Châu về Hợp Phố là một thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt, thường xuất hiện trên báo chí. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ này. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để biết Châu về Hợp Phố là gì, bắt nguồn từ đâu nhé.
This post: Châu về Hợp Phố có nghĩa là gì?
Châu về Hợp Phố là gì?
“Châu về Hợp Phố” có nghĩa là “những cái quý giá không mất được, sớm muộn cũng sẽ quay trở về với chủ nó”.
“Châu về Hợp Phố” vốn là một điển cố gốc Hán, bắt nguồn từ câu “châu hoàn Hợp Phố” hoặc “Hợp Phố châu hoàn”.
Trong đó:
- “Châu” là từ ban đầu được dùng để chỉ ngọc trai, về sau để chỉ ngọc nói chung.
- “Hợp Phố” là tên của một quận xa xưa của Giao Châu, nơi sản xuất châu nổi tiếng.
- Hoàn có nghĩa là trở về.
Châu về Hợp Phố có nguồn gốc từ đâu?
Câu thành ngữ này có nguồn gốc từ điển tích Trung Quốc.
Tương truyền, quận Hợp Phố có rất nhiều ngọc quý. Người dân thường đi mò ngọc để đổi lấy lương thực. Ở thời Hậu Hán, tại đây có tên quan thái thú tham lam, bạo tàn, thường bắt dân đi mò ngọc đem về cho chúng không biết bao nhiêu mà kể. Ngọc quý bỏ đi hết khiến dân không có gì đổi lấy cái ăn. Khi Mạnh Thường đến làm Thái thú tại đây đã bãi bỏ những tệ cũ, chăm lo cho đời sống của người dân tốt hơn nên chỉ chưa đầy một năm sau, ngọc bỏ đi này tìm về lại Hợp Phố và người dân lại trở về nghề cũ. Từ tích này, mới có câu “châu về Hợp Phố” để chỉ vật quý trở lại chốn cũ, hay nhận lại những vật quý đã mất.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ “Châu về Hợp Phố”. Để tìm hiểu thêm những từ ngữ hot trend, từ ngữ mới do các bạn trẻ sáng tạo ra, mời các bạn truy cập vào mục “Là gì” của Mầm Non Ánh Dương nhé.
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Hỏi - Đáp