Tổng Hợp

Chế độ hưu trí là gì? Điều kiện và cách tính mức lương chế độ hưu trí?

 

Khái niệm chế độ hưu trí (Pension regime) là gì? Chế độ hưu trí tiếng Anh là gì? Điều kiện được hưởng lương hưu? Quy định về mức lương hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu? Hướng dẫn cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng? Bảng tra cứu độ tuổi nghỉ hưu kể từ năm 2021 dành cho mọi lao động? Hồ sơ hưởng lương hưu? Giải quyết chế độ hưởng lương hưu

This post: Chế độ hưu trí là gì? Điều kiện và cách tính mức lương chế độ hưu trí?

Khi đến tuổi về hưu, chế độ hưu trí là vấn đề mọi người lao động đều quan tâm. Trong suốt quá trình lao động, làm việc, người lao động cùng với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đã đóng bảo hiểm theo quy định, vì vậy, khi về hưu, điều kiện và cách tính lương chế độ hưu trí cũng phải phù hợp với quy định pháp luật, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Vậy, chế độ hưu trí là gì? Điều kiện và cách tính mức lương chế độ hưu trí? Hãy cùng Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Che-do-huu-tri-la-gi-dieu-kien-va-cach-tinh-muc-luong-che-do-huu-tri

 

Căn cứ pháp lý:

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Bộ luật lao động 2019

– Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

– Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do quốc hội ban hành

1. Chế độ hưu trí là gì?

Chế độ hưu trí là chế độ chi trả lương hưu cho người lao động đã hết tuổi làm việc theo quy định của pháp luật – nhằm đảm bảo lao động khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe. Đây là một trong những chế độ người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ hưu trí tiếng Anh là gì?

Chế độ hưu trí tiếng Anh là “Pension regime”

Một số thuật ngữ có liên quan

– “Health insurance” nghĩa là: Bảo hiểm y tế.

– “Sick” nghĩa là: ốm đau

– “Maternity” nghĩa là: thai sản

– “Voluntary social insurance” nghĩa là: bảo hiểm xã hội tự nguyện

–  “Life insurance” nghĩa là: Bảo hiểm nhân thọ.

3. Điều kiện được hưởng lương hưu?

Nếu như trước đây, trong điều kiện lao động bình thường, lao động nam sẽ được nghỉ hưu vào năm 60 tuổi và lao động nữ là 55 tuổi. Tuy nhiên, với Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 – độ tuổi nghỉ hưu của người lao động đã được điều chỉnh tăng.

Theo đó, năm 2021 – lao động nam được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 03 tháng – lao động nữ được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam và 04 tháng với lao động nữ – cho đến khi đủ 62 tuổi với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với lao động nữ vào năm 2035.

Bên cạnh đó, với một số trường hợp đặc biệt sẽ cần có điều kiệm kèm theo.

 – Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động

Tuổi nghỉ hưu 2021 Điều kiện khác
Nam Nữ
Đủ 60 tuổi 03 tháng Đủ 55 tuổi 04 tháng  Không
Đủ 55 tuổi 03 tháng Đủ 50 tuổi 04 tháng → Có đủ 15 năm làm nghề được xếp vào danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

→ Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Đủ 50 tuổi 03 tháng Đủ 45 tuổi 04 tháng → Lao động có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
Không quy định độ tuổi → Với trường hợp bị nhiễm HIV do rủi ro tai nạn nghề nghiệp xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp

 ​- Trường hợp suy giảm khả năng lao động

Tuổi nghỉ hưu 2021 Điều kiện khác
Nam Nữ
Đủ 55 tuổi 03 tháng Đủ 50 tuổi 04 tháng → Với người bị suy giảm khả năng lao động được giám định trong khoảng từ 61% đến dưới 81%
Đủ 50 tuổi 03 tháng Đủ 45 tuổi 04 tháng → Với người bị suy giảm khả năng lao động được giám định từ 81% trở lên
Không quy định độ tuổi → Với người bị suy giảm khả năng lao động được giám định từ 61% trở lên.

→ Và có đủ 15 năm làm các nghề được xếp vào danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

4. Quy định về mức lương hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.

Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2021, tỷ lệ hưởng được tính như sau:

Với lao động nữ: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với 15 đầu đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.

Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH áp dụng với 19 năm đầu tham gia BHXH, sau đó cứ thêm một năm thì cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.

Theo Điều 7, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, công thức tính lương hưu được xác định như sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng đối với lao động nam và lao động nữ sẽ được tính khác nhau.

