Giáo dục

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022 – 2023

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022 – 2023 gồm 2 đề kiểm tra chất lượng 8 tuần giữa học kì 1 có đáp án kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi GDCD giữa học kì 1 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học giữa kì 1 lớp 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

This post: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2022 – 2023

Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 11

Tên chủ đề

Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL  
1. Công dân với sự phát triển kinh tế Biết được khái niệm của cải vật chất, hát triển kinh tế và vai trò, các yếu tố của sản xuất của cải vật chất Hiểu được vai trò, các yếu tố của sản xuất của cải vật chất và phát triển kinh tế Nhận xét, đánh giá được tầm quan trọng của các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và ý nghĩa phát triển kinh tế Vận dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vào phát triển kinh tế đất nước  
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

06

 

1,5

15%

  03

0,75

7,5%

  02

0,5

5%

  01

0,25

2,5%

  Số câu 12

Số điểm:3=30%

2.Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường Biết được hàng hóa, các chức năng của tiền tệ và thị trường Hiểu được hai thuộc tính của hàng hóa và sự lạm phát của đồng tiền       Vận dụng được

các chức năng

của tiền tệ, thị trường

khi sản xuất

cũng như tiêu

dùng một số

hàng hóa trên

thị trường

   
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

08

2

20%

  05

1,25

12,5%

      03

0,75

7,5%

  Số câu 16

Điểm 04=40%

3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa   Trình bày được nội dung của quy luật giá trị   Hiểu được sự biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa   Vận dụng kiến thức đã học rút ra bài học cho bản thân      
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ

  1/3

0,5

5%

  1/3

1,5

15%

  1/3

1

10%

    Số câu 01

Điểm 03=30%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ

14

 

 

3,5

 

35%

1/3

 

 

0,5

 

5%

08

 

 

02

 

20%

1/3

 

 

1,5

 

15%

02

 

 

0,5

 

05%

1/3

 

 

01

 

10%

04

 

 

01

 

10%

Số câu:

TN: 28

TL: 01

Số điểm: 10

 

100%

Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn GDCD

I. TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM (28 câu)

Chọn đáp án đúng nhất bằng cách tô vào ô trả lời trong giấy làm bài:

Câu 1.

Trong kinh tế hàng hoá, việc sản xuất ra sản phẩm là để

A. thoả mãn nhu cầu của người sản xuất.

B. đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

C. tiêu dùng.

D. trao đổi, mua bán.

Câu 2. Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra

A. giá trị xã hội của hàng hoá.

B. giá trị lịch sử của hàng hoá.

C. giá trị cá biệt của hàng hoá.

D. giá trị thực tiễn hàng hoá.

Câu 3. Hàng hoá có hai thuộc tính, đó là

A. giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

B. giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của hàng hoá.

C. giá trị và giá trị trao đổi của hàng hoá.

D. giá trị lịch sử và giá trị hiện tại của hàng hoá.

Câu 4. Đâu không phải là chức năng của tiền tệ?

A. Phương tiện cất trữ.

B. Phương tiện hoạch toán.

C. Lạm phát.

D. Phương tiện lưu thông.

Câu 5. Sức lao động của con người là

A. toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

B. hoạt động có mục đích, có ý thức của con người trong quá trình lao động.

C. sự tiêu dùng sức lao động trong thực tế.

D. sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất.

Câu 6. Trên trị trường mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán và người mua nhằm mục đích

A. xác định nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

B. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

C. xác định số lượng hàng hoá cần thiết đáp ứng cho người tiêu dùng.

D. trao đổi thông tin với nhau.

Câu 7. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm

A. sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

B. sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động.

C. đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất.

D. tư liệu lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động.

Câu 8. Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng nào dưới đây?

A. Giảm phát.

B. Thiểu phát.

C. Lạm phát.

D. Giá trị của tiền tăng lên.

Câu 9. Hoạt động trung tâm, cơ bản nhất của xã hội loài người

A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất.

