Giáo dục

Dàn ý nghị luận xã hội về chữ nhẫn

dan y nghi luan xa hoi ve chu nhan

Dàn ý nghị luận xã hội về chữ nhẫn

This post: Dàn ý nghị luận xã hội về chữ nhẫn

I. Dàn ý nghị luận xã hội về chữ nhẫn (Chuẩn)

1. Mở bài

– Trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, ngoài các đức tính tốt đẹp như lòng khoan dung, nhân nghĩa, tinh thần dũng cảm, lòng tự trọng,… thì “nhẫn” là một trong những đức tính được chú trọng hơn cả.
– Chữ “nhẫn” từ lâu đã trở thành một quy tắc thiết yếu văn hóa ứng xử của người Việt, vốn là dân tộc luôn lấy tình nghĩa làm lẽ sống.

2. Thân bài

* Tổng quan về chữ “nhẫn”:
– Chữ “nhẫn” trong cách đối nhân xử thế, giữa con người với con người là nhẫn nhịn, nhường nhịn lẫn nhau. Trong mối quan hệ giữa con người với mục tiêu, lý tưởng, với công việc, ước mơ thì người ta gọi là nhẫn nại, kiên trì.
– “Nhẫn” là một cảnh giới cao khó đạt được trong con đường tu dưỡng đạo đức và phẩm hạnh của con người, bởi nó đòi hỏi sự tĩnh tâm, không so đo tính toán, mà đa số con người ta vẫn thường trọng cái “tôi” cá nhân, thích thể hiện hơn là nhẫn nại, nhường nhịn.
– Trong tiếng Hán, chữ “nhẫn” (忍) được hợp thành bởi bộ “đao” (刀) nằm bên trên bộ “tâm”(心), nghĩa rằng con người sống mà không “nhẫn” thì sẽ gặp đau đớn như trái tim bị thanh đao bên trên cứa cho một nhát đau thấu tâm can. Và muốn đạt được chữ “nhẫn” thì trước hết trái tim phải kiên định, vững bền, không xê dịch trước mọi sự, kể cả đó có là mối nguy hiểm tựa thanh đao kề trước tim.

* Bàn luận:
– “Nhẫn” trong đối nhân xử thế, trong các mối quan hệ:
+ Trong gia đình, muốn êm ấm hòa thuận thì trước hết mỗi người cần phải biết nhường nhịn nhau, vợ nhường chồng, con cái nhường cha mẹ, anh chị em cũng phải biết mà nhẫn nhịn lẫn nhau, và ngược lại => Chung sống hòa thuận, êm ấm.
+ Trong mối quan hệ bạn bè, nhẫn nhịn để giữ được mối quan hệ tri kỷ khó tìm.
+ Trong tình yêu, nhẫn nhịn lẫn nhau để thấu hiểu, bao dung để tình yêu được vững bền.

– “Nhẫn” trong mục tiêu, lý tưởng sống:
+ Khổng Tử đã dạy: “Việc nhỏ không nhẫn, ắt làm hỏng việc lớn”, hay trong cuốn sách kinh điển của Nho giáo là Thượng Thư cũng đã chép lại lời của Chu Thành Vương dặn dò Quân Trần rằng: “Nhất định phải Nhẫn thì việc mới thành. Tấm lòng bao dung thì mới có đức hạnh cao thượng”.
+ Làm việc gì cũng vậy, trước tiên phải đặt ra mục tiêu rồi kiên trì thực hiện một cách từ từ, bài bản phải có thời gian nung nấu thì mới có thể có thành quả tốt đẹp được.

