Tổng Hợp

Hiệp định TRIPS là gì? Tìm hiểu nội dung cơ bản của hiệp định TRIPS?

Hiệp định TRIPS (Agreement on Trade-Related Aspect of Intellectual Property Rights.) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Tìm hiểu nội dung cơ của Hiệp định TRIPS?

This post: Hiệp định TRIPS là gì? Tìm hiểu nội dung cơ bản của hiệp định TRIPS?

Hiệp định TRIPS là một trong những hiệp định đang được sử dụng rộng rãi và mang lại nhiều hiệu quả cho nhiều quốc gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Với những quy định chung này đã hạn chế được những tranh chấp, sự xung đột giữa các quốc gia với nhau. Vậy, Hiệp định TRIPS là gì? Tìm hiểu nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Hiep-dinh-TRIPS-la-gi-Tim-hieu-noi-dung-co-ban-cua-hiep-dinh-TRIPS

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 

1. Hiệp định TRIPS là gì?

Hiệp định TRIPS là các Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, những phát minh được tạo ra do sự sáng tạo từ trí óc của con người. Đây là một thỏa thuận pháp lý quốc tế giữa tất cả các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Đây là Hiệp định được thiết lập với ý nghĩa là một phần của Những thỏa thuận thương mại Đa phương trong vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Thỏa thuận chung về thuế quan và thương mại.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh

Hiệp định TRIPS được dịch sang tiếng anh với tên gọi đầy đủ như sau: Agreement on Trade-Related Aspect of Intellectual Property Rights.

Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh như sau:

Hiệp định TRIPS là các Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, những phát minh được tạo ra do sự sáng tạo từ trí óc của con người. Đây là một thỏa thuận pháp lý quốc tế giữa tất cả các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

3. Tìm hiểu nội dung cơ của Hiệp định TRIPS

Thứ nhất, nguyên tắc đối xử quốc gia

Nguyên tắc này trước kia đã được quy định lần đầu tiên trong  Công ước Paris, cụ thể là tại Điều 2. Nhưng sau quá trình áp dụng vào thực tiễn thì hoạt động của nguyên tắc này theo Công ước Paris đã làm phát sinh ra những vấn đề khó khăn về sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc ban hành những chế tài hay quy định quy định về mức độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Vì lý do này mà các nước thành viên tại vòng đàm phán Uruguay đã cùng nhau thỏa thuận và thống nhất thiết lập một công thức mới cho nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều 3 Hiệp định TRIPS. Cụ thể tại Hiệp đinh này có quy định nguyên tắc đối xử quốc gia như sau:

– Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có lưu ý tới các ngoại lệ đã được quy định tương ứng trong Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp. Đối với những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình, nghĩa vụ này chỉ áp dụng với các quyền được quy định theo Hiệp định TRIPS. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng các quy định tại Điều 6 Công ước Berne và khoản 1(b) Điều 16 Công ước Rome cũng phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nói trên cho Hội đồng TRIPS.

– Các Thành viên chỉ có thể sử dụng các ngoại lệ  liên quan đến các thủ tục xét xử và hành chính, kể cả việc chỉ định địa chỉ dịch vụ hoặc bổ nhiệm đại diện trong phạm vi quyền hạn của một Thành viên, nếu những ngoại lệ đó là cần thiết để bảo đảm thi hành đúng các luật và quy định không trái với các quy định của Hiệp định TRIPS và nếu cách tiến hành các hoạt động đó không là một sự hạn chế trá hình hoạt động thương mại.

Như vậy, tại Hiệp định này chúng ta thấy rằng không còn tồn tại sự bảo hộ mà một nước thành viên dành cho công dân của các nước thành viên khác không giống nhau có sự phân biệt đối xử rõ rệt, điều này sẽ gây ra những hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các công dân quốc gia thành viên.

Thứ hai, nguyên tắc đối với tối huệ quốc                 

Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho nước khác:

– Trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữu trí tuệ;

– Phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước khác;

– Đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;

– Trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác.

Đối với bảo họ quyền sở hữu trí tuệ, Điều 4 Hiệp định TRIPS đòi hỏi các nước thành viên của WTO dành sự bảo hộ “lập tức và vô điều kiện” hay các chế độ đặc biệt cho công dân của nước giống với công dân của nước mình. Điều này chứng tỏ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc chính là cấm các nước thành viên phân biệt đối xử với các công dân nước thành viên khác.

