Giáo dục

Chứng minh nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ

Đề bài: Chứng minh nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ

chung minh nhan dinh khong chi mang nang mot noi niem banh troi nuoc con lang dong mot cai nhin xuan huong ve phan dan ba trong xa hoi xua cu

This post: Chứng minh nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ

Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ
 

I. Dàn ý Chứng minh nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng…

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ “Bánh trôi nước” và nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, “Bánh trôi nước” còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về “phận đàn bà” trong xã hội xưa cũ

2. Thân bài

– “Bánh trôi nước” không đơn thuần là bài thơ gửi gắm nỗi niềm, những tâm sự riêng của Hồ Xuân Hương mà sâu xa hơn nó còn thể hiện cái nhìn về “phận đàn bà” trong xã hội xưa của tác giả:
+ Những người phụ nữ trong xã hội xưa có đầy đủ vẻ đẹp hình thể và tâm hồn được thể hiện qua các từ ngữ: “Trắng”, “tròn”, “tấm lòng son”…(Còn tiếp)

>>Xem chi tiết Dàn ý Chứng minh nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng… tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Chứng minh nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn…

Hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của biết bao người cầm bút. Bên cạnh việc ngợi ca vẻ đẹp thì các tác giả chủ yếu đi sâu khai thác bi kịch thân phận của họ. “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Bàn về bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ”.

Đó là một nhận định vô cùng xác đáng. Nếu chỉ hiểu đây là bài thơ viết về một món ăn dân tộc thì e rằng cách hiểu ấy quá đơn thuần. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài ba của nền văn học Việt Nam và những tác phẩm của bà cũng mang đậm màu sắc, phong cách của “bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu). Bà thường vịnh các vật bé nhỏ như quả mít, quả cau, miếng trầu hôi,…để thông qua đó khắc họa thân phận hèn mọn, số phận bạc bẽo của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong “Bánh trôi nước”, bà đã viết:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Hồ Xuân Hương đã miêu tả hình dáng, cách làm một món ăn dân tộc bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. “Trắng”, “tròn” là từ chỉ màu sắc, hình dạng của bánh trôi, đồng thời cũng là ẩn dụ của vẻ đẹp hình thể người phụ nữ. Đó là người phụ nữ có vẻ đẹp gợi cảm, ưa nhìn. Bài thơ mở đầu bằng hai tiếng “Thân em” vô cùng quen thuộc. Ta đã từng bắt gặp hàng loạt những câu ca dao than thân bắt đầu bằng cụm từ này:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”;

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”

Hay

“Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”?

Phải chăng tác giả đã có dụng ý khi có cách mở đầu bài thơ như vậy? Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa chưa bao giờ nhận được sự đề cao và tôn trọng của xã hội. Tuy có vẻ đẹp, có phẩm chất nhưng họ lại phải chịu sự xô đẩy của cuộc đời:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Từng viên bánh trôi chìm nổi trong nước chuyển động không ngừng nghỉ, khi mới thả bánh vào thì chúng chìm xuống đáy nồi nhưng khi chín chúng lại nổi lên trên mặt nước. Điều ấy khiến bạn đọc liên tưởng đến sự long đong, trôi dạt của cuộc đời người phụ nữ. Số phận của những con người yếu đuối, mỏng manh ấy cũng không khác gì cánh bèo “ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi” (Ca dao). Cuộc đời họ phải chịu những vùi dập của hoàn cảnh, số phận mà không có cách nào chống trả, thoát ra khỏi sự bất công đó.

