Các em hãy cùng tham khảo Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ để cảm nhận được tiếng hát ca ngợi quê hương, đất nước, qua đó thấy được tâm hồn tràn đầy tình yêu đời, yêu đất nước, khát khao cống hiến cho quê hương ngay cả trong những ngày cuối đời của nhà thơ.
Đề bài: Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ
This post: Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, hay nh
Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ
I. Dàn ý Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ (Chuẩn)
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” và khổ cuối bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Khái quát chung:
– Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào mùa đông năm 1980 khi tác giả đang trên giường bệnh những ngày cuối đời.
– Bài thơ chứa đựng tình yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, khát khao được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
b. Phân tích khổ cuối:
– Khổ cuối bài thơ là tiếng hát cuối cùng của nhà thơ dâng tặng cho non sông, đất nước:
+ Mở ra bằng hình ảnh của “mùa xuân” với cái “ta” chung của mọi người.
+ “Nam ai Nam bình”: khúc nhạc đặc trưng của xứ Huế mang âm điệu buồn thương, dịu dàng, trìu mến.
→ Hai khúc ca cất lên với tình yêu Tổ quốc, quê hương dạt dào.
+ Hai câu thơ “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình”: Như một đoạn điệp khúc ca ngợi quê hương Việt Nam “ngàn dặm” trong tình yêu thương dạt dào.
+ Khúc ca quê hương được cất lên trong tiếng “nhịp phách tiền” – thứ nhạc cụ truyền thống của xứ Huế, tươi vui, rộn rã ca ngợi quê hương, non sông Việt Nam.
3. Kết đoạn:
– Khẳng định giá trị của khổ thơ, bài thơ.
II. Những Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
1. Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 1 (Chuẩn)
Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa một vẻ nhưng đẹp nhất có lẽ là mùa xuân, khi vạn vật đâm chồi, nảy lộc khắp muôn nơi. Hoà mình vào không khí ấy, tác giả Thanh Hải đã viết lên thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” với tình yêu thiên nhiên cùng nguyện ước được hiến dâng mùa xuân nhỏ bé của mình cho mùa xuân chung của đất nước, dân tộc. Khổ thơ cuối của bài thơ là tiếng hát thiết tha cuối cùng của tác giả dâng tặng cho quê hương đất nước. Khổ thơ cuối mở ra bằng câu thơ “mùa xuân – ta xin hát”, đã không còn là cái “tôi” của những khổ đầu mà là cái “ta” chung của mọi người. Câu thơ như diễn tả nỗi khát khao, niềm bồi hồi mãnh liệt của nhà thơ khi mùa xuân về. Nhà thơ muốn cất lên “câu Nam ai, Nam bình” vốn là những điệu hát quen thuộc của xứ Huế thân thương để dâng tặng cho non sông, đất nước. Những giai điệu Nam ai Nam bình chứa đựng nỗi buồn thương da diết hoặc những thanh âm trong trẻo của cuộc đời. Ngược lại “nhịp phách tiền” lại là một dụng cụ bằng gỗ đơn giản thường dùng để tấu lên những bản nhạc Huế tươi vui. Hai câu thơ “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình” điệp lại như một lời du dương chứa đựng tình yêu của nhà thơ với non sông đất nước. Ông muốn khắc sâu hình ảnh, tình yêu quê hương vào tâm trí của mình. Khổ cuối bài thơ đã cho ta thấy một khúc ca yêu quê hương nồng thắm từ một trái tim chứa đầy nhiệt huyết và khao khát mãnh liệt. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải sẽ còn vang vọng mãi, trường tồn cùng non sông với một tình yêu quê hương dạt dào, khát khao được cống hiến mãnh liệt.
2. Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 2 (Chuẩn)
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải được ra đời khi nhà thơ đang trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Khổ cuối của bài thơ đã cho ta thấy lời ca ngợi quê hương, đất nước của nhà thơ:
“Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”.
