần hỗn hợp đầu là:

A. 3,18 g Na2CO3 và 2,76 g K2CO3

B. 3,81 g Na2CO3 và 2,67 g K2CO3

C. 3,02 g Na2CO3 và 2,25 g K2CO3

D. 4,27 g Na2CO3 và 3,82 g K2CO3

* Lời giải bài 4 trang 86 SGK Hóa 11: 

+ Đáp án: A

– Gọi x, y lần lượt là số mol của Na2CO3 và K2CO3

– Phương trình phản ứng

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

x mol                      x mol

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O

y mol                    y mol

– Theo bài ra, ta có hệ PT sau:

mK2CO3 + Na2CO3 = 106x + 138y = 5,94

và mK2SO4 + Na2SO4 = 142x + 147y = 7,74

– Giải hệ PT trên ta được x = 0,03 và y = 0,02

⇒ mNa2CO3= 106.0,03 = 3,18 (gam)

⇒ mK2CO3= 138.0,02 = 2,76 (gam)

⇒ Đáp án A

Bài 5 trang 86 SGK Hóa 11: Để đốt cháy 6,80g hỗn hợp X gồm hidro và cacbon monooxit cần 8,96 lít oxi (đo ở đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X?

* Lời giải bài 5 trang 86 SGK Hóa 11:

– Theo bài ra, ta có: nO2 = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

– Gọi x, y lần lượt là số mol của H2 và CO

– Phương trình phản ứng”

2H2   +   O2    →  2H2O

x          x/2 mol

2CO   +    O2    →  2CO2

y           y/2 mol

– Theo bài ra, ta có hệ PT sau:

mhh X = 12x + 28y = 6,8

và ∑nO2 = x/2 + y/2 = 0,4

⇒ Giải hệ phương trình trên ta được x = 0,6 và y = 0,2

⇒ nH2 = 0,6 mol, nCO = 0,2 mol, nhh X = 0,6 + 0,2 = 0,8 mol

%VH2 = %nH2 = (06/0,8).100% = 75%

%VCO = %nCO = 100% – 75% = 25%

có mH2 = 0,6.2 = 1,2 (g);

⇒ %mH2 = (1,2/6,8).100% = 17,65%.

mCO = 0,2.28 = 5,6 (g);

⇒ %mCO = (5,6/6,8).100% = 82,35%.

Bài 6 trang 86 SGK Hóa 11: Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.

 

* Lời giải bài 6 trang 86 SGK Hóa 11:

– Theo bài ra, số mol thuỷ tinh là: n = (6,77.106)/677 = 10.000 = 0,01.106 (mol).

– Từ công thức của thuỷ tinh suy ra:

nK2CO3 = nPbCO3 = nthuỷ tinh = 0,01.106 (mol)

⇒ Khối lượng K2CO3: mK2CO3 =0,01.106. 138 (g) = 1,38. 106 (g) = 1,38 (tấn)

⇒ Khối lượng PbCO3: mPbCO3 = 0,01. 106. 267(g) = 2,67. 106(g) = 2,67 (tấn)

nSiO2 = 6.nthuỷ tinh = 6. 0,01. 106 (mol) = 0,06. 106 (mol).

⇒ Khối lượng SiO2: mSiO2 = 0,06. 106. 60 (g) = 3,6 (tấn).

Hi vọng với phần ôn tập và hệ thống lại kiến thức về tính chất hóa học của Cacbon và silic ở trên giúp các em củng cố kiến thức tốt hơn. Mọi thắc mắc hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để được Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button