Họ nương theo số phận nhưng số phận lại không vì thế mà khoan dung với họ:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Viên bánh trôi rắn hay nát, cứng hay nhão là do tay người nhào bột, nặn bánh. Người phụ nữ sung sướng hay khổ đau phụ thuộc vào sự may rủi và hoàn cảnh sống mà họ rơi vào. Số phận đã sắp đặt họ sinh ra với nhan sắc đẹp hay xấu, hoàn cảnh gia đình nghèo hay giàu có, lấy được người chồng tốt tính hay lấy phải kẻ gia trưởng, vũ phu. Bàn tay của tạo hóa đã sắp đặt, lập ra một trình tự cho cuộc đời của họ. Sống trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, thân phận người phụ nữ trở nên rẻ rúng, tầm thường. Họ không có quyền quyết định cuộc đời của mình mà luôn phải chịu sự phụ thuộc vào người đàn ông. Trong xã hội đầy rẫy bất công ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, họ không có quyền lên tiếng đòi bình đẳng cho mình mà chỉ có thể cất lên những câu than thân, trách phận. Nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng cất lên những lời oán trách đầy đau xót:

“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Xã hội xưa yêu cầu phụ nữ phải sống theo đạo Tam tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) – Tứ đức (Công – dung – ngôn – hạnh) nhưng lại không cho họ quyền được định đoạt số phận của mình. Còn gì đắng cay hơn khi sống cuộc đời của thân tầm gửi và phải phụ thuộc vào người khác? Người phụ nữ không có tự do, không được tự do tìm kiếm hạnh phúc cho chính bản thân. Cuộc sống của họ như “chim vào lồng”, “cá cắn câu” không biết đến bao giờ mới có thể thoát ra và thay đổi được.

Mặc dù bị vùi dập, chà đạp phũ phàng nhưng người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng son sắt, chung thủy:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Nếu bánh trôi nước có vị ngọt của nhân bánh là điểm nhấn thì người phụ nữ có “tấm lòng son” là vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. “Tấm lòng son” là minh chứng cho tiết hạnh, nhân phẩm của người phụ nữ. Đó là sự hiếu nghĩa với cha mẹ, lòng thủy chung với người chồng, sự chăm sóc, tảo tần dành cho con cái. “Tấm lòng son” cũng là vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người người phụ nữ. Có lẽ trong xã hội xưa, người phụ nữ chỉ được nắm quyền chủ động duy nhất trong việc gìn giữ tấm lòng son sắt, gìn giữ những phẩm chất tốt đẹp của mình. Dù cho số phận có xô đẩy mình trôi dạt về đâu thì họ cũng luôn giữ lại nhân cách và phẩm giá cao thượng. Họ là những con người bản lĩnh khi đã trải qua biết bao cay đắng, khổ đau mà vẫn giữ được “tấm lòng son”.

Hồ Xuân Hương không chỉ thể hiện nỗi niềm riêng của cá nhân mà bà còn thể hiện một cái nhìn lắng đọng, một nỗi trăn trở về “phận đàn bà” trong xã hội xưa. Hơn ai hết, bà hiểu rất rõ nỗi khổ ấy bởi chính bà đã chịu cảnh chồng chung, hai lần làm lẽ:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

(Lấy chồng chung)

Cái nhìn của bà đã bao quát được toàn bộ số phận của những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Bà dũng cảm lên tiếng đòi quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc cho giới của mình. Người phụ nữ đã gánh chịu quá nhiều khổ cực, vất vả, họ cần phải được giải thoát. Bên cạnh đó, “bà chúa thơ Nôm” cũng thể hiện sự đồng cảm, thương xót của mình với số phận của những người phụ nữ. Những số phận mà đại thi hào Nguyễn Du phải thốt lên:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

“Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã góp một cái nhìn chân thực về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa cũ. Họ có vẻ đẹp, có nhân phẩm nhưng họ chưa bao giờ được xã hội công nhận và trân trọng.

——————–HẾT——————–

Bánh trôi nước là bài thơ giàu tính hình tượng của Hồ Xuân Hương, không chỉ đơn thuần viết về một thức bánh dân giã mà còn là biểu tượng cho thân phận chìm nổi, số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Bên cạnh Chứng minh nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Phân tích yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước, Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước, Phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ được thể hiện trong Bánh trôi nước.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button