Giáo dục

Dàn ý nghị luận xã hội Ở hiền gặp lành

nghi luan xa hoi o hien gap lanh

Dàn ý nghị luận xã hội Ở hiền gặp lành
 

This post: Dàn ý nghị luận xã hội Ở hiền gặp lành

I. Dàn ý Nghị luận xã hội Ở hiền gặp lành (Chuẩn)

1. M bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ở hiền gặp lành

2. Thân bài

a. Giải thích nội dung câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”
– “Ở hiền” là cách nói hình ảnh cho những việc tốt đẹp, ý nghĩa, thậm chí là cao cả mà con người thực hiện.
– “Lành” là cách biểu đạt tượng trưng cho những điều may mắn, ý nghĩa, tốt lành trong cuộc sống.
– Nội dung câu tục ngữ: Khái quát một quy luật mang tính nhân quả trong đời sống của con người: Khi hành động, thực hiện những điều tốt đẹp, con người ta sẽ nhận lại những điều may mắn và hạnh phúc.

b. Bình luận nội dung câu tục ngữ
– Nêu những biểu hiện của việc “Ở hiền gặp lành”.
– Khi con người biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn; con người sẽ nhận lại niềm vui, hạnh phúc cho chính bản thân mình.
– Khi biết giúp đỡ, sẻ chia, con người cũng sẽ nhận lại sự giúp đỡ từ những người khác khi bản thân mình gặp khó khăn, hoạn nạn.
– “Ở hiền” không đồng nghĩa với sự nhu nhược, hay im lặng trước cái xấu, cái ác.

c. Lật lại vấn đề
Có một số ý kiến cho rằng: “Ở hiền chưa chắc đã gặp lành”. Đây là quan điểm sai lệch về tư tưởng vì hậu quả và sự báo ứng có thể đến muộn hơn những lợi ích trước mắt.

d. Bài học nhận thức và hành động
– Cần nhận thức đúng đắn những giá trị của hành động, thái độ sống tốt đẹp mang lại.
– Cần hướng tới những điều hay, điều tốt và hiện thực hóa thành những hành động cụ thể.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề bàn luận. Liên hệ bản thân
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Ở hiền gặp lành (Chuẩn)

Kho tàng tục ngữ vô cùng phong phú, đa dạng của nhân dân ta luôn chứa đựng những bài học mang tính triết lí giáo dục sâu sắc về luật nhân quả. “Ở hiền gặp lành” là một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ điều này. Bằng sự ngắn gọn, súc tích, câu nói đã thể hiện một bài học mang ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa hành động và kết quả của con người trong cuộc sống.

Mối quan hệ về luật nhân quả đã được cha ông ta khái quát qua lối nói giàu sức gợi thông qua cụm từ “ở hiền” và “lành”. “Ở hiền” là cách nói tượng trưng cho những việc tốt đẹp, ý nghĩa, thậm chí là cao cả mà con người thực hiện. “Lành” là cách biểu đạt hình ảnh cho những điều may mắn, ý nghĩa, tốt lành trong cuộc sống. Như vậy, câu tục ngữ: Khái quát một quy luật mang tính nhân quả trong đời sống của con người: Khi hành động, thực hiện những điều tốt đẹp, con người ta sẽ nhận lại những điều may mắn và hạnh phúc…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội Ở hiền gặp lành tại đây.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button