Thứ ba, nguyên tắc minh bạch

Nguyên tắc minh bạch xuất hiện lần đầu tiên trong Điều X GATT năm 1947. Tại Điều 63 của Hiệp định TRIPS cũng đã ban hành nguyên tắc minh bạch như sau:

– Các luật và các quy định, các quyết định xét xử và các quyết định hành chính cuối cùng để áp dụng chung, do Thành viên ban hành, liên quan đến đối tượng của Hiệp định này (khả năng đạt được, phạm vi, việc đạt được, thực thi và ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ) phải được công bố, hoặc nếu việc công bố đó không có khả năng thực hiện, phải tiếp cận được một cách công khai, bằng ngôn ngữ quốc gia, theo cách thức để các chính phủ và những người nắm quyền có thể biết rõ về các Văn bản đó. Những Thoả ước liên quan đến đối tượng của Hiệp định này, có hiệu lực giữa chính phủ hoặc một cơ quan chính phủ của một Thành viên và chính phủ hoặc một cơ quan chính phủ của một Thành viên khác cũng phải được công bố.

– Các Thành viên phải thông tin về các luật và các quy định nêu tại khoản 1 trên đây cho Hội đồng TRIPS để giúp Hội đồng đánh giá việc thi hành Hiệp định này. Hội đồng phải cố gắng giảm đến mức tối thiểu nghĩa vụ này cho các Thành viên và có thể quyết định miễn nghĩa vụ thông tin về các luật và các quy định đó trực tiếp cho Hội đồng nếu việc thương lượng với WIPO về việc thành lập một hệ thống chung để đăng ký các luật và quy định pháp luật đó đạt kết quả. Hội đồng cũng phải xem xét bất kỳ hoạt động thông tin nào bắt buộc phải tiến hành để thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định này xuất phát từ các quy định của Điều 6ter Công ước Paris (1967).

– Theo yêu cầu bằng văn bản của một Thành viên, mỗi Thành viên khác phải sẵn sàng cung cấp thông tin về các vấn đề được quy định tại khoản 1 trên đây. Thành viên nào có lý do để tin rằng tồn tại một quyết định xét xử hoặc quyết định hành chính hoặc thoả thuận song phương trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến các quyền của mình theo Hiệp định này, cũng có thể yêu cầu bằng văn bản để được tiếp cận với hoặc được thông tin chi tiết về những quyết định xét xử hoặc quyết định hành chính hoặc các thoả thuận song phương như vậy.

– Không quy định nào tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 3 trên đây buộc các Thành viên tiết lộ những thông tin bí mật có thể cản trở việc thực thi luật hoặc trái với lợi ích xã hội hoặc có thể gây tổn hại cho lợi ích thương mại hợp pháp của doanh nghiệp cụ thể nào đó, thuộc nhà nước hoặc tư nhân.

Thứ tư, nguyên tắc giải quyết tranh chấp

– Các quy định tại các Điều XXII và XXIII của GATT 1994 được chi tiết hoá và áp dụng trong Thoả thuận về giải quyết tranh chấp phải được áp dụng đối với việc thương lượng và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, nếu không có quy định cụ thể khác trong Hiệp định này.

– Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, không được áp dụng các điểm 1(b) và điểm 1(c) Điều XXIII của GATT 1994 để giải quyết các tranh chấp theo Hiệp định này.

– Trong suốt thời hạn được quy định tại khoản 2, Hội đồng TRIPS phải nghiên cứu phạm vi và thể thức đơn kiện thuộc loại quy định tại các điểm 1(b) và điểm 1(c) điều XXIII của GATT nộp theo Hiệp định này, và đề xuất ý kiến để Hội nghị Bộ trưởng thông qua. Hội nghị Bộ trưởng chỉ được ra quyết định thông qua những ý kiến đề xuất đó hoặc quyết định kéo dài thời hạn nêu tại khoản 2 trên cơ sở nhất trí, và ý kiến đề xuất đã được thông qua phải có hiệu lực đối với tất cả các Thành viên mà không phải qua bất kỳ một thủ tục chấp nhận nào khác.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy những quy định cơ bản của Hiệp định TRIPS chủ yếu thể hiện mục tiêu đẩy tự do thương mại. Mục tiêu cơ bản nhất Hiệp định này chính là giảm sự tranh chấp hay những lệch lạc, từ đó gây cản trở cho sự phát triển của thương mại quốc tế. Đồng thời đảm bảo các biện pháp và thủ tục thực thu quyền sở hữu trí tuệ không tự chúng tạo ra mà là do con người tạo ra. Những quy định này sẽ giúp đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và đặc biệt hơn là lợi ích kinh tế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Mầm Non Ánh Dương về Hiệp định TRIPS là gì? Tìm hiểu nội dung cơ bản của hiệp định TRIPS. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button