Giáo dục

Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Đề bài: Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

doan van phan tich nhan vat be thu trong truyen ngan chiec luoc nga

This post: Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

I. Dàn ý Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu.

2. Thân đoạn

a. Khái quát chung

– Bé Thu là cô bé khoảng 7-8 tuổi.
– Ba bé Thu “thoát ly kháng chiến” từ khi em còn rất nhỏ.
– Chỉ biết mặt ba thông qua bức hình chụp chung với má.
– Bất ngờ, sợ hãi trong lần đầu tiên gặp ông Sáu.

b. Phân tích nhân vật bé Thu

* Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, cá tính:

– Lạnh lùng, xa lánh, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu.
– Nói trổng, không chịu ông Sáu một tiếng Ba.
– Hất tung cái trứng khỏi bát cơm khi được ông Sáu gắp.
– Khi bị ba đánh không khóc mà chạy sang nhà bà ngoại.

* Bé Thu có tình thương cha tha thiết

– Không nhận ba vì ông Sáu có vết sẹo trên mặt, rất khác với người ba trong bức ảnh của bé.
– Khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra tất cả.
– Suốt đêm trằn trọc, thở dài như người lớn
– Cất tiếng gọi ba vào giây phút ông Sáu phải lên đường.
– Yêu thương hôn lên mặt, lên tóc và cả vết sẹo đáng sợ của ông Sáu.
→ Tuy bướng bỉnh, ngang ngạnh nhưng ẩn sâu trong đó là tình yêu thương cha tha thiết.

3. Kết đoạn

– Nhận định chung về nhân vật

II. Những Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà hay nhất

1. Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, mẫu 1 (Chuẩn)

“Chiếc lược ngà” là truyện ngắn cảm động viết về đề tình cảm gia đình trong chiến tranh. Truyện xoay quanh hai nhân vật là ông Sáu và bé Thu, qua đó làm nổi bật lên tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng. Bé Thu trong tác phẩm là một cô bé tầm bảy, tám tuổi, ba của Thu là ông Sáu đã “thoát ly kháng chiến” từ khi bé còn rất nhỏ. Bởi vậy, nghịch cảnh đã xảy ra, khi ông Sáu về thăm nhà, trái ngược với sự nôn nóng, hồ hởi của ông Sáu, bé Thu đã “giật mình, tròn mắt nhìn”, sau đó sợ hãi mà chạy vụt đi khi có một người đàn ông lạ mặt nhận là ba mình. Bé Thu dành một tình thương đặc biệt cho ba của mình, cũng chính vì thương ba nên bé kiên quyết không chịu nhận ông Sáu – một người đàn ông hoàn toàn xa lạ trong nhận thức của bé là ba. Bởi trong nhận thức non nớt của bé, người đàn ông trước mặt không giống người ba chụp trong bức hình với má. Vết sẹo to, dài đáng sợ trên mặt ông Sáu càng khiến cho bé chắc chắn hơn về nhận định của mình. Trong những ngày ông Sáu nghỉ phép, dù ông Sáu cố gắng gần gũi, quan tâm thì bé Thu vẫn khước từ, không chịu nhận ba, bị đặt vào tình thế khó khăn thì bé cũng chỉ nói trổng, thậm chí Thu còn có hành động nông nổi, hỗn hào với ông Sáu: hất cái trứng mà ông Sáu gắp vào bát. Có thể thấy bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, cá tính, có phần cố chấp. Thế nhưng, đằng sau thái độ bướng bỉnh có phần hỗn hào ấy là tình yêu cha tha thiết. Sau khi nghe bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba, bé Thu đã hiểu ra tất cả. Trong giây phút chia tay, lần đầu Thu cất tiếng gọi ba, bé “hôn lên tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn lên vết sẹo dài trên má của ba”. Trong giây phút này bé Thu đã hoàn toàn tháo xuống lớp vỏ bọc bướng bỉnh để trở về làm một cô con gái nhỏ yêu thương ba hết mực. Tình cảm của bé Thu dành cho ba trong truyện ngắn Chiếc lược ngà đã góp phần thể hiện những cảm xúc chân thực, thiêng liêng nhất cho tình phụ tử trong chiến tranh.

2. Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, mẫu 2 (Chuẩn)

Cùng với nhân vật ông Sáu, bé Thu là nhân vật chính trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tình thương của bé Thu dành cho ba là yếu tố quan trọng làm nổi bật lên nội dung tư tưởng của tác phẩm: Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong chiến tranh. Bé Thu hiện lên trong truyện là một cô bé đáng yêu nhưng cũng rất cá tính và bướng bỉnh. Ba của bé Thu đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, Thu chỉ được thấy ba qua bức hình chụp chung với má. Xa cách lâu ngày và sự thay đổi trên khuôn mặt ông Sáu đã khiến bé Thu không nhận ra ba. Lần đầu gặp ba, sự vồn vã của ông Sáu đã bé Thu đã giật mình, mặt tái đi và chạy vào nhà gọi má. Trong những ngày đoàn tụ, bé Thu không chịu gọi ông Sáu là ba, dù ông Sáu hết mực quan tâm, vỗ về thì bé Thu vẫn bướng bỉnh xa lánh. Sự bướng bỉnh, ương ngạnh của bé Thu còn thể hiện qua những lời nói “trổng” và hành động hất tung cái trứng ra mâm. Khi bị ba đánh, Thu không khóc mà chạy sang bà ngoại. Thế nhưng, khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba, bé Thu đã hiểu ra tất cả, hối hận về những hành động ngang bướng của bản thân, bé lăn lộn suốt đêm, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Tiếng gọi ba của bé Thu cất lên cũng là khi mọi tình cảm trong em như vỡ òa, đó tình yêu thương tha thiết dành cho ba, đó là tiếng gọi thiêng liêng mà em chờ đợi suốt 8 năm trời. Sự ngang ngạnh, bướng bỉnh chỉ là lớp vỏ ngụy trang cho tình thương ấm áp, thiêng liêng mà Thu dành cho ba.

3. Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, mẫu 3 (Chuẩn)

Bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” là một cô bé bướng bỉnh nhưng giàu tình thương dành cho ba. Ba bé Thu đi kháng chiến từ khi bé mới lọt lòng, ấn tượng duy nhất của bé về ba là bức ảnh ba chụp cùng với má. Hình ảnh ấy khắc sâu trong tâm hồn non nớt của Thu, bởi vậy khi gặp ông Sáu, nhìn thấy vết sẹo đáng sợ trên khuôn mặt người đàn ông ấy, bé Thu đã nhận định đó không phải ba mình. Trong suốt những ngày ông Sáu về nghỉ phép, bé Thu luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Bé không chịu nhận ông Sáu là ba, thậm chí còn nói trổng và có hành động hỗn hào: hất đi cái trứng khi được ông Sáu gắp vào bát. Sau khi mọi hiểu lầm được hóa giải, bé Thu đã lần đầu cất tiếng gọi ba. Tình thương ba của bé trong giây phút này như vỡ òa, bé dùng cả tay và chân ôm chặt lấy ba, bé hôn khắp khuôn mặt ba: hôn cổ, hôn tóc và cả vết sẹo dài trên khuôn mặt ba. Có thể thấy những diễn biến tâm trạng của bé Thu trong truyện đã mang đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc đặc biệt: từ ngỡ ngàng, khó hiểu đến vỡ òa trong xúc động. Đằng sau sự cá tính, bướng bỉnh của bé Thu lại là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng nhất cảu một người con dành cho ba của mình.

—————-HẾT—————-

Khám phá thêm những giá trị nổi bật của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu khác như: Đoạn văn phân tích hình ảnh Chiếc lược ngà, Đoạn văn phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, Đoạn văn Phân tích tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button