5. Hướng dẫn cách xác định mức lương hư hưởng hàng tháng

5. 1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Ví dụ 24: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

– 15 năm đầu được tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;

– 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%

– Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);

– Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% – 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

* Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.

Ví dụ 25: Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 01/2019 khi đủ 50 tuổi 01 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

– 15 năm đầu được tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

– Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;

– Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8% + 1% = 9%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% – 9% = 62%.

* Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Ví dụ 26: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2017 khi đủ 49 tuổi. Ông Q có 27 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:

– 15 năm đầu được tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 2% = 24%;

– Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 24% = 69%;

– Ông Q nghỉ hưu trước tuổi 50 theo quy định là 01 năm nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 69% – 2% = 67%.

Ví dụ 27: Bà M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1962, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 25 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2016.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà M được tính như sau:

– 15 năm đầu được tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm, tính thêm: 10 x 3% = 30%;

– Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;

– Hồ sơ chỉ thể hiện bà M sinh năm 1962 nên lấy ngày 01/01/1962 để tính tuổi làm cơ sở tính năm nghỉ hưu trước tuổi. Do vậy, tại thời điểm hưởng lương hưu bà M đã 54 tuổi 01 tháng nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 1%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà M là 75% -1% = 74%.

5. 2. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Ví dụ 28: Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

– Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.

– 16 năm đầu tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%;

– Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%.

– Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 07 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 05 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% – 6% = 67%.

Ví dụ 29: Ông S nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2016 khi đủ 51 tuổi. Ông S có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; bị suy giảm khả năng lao động 61% và có 27 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông S được tính như sau:

– Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông S là 27 năm 03 tháng, số tháng lẻ là 03 tháng được tính là 0,5 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông S là 27,5 năm.

– 15 năm đầu tính bằng 45%;

– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27,5 là 12,5 năm, tính thêm: 12,5 x 2% = 25%;

– Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 25% = 70%.

– Ông S nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 8%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông S là 70% – 8% = 62%.

6. Bảng tra cứu độ tuổi nghỉ hưu kể từ năm 2021 dành cho mọi lao động

 – Trường hợp nghỉ hưu đủ tuổi

(Áp dụng cho người lao động làm việc trong điều kiện làm việc bình thường)

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Tháng – Năm sinh Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Tháng – Năm sinh
2021 60 tuổi 3 tháng Từ 01/1961 đến 9/1961 2021 55 tuổi 4 tháng Từ 01/1966 đến 8/1966
2022 60 tuổi 6 tháng Từ 10/1961 đến 6/1962 2022 55 tuổi 8 tháng Từ 9/1966 đến 4/1967
2023 60 tuổi 9 tháng Từ 7/1962 đến 3/1963 2023 56 tuổi Từ 5/1967 đến 12/1967
2024 61 tuổi Từ 4/1963 đến 12/1963 2024 56 tuổi 4 tháng Từ 01/1968 đến 8/1968
2025 61 tuổi 3 tháng Từ 01/1964 đến 9/1964 2025 56 tuổi 8 tháng Từ 9/1968 đến 5/1969
2026 61 tuổi 6 tháng Từ 10/1964 đến 6/1965 2026 57 tuổi Từ 6/1969 đến 12/1969
2027 61 tuổi 9 tháng Từ 7/1965 đến 3/1966 2027 57 tuổi 4 tháng Từ 01/1970 đến 8/1970
2028 62 tuổi Từ 4/1966 trở đi 2028 57 tuổi 8 tháng Từ 9/1970 đến 4/1971
2029 58 tuổi Từ 5/1971 đến 12/1971
2030 58 tuổi 4 tháng Từ 01/1972 đến 8/1972
2031 58 tuổi 8 tháng Từ 9/1972 đến  4/1973
2032 59 tuổi Từ 5/1973 đến  12/1973
2033 59 tuổi 4 tháng Từ 01/1974 đến  8/1974
2034 59 tuổi 8 tháng Từ 9/1974 đến 4/1975
2035 60 tuổi Từ 5/1975 trở đi

 – Trường hợp nghỉ hưu chưa đủ tuổi

(Áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm những nghề được xếp vào nhóm công việc nặng nhọc – độc hại – nguy hiểm, làm việc tại những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn)

