Giáo dục

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

cam nhan ve buc tranh thien nhien trong bai tho voi vang cua xuan dieu

This post: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
 

I. Dàn ý Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Vội vàng

2. Thân bài

a. Thiên nhiên đất trời đã dâng tặng cho con người một bàn tiệc xuân đầy thịnh soạn với bao hương sắc, bao thanh âm tuyệt diệu:
– Cỏ xanh, hoa thơm nơi đồng nội ngát hương, lá non phất phơ trên nhành cây trồng gió nhẹ.
– Từng đàn ong bướm nối đuôi nhau đi ngắm nhìn hoa cỏ mùa xuân, vươn mình trên những nhành hoa xinh đẹp hút mật, ăn sâu
– Khúc nhạc xuân đầy hứng khởi, mê say của những chàng yến anh
=> Vạn vật đều có linh hồn riêng, vận động và toả sáng theo cách riêng.

b. Cảm xúc của nhân vật trước thiên nhiên tuyệt diệu:
– “Tháng giêng ” ngon” tựa cặp môi gần → sự say đắm trước thiên nhiên gợi cảm, duyên dáng.
– Khát khao chiếm hữu mùa xuân cho thoả nỗi niềm mê say.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Thiên nhiên luôn là đề tài bất tận của thi ca, viết về thiên nhiên, ai cũng dành cho nó sự yêu thương vô tận. Vẻ đẹp của tự nhiên mang đến cho con người sự thanh thản trong tâm hồn, nuôi dưỡng những giọt nguồn yêu thương trong trái tim mỗi người. Đối với các thi nhân, bằng cảm quan và sự rung động tình tế của người nghệ sĩ, họ đã dành tặng thiên nhiên những vần thơ vô cùng đẹp đẽ. Đó là Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, là Sang thu của Hữu Thỉnh hay Chiều Xuân của Anh Thơ. Đến với Vội vàng của Xuân Diệu, ta cũng được cảm nhận một thiên đường tuyệt diệu trên mặt đất được tỏa sáng bởi thiên nhiên rực rỡ, vừa xinh đẹp lại vừa chứa chan ý tình.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

Dường như, nhà thơ cũng đang bất ngờ, rạo rực trước cảnh xuân, thiên nhiên đất trời đã dâng tặng cho con người một bàn tiệc xuân đầy thịnh soạn với bao hương sắc, bao thanh âm tuyệt diệu. Ta từng biết đến một mùa xuân trong ngần, yên bình trong thơ thành Hải:

” Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiền
Hót chi mà vang trời”

Ta cũng từng thấy một sắc xuân nhẹ nhàng, ưu tư trong thơ Nguyễn Bính

” Trên giàn thiên lý….”

Với Vội vàng, Xuân căng tràn sức sống, xuân mang đủ thứ hương vị đến cho đời. Biện pháp điệp ngữ “của”, “này đây” cùng lối liệt kê của tác giả đã giúp người đọc hình dung được một mùa xuân mới đầy tươi tắn khi tháng giêng về. Cỏ xanh, hoa thơm nới đồng nội ngát hương, lá non phất phơ trên nhành cây trồng gió nhẹ. Từng đàn ong bướm nối đuôi nhau đi ngắm nhìn hoa cỏ mùa xuân, vươn mình trên những nhành hoa xinh đẹp hút mật, ăn sâu. Không chỉ tháng giêng đất trời mang sắc màu rực rỡ mà thế gian còn mang khúc nhạc xuân đầy hứng khởi, mê say của những chàng yến anh trên bầu trời xanh vọng xuống. Khúc nhạc ” tình si” ấy khiến lòng người say mê, vạn vật cũng mê say, chìm đắm. Có bao giờ thiên nhiên vào độ viên mãn và tròn đầy như thế. Hoa sắc đua nở, ong bướm chào mừng, chim cất cao tiếng hát, người người cũng say đắm khúc “tình si”. Chỉ là bông hoa, là cây cỏ, là chim bướm, ong bay,…những điều bình dị và quen thuộc trong cuộc đời, với ngòi bút Xuân Diệu, mọi vật đều trở nên có linh hồn, đều vận động và góp phần làm đẹp cho đời, mang đến cho con người niềm yêu và sự phấn chấn. Nơi nào đẹp thì đó chính là thiên đường, Xuân Diệu đã vẽ ra một thiên đường xinh yêu như vậy ngay chính trên quê hương, trên mảnh đất của mình.