– “Nhẫn” không phải là sự hèn nhát, yếu kém:
+ Đó là một quan điểm hết sức sai lầm.
+ Khi con người ta học được chữ “nhẫn”, cũng tức là khi cái tâm đã tịnh, đã nhìn rõ quy luật của đời người không phải là sự hơn thua, tranh giành mà là hiểu rõ đúng sai, phân biệt thị phi.
+ Là biết đặt cái “tôi” của mình qua một bên, để im lặng quan sát và lắng nghe được nhiều hơn, biết vì cái lớn mà bỏ qua cái nhỏ, biết bảo vệ bản thân khỏi những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
+”Nhẫn” là biểu hiện của một nhân cách đẹp, một tâm hồn thanh cao, là bao hàm của những phẩm chất đạo đức khác như lòng tự trọng, nhân nghĩa, khoan dung,…

3. Kết bài

– Sống ở trên đời, dù bạn là ai cũng hãy cố rèn cho mình được chữ “nhẫn” trong nhân cách và coi nó là tôn chỉ của cuộc sống.
– “Nhẫn” sẽ là sức mạnh của bạn, là đôi cánh giúp bạn vươn tới thành công một cách thuận lợi hơn, cũng là liều thuốc khiến cuộc sống của bạn bớt đi được nhiều phiền muộn vì sự hơn thua nhàm chán của đời người.

 

II. Dàn ý nghị luận xã hội về chữ nhẫn (Chuẩn)

Từ xa xưa đến nay, con người sống ở trên đời luôn chú trọng việc tu dưỡng đạo đức, phẩm cách và rèn luyện tài trí làm mục đích của cuộc sống. Trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, ngoài các đức tính tốt đẹp như lòng khoan dung, nhân nghĩa, tinh thần dũng cảm, lòng tự trọng,… thì “nhẫn” là một trong những đức tính được chú trọng hơn cả. Chữ “nhẫn” từ lâu đã trở thành một quy tắc thiết yếu văn hóa ứng xử của người Việt, vốn là dân tộc luôn lấy tình nghĩa làm lẽ sống. Có câu: “Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, Khổng Tử cũng từng nói rằng: “Việc nhỏ không nhẫn, ắt làm hỏng việc lớn”. Để thấy được tầm quan trọng của chữ “nhẫn” trong đời sống con người, có biết nhẫn nại thì đại sự mới thành, cuộc sống mới dễ dàng hơn.

“Nhẫn” là một chữ rất thâm thúy và sâu sắc bao hàm nhiều ý nghĩa khiến người ta phải gật đầu tâm đắc, đa số những người thành công đều khuyên rằng, trước khi muốn làm việc gì lớn lao thì phải học cho được chữ “nhẫn”. Chữ “nhẫn” trong cách đối nhân xử thế giữa con người với con người là nhẫn nhịn, nhường nhịn lẫn nhau, trong mối quan hệ giữa con người mới mục tiêu, lý tưởng, với công việc, ước mơ thì người ta gọi là nhẫn nại, kiên trì. Dĩ nhiên “nhẫn” không chỉ nằm riêng trong hai loại nhẫn ấy, mà còn nhiều kiểu “nhẫn” khác, nhưng phổ biến và gần như bao trùm hết ý nghĩa của chữ “nhẫn” là hai nghĩa trên. “Nhẫn” là một cảnh giới cao khó đạt được trong con đường tu dưỡng đạo đức và phẩm hạnh của con người, bởi nó đòi hỏi sự tĩnh tâm, không so đo tính toán,…(Còn tiếp).

>> Xem bài mẫu: Nghị luận xã hội về chữ nhẫn

———————–HẾT————————–

Kiên nhẫn là nét tính cách tốt đẹp của con người, trong cuộc sống người có tính kiên nhẫn sẽ có được sự bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và giải quyết vấn đề. Cùng với bài Nghị luận xã hội về chữ nhẫn, các em có thể tham khảo thêm bài nghị luận về các phẩm chất quan trọng khác cần có ở con người như: Nghị luận xã hội về nhân cách và phẩm giá, Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế, Nghị luận xã hội về lòng nhân hậu, Nghị luận xã hội về lòng tự trọng.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button