CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O được biên soạn gửi tới bạn đọc là nội dung phương trình phản ứng CO2 tác dụng với Ba(OH)2 sản phẩm sau phản ứng thu được kết tủa BaCO3 với điều kiện tỉ lệ số mol giữa số mol CO2 và Ba(OH)2 bằng nhau hoặc số mol của CO2 nhỏ hơn Ba(OH)2.
Từ đó bạn đọc nắm được phương pháp làm dạng bài tập: khi cho oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm. Mời các bạn tham khảo.
This post: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
1. Phương trình phản ứng CO2 ra BaCO3
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓+ H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra khi cho CO2 tác dụng với Ba(OH)2
Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O (1)
Ba(OH)2 + 2CO2 → Ba(HCO3)2 (2)
Đặt T = nCO2 : nBa(OH)2
Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối BaCO3
Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ba(HCO3)2
Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối BaCO3 và Ba(HCO3)2
Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm Ba(OH)2 dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả BaCO3 và Ba(HCO3)2
Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả BaCO3 và Ba(HCO3)2.
Nếu không có các dữ kiện trên ta phải chia trường hợp để giải.
* Khi những bài toán không thể tính T ta dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.
Hấp thụ CO2 vào nước vôi dư thì chỉ tạo muối BaCO3.
* Sự tăng giảm khối lượng dung dịch : Khi cho sản phẩm cháy vào bình Ca(OH)2 hay Ba(OH)2.
mbình tăng = m hấp thụ
m dd tăng = mhấp thụ – m kết tủa
m dd giảm = m kết tủa – mhấp thụ
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. V lít khí CO2 (đktc) vào 3 lít Ba(OH)2 0,1M được 39,4 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 8,96
B. 2,24
C. 4,48
D. 6,72
Khi sục CO2 vào 0,3 mol Ba(OH)2 thu được 0,2 mol kết tủa BaCO3
Thì có thể xảy ra 2 trường hợp có kết tủa.
Trường hợp 1:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O.
→ n(CO2) = n(BaCO3) = 0,2. → V = 4,48 lít.
Trường hợp 2:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,2
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2.
0,2 0,1
→ n(CO2) = 0,2 + 0,2 = 0,4. → V = 8,96 lít
Nên V max = 4,48 lít.
Câu 2. Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối Bari Cacbonat:
A. BaCO3 BaO + CO
B. 2BaCO3 3BaO + CO2
C. BaCO3 BaO + CO2
D. 2BaCO3 2Ba +CO2 + O2
Câu 3. Cho cacbon lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc , H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó cacbon đóng vai trò chất khử là
A. 6.
B. 4.
C. 7.
D. 5.
C + 2H2O → CO2 + 2H2
2CuO + C → 2Cu + CO2
C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O
2KClO3 + 3C → 2KCl + 3CO2
C + CO2 → 2CO
Câu 4. Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,06M, NaOH 0,03M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam kết tủa . Gía trị của a là
A. 19,7
B. 9,85
C. 7,88
D. 13,79
Ta có :
nCO2 = 0,1 mol ;
nOH– = 1.0,06.2 + 1.0,03.1 = 0,15 mol
nBa2+ = 0,06.1 = 0,06 mol
Mà 1 < nOH– / nCO2 = 0,3/0,2 = 1,5 < 2
=> Phản ứng tạo 2 muối
=> nCO32- = nOH– – nCO2 = 0,15 mol < 0,06 mol
=> nBaCO3 = 0,05 mol
=> m = 197.0,05 = 9,85 gam
Câu 5.Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch
A. CaCO3
B. CaCO3 và Ca(HCO3)2
C. Ca(HCO3)2
D. CaCO3 và Ca(OH)2 dư
nCO2 = 0,3 mol
nCa(OH)2 = 0,2 mol
Tỉ lệ:
nCO2/nCa(OH)2 = 0,3/0,2 = 1,5
Vậy sản phẩm sau phản ứng gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2
Câu 6. Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 12 gam kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
A. 3,136 lít
B. 8,960 lít
C. 6,272 lít
D. 4,480 lít
nCaCO3 = 12/100 = 0,12 mol
Do đun nóng lại thu được thêm kết tủa => nên có Ca(HCO3)2
nCa(OH)2 = 0,2.1 = 0,2 mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,12 0,12 ← 0,12 mol
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,16 (0,2 – 0,12) mol
→ nCO2 = 0,12 + 0,16 = 0,28 mol
→ V = 0,28.22,4 = 6,272 lít
Câu 7. V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít Ca(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 1,12
B. 2,24
C. 4,48
D. 6,72
Khi sục CO2 vào 0,15 mol Ba(OH)2 thu được 0,1 mol kết tủa BaCO3
Thì có thể xảy ra 2 trường hợp có kết tủa.
Trường hợp 1:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
→ nCO2 = nCaCO3= 0,1.
→ V = 2,24 lít.
Trường hợp 2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,1
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2.
0,1 0,05
→ nCO2 = 0,1 + 0,1 = 0,2.
→ V = 4,48 lít
Nên V max = 4,48 lít.
Câu 8. Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) đi qua 150ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 30
B. 60
C. 15
D. 40
nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)
nKOH= 0,15.1 = 0,15 (mol)
Xét tỉ lệ tạo muối:
nKOH/nCO2 = 0,15/0,2 =0,75 < 1
→ Tạo muối axit KHCO3; CO2 dư
Phương trình hóa học
CO2 + KOH → KHCO3
→ nKHCO3 = nKOH = 0,15 (mol)
→ mKHCO3 =mmuối = 0,15.100 = 15 (g)
—————————-
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
Trên đây Mầm Non Ánh Dương vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,….
Ngoài ra, Mầm Non Ánh Dương đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập Mầm Non Ánh Dương . Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Chúc các bạn học tập tốt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tin Tức