B. Hoạt động thực nghiệm khoa học.

C. Hoạt động chính trị- xã hội.

D. Hoạt động thương mại.

Câu 10. Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm xác định

A. sức mua của đồng tiền.

B. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

C. sự cạnh tranh trong trao đổi, mua bán.

D. sự cung ứng hàng hóa trên thị trường.

Câu 11. Cơ sở sản xuất tư nhân anh N làm giày, dép để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua lại nguyên liệu để tái sản xuất nhằm mở rộng sản xuất, tăng thu nhập kinh tế gia đình. Theo em, trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng nào trong các chức năng sau?

A. Phương tiện thanh toán.

C. Phương tiện lưu thông.

B. Phương tiện cất trữ.

D. Thước đo giá trị.

Câu 12. Khẳng định nào dưới đây thể hiện vai trò của sản xuất của cải vật chất?

A. Là cơ sở tồn tại, phát triển và quyết định mọi hoạt động của xã hội.

B. Làm cho kinh tế gia đình ngày càng phát triển.

C. Là cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội.

D. Tạo dựng hạnh phúc gia đình nhờ có nhiều của cải vật chất.

Câu 13. Trong vụ hè thu vừa qua, mẹ M bán lúa thu được số tiền 20 triệu đồng, sau khi chi tiêu một số thứ còn 10 triệu, mẹ M tính chuyện cất trữ khi nào cần đưa ra dùng nhưng đang phân vân chưa biết cất loại tiền tệ nào cho phù hợp để phòng khi đau ốm đưa ra dùng. Nếu em là mẹ M, em sẽ chọn cách cất trữ nào dưới đây?

A. Dùng tiền giấy cất vào két sắt của gia đình.

B. Gửi tiền giấy vào ngân hàng cho yên tâm.

C. Dùng tiền mua vàng để cất trữ.

D. Cho người khác mượn số tiền đó.

Câu 14. Để phát triển bền vững đất nước, theo em cần phải gắn với yếu tố nào dưới đây?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế.

B. Phát triển cơ sở hạ tầng.

C. Tìm thị trường đầu tư.

D. Bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 15. Cha mẹ N đã trả cho công ty địa ốc 500 triệu đồng để mua căn hộ cho gia đình ở. Trong trường hợp này chức năng nào của tiền tệ đã được thực hiện?

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện cất trữ.

C. Phương tiện lưu thông.

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 16. Phát triển kinh tế là

A. tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và an sinh xã hội.

B. tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.

C. tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và tăng về số lượng, chất lượng.

D. có chính sách phù hợp để tăng và chuyển dịch cơ cấu một cách phù hợp.

Câu 17. Khi bàn về đối tượng lao động của quá trình sản xuất các bạn N, M, H, T đã có những ý kiến khác nhau. Qua kiến thức đã học, em chọn phương án nào trong 4 phương án của các bạn dưới đây?

A. Bạn N: Tất cả yếu tố tự nhiên tồn tại xung quang chúng ta đều là đối tượng lao động.

B. Bạn M: Những yếu tố tự nhiên có sẵn cho con người.

C. Bạn H: Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động con người tác động vào.

D. Bạn T: Đối tượng lao động là tư liệu cần cho quá trình sản xuất mà bất cứ ai cũng cần phải có.

Câu 18. P hỏi R, sau khi học xong phần 1 bài 2 sách giáo khoa GDCD 11, theo bạn, để một sản phẩm trở thành hàng hóa thì cần phải đủ những điều kiện nào dưới đây?

A. Do lao động của con người tạo ra để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình.

B. Sản phẩm đó làm thỏa mãn nhu cầu của mọi người tiêu dùng nên được trao đổi, mua bán.

C. Thông qua sự trao đổi giữa người mua và người bán diễn ra trên thị trường.

D. Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định và thông qua trao đổi, mua bán.

Câu 19. Là một người tiêu dùng, người mua hàng hóa trên thị trường, bản thân em thường quan tâm (Chú ý) đến thuộc tính nào của hàng hóa?

A. Giá trị của hàng hóa.

C. Giá cả hàng hóa.

B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

D. Giá trị trao đổi của hàng hóa.

Câu 20. Ngày 28/08/2017 khi đi học về, K khoe với cha là con vừa được học ý nghĩa của việc phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội trong môn Giáo dục Công dân. Sau một hồi nói chuyện, cha hỏi con. Vậy, theo con trai việc phát triển kinh tế gia đình mình có ý nghĩa gì đối với con?

