Giáo dục

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7

Khi kỳ thi kiểm tra học kỳ II đang đến gần, chính vì vậy để giúp cho các bạn học sinh có thể đạt điểm cao trong kỳ thi này, thì hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tài liệu đề cương ôn thi học kỳ II lớp 7 môn Giáo dục công dân.

Đây là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về những kiến thức quan trọng của môn GDCD học kỳ II lớp 7. Dưới đây sẽ là toàn bộ nội dung của đề cương ôn thi học kỳ II lớp 7 môn Giáo dục công dân, xin mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

This post: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7

I. Trắc nghiệm:

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Khi xây dựng kế hoạch cần cân đối giữa các nhiệm vụ

A.Vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi

B. Lao động, học tập

C. Rèn luyện,học tập, lao động, hoạt động nghỉ ngơi, phụ giúp gia đình

D. Rèn luyện,học tập, lao động, phụ giúp gia đình

Câu 2: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của:

A.Toàn dân C. Cơ quan có thẩm quyền

B. Nhà nước D. Công ty, nhà máy

Câu 3: Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập lấy tên nước là:

A.Công nông đầu tiên C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Việt Nam dân chủ công hòa D. Nước Việt Nam

Câu 4: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan?

A. 1 cơ quan B. 2 cơ quan C. 3 cơ quan D. 4 cơ quan

Câu 5: Bản chất của Nhà nước ta là:

A. Thuộc gia cấp Tư sản C. Thuộc giai cấp tầng lớp quản lí nhà nước

B. Thuộc tầng lớp công – nông D. Của dân do dân và vì dân

Câu 6: Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan?

A. Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính

B. Cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử

C. Cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát, cơ quan quyền lực

D. Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, Cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát

Câu 7. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan?

A. 1 cơ quan B. 2 cơ quan C. 3 cơ quan D. 4 cơ quan

Câu 8. Di sản văn hoá nào sau đây là di sản văn hoá phi vật thể?

A. Cố đô Huế B. Thánh địa Mĩ Sơn.

C. Phố cổ Hội An. D. Không gian cồng chiêng Tây Nguyên

Câu 9. Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan?

A. Đi lễ nhà thờ.

B. Đi chùa cầu nguyện

C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao

D. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà.

Câu 10. Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 2-7-1976 B. Ngày 2-9-1976

C. Ngày 2-9-1945 D. Ngày 7-2-1976

Câu 11. Em hãy nối các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B.

A – Việc cần giải quyết Nối B – Cơ quan giải quyết
1. Khai báo tạm trú 1 – … a. Trường học
2. Đăng kí kết hôn 2 – … b. Công an
3. Xin sổ khám bệnh 3 – … c. Trạm y tế (bệnh viện)
4. Xác nhận bảng điểm học tập 4 – …. d. Uỷ ban nhân dân xã

Câu 12: Điền vào chỗ trống (…) những kiến thức phù hợp.

– Hội đồng nhân dân (xã, phường, thị trấn) là: ……

– Uỷ ban nhân dân (xã, phường, thị trấn) là:……..

Câu 13: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ (….) để hoàn chỉnh nhận định dưới đây:

– Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ta là………………………………………………..(1)cơ quan này do……………………………..(2) bầu ra.

– Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở……………………………………….(3)

– Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của…………………………………..(4)và vì dân

Câu 14: Điền từ còn thiếu vào các chỗ trống trong đoạn văn sau để làm rõ quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

Mọi người cần phải (1)………………………………quyền tự do tín ngưỡng của người khác; không được gây mất đoàn kết, (2)……………………………giữa các tôn giáo và giữa những người không có tôn giáo với người có tôn giáo. Nghiêm cấm (3)………………………………………tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái (4)………………………………………… và chính sách của Nhà nước.

II. Tự luận:

Câu 1: Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là gì? Tên gọi đó có vào ngày tháng năm nào? Bản chất của Nhà nước ta là gì? Nhà nước ta do ai lãnh đạo?

* Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đổi tên vào ngày 2/7/ 1976. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân.Nhà nước ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Câu 2: Bộ máy nhà nước chia làm mấy cấp? kể tên? Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan? kể tên?Mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ như thế nào?

+ Bộ máy nhà nước chia làm 4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

+ Bộ máy nhà nước chia làm 4 loại cơ quan

– Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm Quốc hội và HĐND các cấp (Tỉnh, huyện, xã).

– Cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm chính phủ và UBND các cấp.

– Cơ quan xét xử, bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh, huyện, toà án quân sự.

– Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân (Tối cao, tỉnh, huyện, VKS quân sự).

Mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng hoạt động thống nhất với nhau.

Câu 3: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa?

– Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

– Những di tích, di sản và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Câu 4: Thế nào là bảo vệ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên? Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường ở trường học.

– Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

– Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn Tài nguyên thiên nhiên;phục hồi, tái tạo Tài nguyên có thể phục hồi được.

* Một số biện pháp bảo vệ môi trường ở trường học.

+ Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trường lớp.

+ Trồng và chăm sóc cây xanh.

+ Khi sử dụng đất phải bồi bổ, cải tạo đất.

+ Phải bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, thoát nước, cây xanh công trình vệ

Câu 5: Môi trường là gì? Vai trò của môi trường và TNTN đối với con người như thế nào?

* Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.

* Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người.

+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

+ Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức.

+ Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui tươi, khoẻ mạnh, lạc quan,yêu đời…

Câu 6: Di sản văn hoá là gì? có mấy loại? Đờn ca tài tử ở Việt Nam là loại hình gì? Cho biết nó thuộc loại di sản văn hóa nào?

– Di sản văn hóa: bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

– Đờn ca tài tử ở Việt Nam là loại nghệ thuật. Cho biết nó thuộc loại di sản văn hóa phi vật thể

Câu 7: Có ý kiến cho rằng “Người có đạo là người có tín ngưỡng” Em có đồng ý không? Vì sao? Hãy cho biết Tín ngưỡng là gì? lấy ví dụ? Mê tín dị đoan là gì? lấy ví dụ? Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải làm gì?

* Người có đạo là người có tín ngưỡng

– Vì tôn giáo là một hình thức của tín ngưỡng

* Tín ngưỡng là lòng tin vào cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời ví dụ thờ cúng tổ tiên, thờ cúng ông thần tài, ông địa, thờ phật……..

* Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên. Ví dụ như xem bói, chữa bệnh bằng phù phép, coi tướng, coi tay ……..

* Đối với mê tín dị đoan chúng ta cần phải xóa bỏ, bài trừ, lên án, phê phán những hành vi sai phạm, tuyên truyền mọi người phòng chống mê tín dị đoan vì nó làm ảnh hưởng đến tài sản, thậm chí cả tính mạnh con người.

Câu 8: Nêu ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch?

Câu 9: Hãy kể tên 4 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta mà đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

Câu 10: Vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Nêu hai việc làm của bản thân em trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường? Nêu một số nhận xét về tình hình ô nhiễm môi trường nơi em ở và đề xuất những biện pháp khắc phục?

Câu 11: Hãy giải thích: Vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân?

Câu 12: Nêu nhiệm vụ,quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nêu nhiệm vụ,quyền hạn của chính phủ và Ủy ban nhân dân.

Câu 13: Em hãy kể một số việc mà mà chính quyền xã ( phường, thị trần) nơi em ở đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân?

Câu 14: Cho tình huống sau: Trên đường đi học về, X thấy một bạn mang xác một con mèo chết định vứt xuống hồ nước ngay trước nhà.

Câu hỏi:

a. Theo em X có thể có những cách ứng xử nào trong trường hợp này?

b. Nếu em là X em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao?

Câu 15: Tình huống: Ở gần nhà X có một một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ X cũng thỉnh thoảng sang xem bói. X can ngăn nhưng mẹ X cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên X không nên can thiệp vào.

a. Theo em mẹ X cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người thì có đúng không? Vì sao?

b. Nếu em là X em sẽ làm gì?

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button