Giáo dục

Dàn ý nghị luận xã hội Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng

dan y nghi luan xa hoi van hoa nguoi viet noi tho tu qua canh tuong chen lan tai den hung

Dàn ý nghị luận xã hội Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng
 

This post: Dàn ý nghị luận xã hội Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng

I. Dàn ý Nghị luận xã hội Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng.

2. Thân bài

a. Nêu biểu hiện, thực trạng cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng
– Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau tại các lễ hội, nơi thờ cúng gây ảnh hưởng đến nền văn hóa dân tộc.
– Nơi gắn liền với sự thanh tịnh, thành kính và trang nghiêm đối với các bậc tiền nhân bỗng nhiên diễn ra những cuộc chen lấn, tàn phá của thế hệ con cháu.
– Không chỉ diễn ra ở Đền Hùng mà cảnh tượng chen lấn đang xuất hiện và trở thành khung cảnh quen thuộc tại rất nhiều địa điểm như chùa Bái Đính, hay Đền Trần, chùa Yên Tử,….

b.. Tác hại của việc chen lấn đối với văn hóa người Việt
– Gây ra những cảnh tượng nhức nhối như con người giẫm đạp lên nhau để đạt được mục đích với sự ích kỉ và mưu toan.
– Những hành vi trên đã đi lệch quỹ đạo và ảnh hưởng xấu đến không gian linh thiêng, tôn kính.
– Làm mất đi màu sắc cũng như giá trị tốt đẹp của lối sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn đối với quá khứ.

c. Nguyên nhân gây ra thực trạng chen lấn tại nơi thờ tự
– Ý thức của con người.
– Sự thay đổi nhận thức về tâm linh.

d. Đề xuất giải pháp để nâng cao ý thức của con người về văn hóa thờ tự
– Cần nâng cao ý thức của bản thân khi tham gia các lễ hội để bảo lưu, gìn giữ những nét đẹp về tâm linh, về lối sống biết ơn quá khứ.
– Các cơ quan chức năng cần thắt chặt những biện pháp quản lí để đảm bảo an ninh, trật tự, ngăn chặn tình trạng chen lấn, xô đẩy diễn ra tại những không gian văn hóa.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của việc chen lấn đối với các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng (Chuẩn)

“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Cho đến thời đại ngày nay, câu nói của Bác Hồ vẫn vẹn nguyên bài học sâu sắc về lối sống “uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thủy chung” vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Và nhân dân ta vẫn luôn ghi nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm cũng như hàng loạt những hoạt động thắp hương, thờ cúng đậm đà màu sắc lễ hội tại Đền Hùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hiện nay, một hiện tượng đáng buồn đang xảy ra là việc chen lấn tại Đền Hùng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa nơi thờ tự.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa, từ những giá trị vật chất đến phong tục tập quán, những truyền thống đạo lí tốt đẹp thuộc lĩnh vực tinh thần. Tất cả đều kết tinh thể hiện tinh hoa văn hóa người Việt. Bởi vậy, biết ơn quá khứ, thờ cúng tổ tiên luôn là những giá trị được đề cao. Vậy mà, ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau tại các lễ hội,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ  Nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng tại đây.

 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button