A. Phát triển kinh tế giúp con có thêm thu nhập và phúc lợi cho con.

B. Củng cố niềm tin của con với người khác trong cuộc sống.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cho con.

D. Tạo cơ sở quan trọng cho con để xây dựng gia đình chuẩn mực, văn hóa.

Câu 21. Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào

A. môi trường xung quanh tạo ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu.

B. sự tồn tại và phát triển liên tục của xã hội, con người tác động vào thiên nhiên.

C. thiên nhiên của công cụ sản xuất cho ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của mình.

D. tự nhiên, biến đổi yếu tố tự nhiên thành sản phẩm phù hợp nhu cầu của mình.

Câu 22. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và thông qua

A. trao tặng.

C. trao tặng, mua bán.

B. trao đổi, mua bán.

D. trao đổi, trưng mua hàng hóa.

Câu 23. Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên

A. công cụ lao động.

C. đối tượng lao động.

B. công cụ sản xuất.

D. vật dụng lao động.

Câu 24. Biểu hiện của giá trị hàng hóa là

A. thỏa mãn nhu cầu.

C. giá trị trao đổi.

B. thu nhiều tiền lãi.

D. sức mua của đồng tiền.

Câu 25. Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, theo em yếu tố nào dưới đây là quan trọng và quyết định nhất?

A. Tư liệu lao động.

C. Đối tượng lao động.

B. Sức lao động.

D. Công cụ lao động.

Câu 26. Thị trường có các chức năng cơ bản

A. 3 chức năng.

C. 5 chức năng.

B. 4 chức năng.

D. 6 chức năng.

Câu 27. H và P đã trao đổi với nhau về sự phát triển của một số nước trên thế giới rất khan hiếm tài nguyên, khoáng sản nhưng có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singapore,….Bằng kiến thức đã học, em có nhận xét, đánh giá về vấn đề trên dựa vào yếu tố nào dưới đây?

A. Khai thác nguồn lực con người, phát huy vai trò của yếu tố sức lao động và biết đầu tư khoa học.

B. Mở rộng thị trường và nơi đầu tư cho kinh tế phát triển nhanh chóng.

C. Đi đầu trong công tác cải tạo khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

D. Có kết cấu cơ sở hạ tầng vững chắc, tầm quan trọng của ngoại giao.

Câu 28. X là một học sinh học giỏi, nhưng gia đình lại khó khăn nên X phải phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập. Hiện nay, do trời mưa nhiều nên X có ý định bán áo mưa, song X không biết lựa chọn loại áo mưa nào cho phù hợp với người tiêu dùng. Nếu em là X trong tình huống đó, em sẽ vận dụng chức năng nào của thị trường để ra quyết định cho công việc buôn bán của mình được thuận lợi?

A. Chức năng thực hiện giá trị của hàng hóa trên thị trường do người tiêu dùng quyết định.

B. Chức năng thừa nhận giá trị sử dụng của hàng hóa vì biết được sức mua của người tiêu dùng.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng để biết lựa chọn mặt hàng.

D. Chức năng thông tin của thị trường.

II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Em hãy trình bày nội dung của quy luật giá trị? Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? Là một người sản xuất hàng hóa theo em cần phải làm gì để vận dụng tốt quy luật giá trị?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 11

I. Trắc nghiệm

Học sinh theo dõi trong file tải

II. Tự luận (3 điểm)

Ý Nội dung kiến thức Điểm
1

(0,5 điểm)

Nội dung quy luật giá trị là sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. 0,5
2

(1,5 điểm)

– Biểu hiện của quy luật giá trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông đối với một hàng hoá và đối với tổng hàng hoá

+ Trong sản xuất:

quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sx ra từng hàng hóa đó và tổng thừi gian lao động cá biệt bằng với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết.

+ Trong lưu thông:

Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

. Đối với 1 hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa, hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết

. Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

1,5

0,75

0,75

3

(1 điểm)

– Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận;

– Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu;

– Đổi mới khoa học, kỹ thuật – công nghệ;

– Thực hành tiết kiệm, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa.

1

………………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button