Khổ thơ cuối cùng của thi phẩm vang lên như một tiếng hát mang những âm sắc riêng của xứ Huế ông yêu dâng lên non sông Việt Nam. Nếu như những khổ đầu, ông xưng “tôi”, là cái “tôi” của riêng bản thân ông, thì ở những khổ thơ cuối này, ông xưng “ta”, cái “ta” chung của mọi người, của đất nước. Tiếng hát cất lên là “câu Nam ai Nam binh”, những câu hát mang đặc trưng của xứ Huế. Những điệu hát mang âm điệu buồn bã, trong trẻo, thế nhưng lại vang lên trong niềm khao khát mãnh liệt của nhà thơ được dâng hiến cho cuộc đời. Đất nước Việt Nam trải dài “ngàn dặm” chứa đựng yêu thương, chứa đựng cái “tình” trong đó. Và nhà thơ Thanh Hải muốn khắc ghi những âm thanh, hình ảnh, tình yêu đất nước vào trong tâm khảm của mình. Hai câu thơ lặp lại liên tiếp chỉ khác nhau một chữ cuối cùng như một đoạn điệp khúc du dương trong bài ca dâng tặng Tổ quốc. Bài ca ấy vang lên trong “nhịp phách tiền” tươi vui của âm nhạc xứ Huế mà Thanh Hải yêu. Khó có ai biết được rằng những câu thơ trong khổ thơ cuối của bài thơ nhiệt huyết kia lại là những tiếng thơ cuối cùng của một trái tim yêu đời yêu người. “Mùa xuân nho nhỏ” quả là một bài thơ đặc biệt và nó sẽ còn trường tồn mãi với non sông Việt Nam như một khúc ca ca ngợi non sông, đất nước và khát khao được dâng mình cống hiến cho mùa xuân của nước nhà.
3. Đoạn văn phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 3 (Chuẩn)
Tình yêu đất nước là nguồn cảm hứng dạt dào, vô tận cho những nhà văn nhà thơ. Và nhà thơ Thanh Hải đã viết lên bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trong niềm cảm hứng bất tận ấy. Khổ thơ cuối của bài thơ cất lên như một khúc ca mà nhà thơ dâng tặng cuộc đời, dâng tặng quê hương, đất nước. Thanh Hải sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Thế nhưng không vì thế mà những dòng thơ của ông rơi vào trầm tư, ủ dột, nó chứa đựng niềm khao khát sống, tình yêu cuộc đời, niềm khao khát được dâng hiến cuộc đời mình cho mùa xuân của dân tộc. Trong không khí vui tươi, rộn rã của mùa xuân trong tưởng tượng, Thanh Hải đã cất lên khúc ca ca ngợi non sông bằng những giai điệu đặc trưng của xứ Huế thân thương. Hai điệu hát “Nam ai Nam bình” là những điệu hát đặc trưng của xứ Huế, nó mang nỗi buồn tha thiết hoặc đôi khi là những âm điệu trong trẻo. Nhưng dù đó là gì thì khúc ca đó cũng để nhà thơ dâng tặng cho quê hương xứ Huế, cho non sông Việt Nam. Hai câu thơ “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình” sóng đôi, lặp lại chỉ khác nhau chữ cuối, đó là đoạn điệp khúc trong lời ca của nhà thơ ca ngợi non sông. Đất nước Việt Nam trải dài “ngàn dặm” chứa đựng tình yêu thương thắm thiết. Vậy nên nhà thơ muốn ghi lại, muốn khắc sâu vào tâm trí của mình những hình ảnh, những âm điệu và tình yêu ấy trong “nhịp phách tiền” tươi vui của “đất Huế”. Qua khổ cuối của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, ta có thể thấy được tình yêu quê hương dạt dào của nhà thơ Thanh Hải. Đến cuối cuộc đời, ông vẫn luôn khao khát được cống hiến cho non sông, được hoà mình vào quê hương, đất nước. Mùa xuân nho nhỏ có lẽ sẽ là bài thơ, là thi phẩm đặc biệt nhất chứa đựng những giá trị vĩnh hằng mà Thanh Hải muốn gửi đến thế hệ sau chúng ta.
—————–HẾT——————-
Để tìm hiểu thêm về khổ thơ cuối cũng như các khổ thơ khác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – tác giả Thanh Hải, mời các bạn đọc hãy tìm đọc và tham khảo nhiều bài viết khác của chúng tôi như: Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, Phân tích khổ 4,5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Phân tích 3 khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ, Cảm nhận tình yêu thiên nhiên của người thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Từ khoá liên quan:
doan van phan tich kho cuoi bai mua xuan nho nho
, phan tich 3 kho tho cuoi bai mua xuan nho nho, dan y kho cuoi bai mua xuan nho nho chi tiet,
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Văn mẫu