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu thấp hơn Tháng – Năm sinh Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu thấp hơn Tháng – Năm sinh
2021 55 tuổi 3 tháng Từ 01/1966 đến 9/1966 2021 50 tuổi 4 tháng Từ 01/1971 đến 8/1971
2022 55 tuổi 6 tháng Từ 10/1966 đến 6/1967 2022 50 tuổi 8 tháng Từ 9/1971 đến 4/1972
2023 55 tuổi 9 tháng Từ 7/1967 đến 3/1968 2023 51 tuổi Từ 5/1972 đến 12/1972
2024 56 tuổi Từ 4/1968 đến 12/1968 2024 51 tuổi 4 tháng Từ 01/1973 đến 8/1973
2025 56 tuổi 3 tháng Từ 01/1969 đến 9/1969 2025 51 tuổi 8 tháng Từ 9/1973 đến 5/1974
2026 56 tuổi 6 tháng Từ 10/1969 đến 6/1970 2026 52 tuổi Từ 6/1974 đến 12/1974
2027 56 tuổi 9 tháng Từ 7/1970 đến 3/1971 2027 52 tuổi 4 tháng Từ 01/1975 đến  8/1975
2028 57 tuổi Từ 4/1971 trở đi 2028 52 tuổi 8 tháng Từ 9/1975 đến 4/1976
2029 53 tuổi Từ 5/1976 đến 12/1976
2030 53 tuổi 4 tháng Từ 01/1977 đến 8/1977
2031 53 tuổi 8 tháng Từ 9/1977 đến 4/1978
2032 54 tuổi Từ 5/1978 đến 12/1978
2033 54 tuổi 4 tháng Từ 01/1979 đến 8/1979
2034 54 tuổi 8 tháng Từ 9/1979 đến 4/1980
2035 55 tuổi Từ 5/1980 trở đi

 – Trường hợp nghỉ hưu quá tuổi

(Áp dụng cho cán bộ, công chức – người được bổ nhiệm giữ các vị trí như: Phó Trưởng ban các Ban Trung ương Đảng, Phó Chánh văn phòng TW Đảng, Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra TW Đảng, Sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, Kiểm sát viên viện Kiểm sát nhân dân tối cao…)

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu cao hơn Tháng – Năm sinh Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu cao hơn Tháng – Năm sinh
2021 65 tuổi 3 tháng Từ 01/1961 đến  9/1961 2021 60 tuổi 4 tháng Từ 01/1966 đến 8/1966
2022 65 tuổi 6 tháng Từ 10/1961 đến 6/1962 2022 60 tuổi 8 tháng Từ 9/1966 đến 4/1967
2023 65 tuổi 9 tháng Từ 7/1962 đến 3/1963 2023 61 tuổi Từ 5/1967 đến 12/1967
2024 66 tuổi Từ 4/1963 đến 12/1963 2024 61 tuổi 4 tháng Từ 01/1968 đến 8/1968
2025 66 tuổi 3 tháng Từ 01/1964 đến 9/1964 2025 61 tuổi 8 tháng Từ 9/1968 đến 5/1969
2026 66 tuổi 6 tháng Từ 10/1964 đến 6/1965 2026 62 tuổi Từ 6/1969 đến 12/1969
2027 66 tuổi 9 tháng Từ 7/1965 đến 3/1966 2027 62 tuổi 4 tháng Từ 01/1970 đến 8/1970
2028 67 tuổi Từ 4/1966 trở đi 2028 62 tuổi 8 tháng Từ 9/1970 đến 4/1971
2029 63 tuổi Từ 5/1971 đến 12/1971
2030 63 tuổi 4 tháng Từ 01/1972 đến 8/1972
2031 63 tuổi 8 tháng Từ 9/1972 đến 4/1973
2032 64 tuổi Từ 5/1973 đến 12/1973
2033 64 tuổi 4 tháng Từ 01/1974 đến 8/1974
2034 64 tuổi 8 tháng Từ 9/1974 đến 4/1975
2035 65 tuổi Từ 5/1975 trở đi

7. Hồ sơ hưởng lương hưu

7.1. Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc

Sổ bảo hiểm xã hội

Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt HĐLĐ hưởng chế độ hưu trí

Trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu do suy giảm mức lao động hoặc bị nhiễm HIV/AIDS phải có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền

7.2. Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH

Sổ bảo hiểm xã hội

Đơn đề nghị hưởng lương hưu

– Trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù phải có thêm Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu.

– Trường hợp xuất cảnh trái phép phải có thêm Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp.

– Trường hợp người mất tích trở về phải có thêm Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.

8. Giải quyết chế độ hưởng lương hưu

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

NLĐ tham gia BHXH tự nguyện Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button