Các nhà thơ cùng thời với Xuân Diệu như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận hay Thế Lữ, họ cũng yêu thiên nhiên, gắn mình với thiên nhiên. Nhưng nếu các nhà thơ ấy nhìn thiên nhiên bằng nét buồn, cảnh mang những ưu sầu hay thấm đượm những nỗi nhớ thì Xuân Diệu lại nhìn theo một cách riêng đầy mới mẻ, tìm thấy vẻ đẹp từ chính cuộc sống của mình, bắt trọn những khoảnh khắc và lưu giữ chúng trong vần thơ, con chữ.

Xuân Diệu là một nhà thơ ham sống, khát khao sống, ông muốn vội vàng để tận hưởng hết tất thảy những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Và với ông, niềm vui luôn có khắp mọi nơi, trong bất kỳ khoảnh khắc nào:

” Và này đây mỗi sớm chớp hàng mi
Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa”

Thần niềm vui có trong mỗi người, trong mỗi nhà, chỉ cần luôn thấy yêu đời, yêu cuộc sống thì sẽ mãi mãi luôn có thần niềm vui bên cạnh. Mỗi sáng thức giấc, hé mắt ngắm nhìn bầu trời, ngắm nhìn thiên nhiên, nở một nụ cười trìu mến để cảm nhận được hạnh phúc ngày chính tự trong tâm, niềm vui có từ những điều nhỏ nhặt nhất trong đời thường.

” Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Thơ ca trung đại luôn lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực thì Xuân Diệu lại có cảm quan đầy mới lạ, con người chính là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp. “Tháng giêng ” ngon” tựa cặp môi gần. Cách ví von đầy độc đáo của Xuân Diệu đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, mùa xuân tháng giêng ấy quá tuyệt diệu, từ cảm quan bằng mắt, bằng tai đến cảm quan bằng vị, bằng tình. Cặp môi gần ấy là cặp môi của những đôi tình nhân trao nhau, tháng giêng cũng trao cho người người tình yêu thắm thiết là tình xuân, là tình yêu đôi lứa gặp gỡ nên duyên, là tình người nồng đượm, sẻ chia.

Có lẽ bởi vì xuân đáng yêu, đáng thương như vậy mà thi sĩ đâu thể nào dửng dưng, đâu thể nào chỉ biết đứng nhìn ngắm mà thôi. Nhà thơ đã không kìm nén được lòng mình mà cất lên nỗi khát khao:

“Ta muốn ôm.
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”

Sự cuồng nhiệt , mê đắm với thiên nhiên, thiết tha với mùa xuân của nhà thơ là mãi mãi, không bao giờ giới hạn.

Bài thơ Vội vàng tuy không dành quá nhiều câu thơ để viết về thiên nhiên nhưng mỗi câu đều đẹp, mỗi từ đều hay, mỗi hình ảnh đều quyến rũ và gợi cảm. Mỗi dòng, mỗi ý đều mang ý tình sâu sắc. Thi nhân xưa nói rằng Xuân Diệu chính là một nhà thơ tình của văn học Việt Nam quả không hề sai.

————————HẾT—————————

Vội vàng của Xuân Diệu không chỉ tái hiện đầy sống động bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, nơi vạn bừng nở những vẻ đẹp rực rỡ, thanh khiết của mình mà còn là cái tôi yêu đời đầy hối hả, vội vã của người thi nhân. Bài văn mẫu Cảm nhận Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1, Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu sẽ giúp các em hiểu hơn về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button