Giáo dục

Dàn ý cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng

dan y cam nhan ve hao khi dong a thoi tran qua bai to long

Dàn ý cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng
 

This post: Dàn ý cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng

I. Dàn ý cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về hào khí Đông A thời Trần
– Hào khí ấy được thể hiện trong nhiều tác phẩm trong đó có bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.

2. Thân bài

– Hào khí Đông A là gì?
+ Là hào khí của nhà Trần, vì chữ Đông và chữ A ghép lại trong tiếng Hán sẽ được chữ Trần.
+ Khí thế oai hùng, hào sảng của thời Trần
+ Khí thế nhiệt huyết trong niềm vui chiến thắng ( ba lần chống quân Mông – Nguyên).
+ Kết tinh của lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.

– Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão mang cái hào khí hào hùng của thời đại đó
+ Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, với lý tưởng, nhân cách lớn.
+ Vẻ đẹp của sức mạnh thời đại, khí thế hùng tráng.

– Bức tranh chân dung của người anh hùng
+ Vẻ đẹp của vị tráng sĩ mang hào khí anh hùng đang giương ngang ngọn giáo bảo vệ quê hương.
+ Bản dịch: “Múa giáo”: tư thế động, ngang tàng
+ Bản chữ Hán: “Hoành sóc”( cầm ngang ngọn giáo): Sự chắc chắn, hiên ngang, khí phách của người anh hùng chí lớn.

=>Vẻ đẹp của người anh hùng hiên ngang, luôn trong tư thế cầm giáo sẵn sàng bảo vệ quê hương.
+ “Giang sơn”: Không gian rộng lớn đối lập với hình ảnh của người anh hùng => Hình ảnh ước lệ trong thơ Đường luật => Nhấn mạnh vẻ đẹp của hình tượng người tráng sĩ.
+ “Kháp kỉ thu”: thời gian đã qua mấy thu: Sự dẻo dai, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc dù trải qua bao thu.
+ Âm điệu thơ khỏe khoắn, vang vọng hào khí Đông A.

– Đoàn quân nhà Trần với khí thế át người:
+ Hình ảnh đoàn quân hiện lên thật tráng lệ, hào hùng.
+ Hình ảnh thơ ở đây được mở rộng ra. Câu trên chỉ có người anh hùng thì ở dưới là hình ảnh của đoàn quân “tam quân” đông đúc.
+ Phép so sánh “tam quân tì hổ”: Ba quân (tiền quân, trung quân, hậu quân) của nhà Trần có sức mạnh to lớn, ví như mãnh hổ chốn rừng xanh.
+ Hình ảnh ước lệ “khí thôn ngưu”: Khí thế của đoàn quân mạnh mẽ, hùng dũng có thể “nuốt trôi trâu”. Hoặc có thể hiểu khí thế ấy át cả sao Ngưu trên trời.

→ Khái quát hình ảnh của những chiến binh nhà Trần khi xung trận với khí thế ngút trời, sức mạnh to lớn.

– Hai câu cuối: Khát vọng lập công danh, báo đền Tổ quốc.
+ Ý chí của người con thời Trần: Phải lập được công danh mới xứng đáng, mới thỏa chí làm trai.
+ Quan điểm Nho giáo: Thân là nam nhi, phải lập được công danh để xứng đáng với cái chí lớn ở đời.
+ Phạm Ngũ Lão cả đời cống hiến cho sự nghiệp binh nghiệp của nhà Trần nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy đủ và thỏa mãn.
+ Trong tâm tư của ông, lúc nào cũng mang nặng món nợ công danh với đất nước mà cảm thấy “thẹn” khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
+ “Thẹn”: Sự thẹn thùng của ông đã làm nổi bật cái tâm đầy trong sáng, tâm hồn nhiệt huyết, nhân cách cao cả, nâng tầm vị thế của ông.
+ Hai câu thơ như lời bộc bạch, tâm tình của tác giả

– Kết luận chung:
+ Bài thơ theo thể Đường luật, súc tích, ngắn gọn, cô đọng, hàm súc.
+ Toát lên hào khí oai thiêng của dân tộc từ một tâm hồn yêu nước sâu sắc.
+ Tự hào về một triều đại hào hùng với hào khí bất diệt.

3. Kết bài

– Bài ca về lòng yêu nước, khí thế hào hùng của dân tộc.
 

II. Bài văn mẫu cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng (Chuẩn)

Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì triều đại để lại nhiều dấu ấn nhất có lẽ là triều Trần. Không đạt được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, văn hóa mà thời Trần còn lừng lẫy sử sách với chiến thắng của ba lần chống quân Mông -Nguyên. Phải chăng chính những chiến thắng vang dội ấy đã tạo nên một hào khí vô cùng to lớn, mạnh mẽ, chỉ có ở thời Trần mà không phải bất kì một triều đại nào khác của Việt Nam – hào khí Đông A. Chỉ có ở thời Trần, người ta mới cảm được sức mạnh to lớn mà hào hùng vô cùng của hào khí này. Và nó đã nghiễm nhiên trở thành niềm cảm hứng đi vào không ít tác phẩm thơ ca nổi tiếng vào thời ấy, trong đó có tác phẩm thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.

Nhắc về hào khí Đông A, hẳn không ít người đã từng nghe thấy rất nhiều lần nhưng vẫn luôn băn khoăn tự hỏi, hào khí Đông A là gì? Tại sao nó lại được phát huy mạnh mẽ nhất vào thời nhà Trần? Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần. Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên – đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình. Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó.

Vậy nên, khi viết “Thuật hoài”, Phạm Ngũ Lão – người con của thời đại ấy đã mang vào trong những câu thơ của mình cái hào khí Đông A hào hùng đó. Nó vang vọng trong mỗi câu chữ của bài thơ…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng

—————–HẾT——————-

Bài thơ Tỏ lòng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão được biên soạn trong chương trình học SGK Ngữ văn lớp 10 vào tuần 13, bên cạnh dàn ý cảm nhận về hào khí Đông Á thời Trần qua bài Tỏ lòng, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác như: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài), Phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng…,Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng;…

 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button