Giáo dục

Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu

cam nhan cua em ve buc tranh thu trong bai tho sang thu

3 Bài văn mẫu Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu
 

This post: Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu

I. Dàn ý Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu (Chuẩn)

1. Mở bài

 Giới thiệu về bức tranh mùa thu trong bài thơ Sang thu

2. Thân bài

* Bức tranh mùa thu trong khoảnh khắc giao mùa:

– Bức tranh mùa thu được tác giả cảm nhận qua những tín hiệu giao mùa:
+ Hương ổi nồng nàn phả vào trong gió se
+ Gió se: Gió nhẹ, lạnh, khô à Dấu hiệu đặc trưng của thời tiết khi sang thu.
+ “bỗng” gợi ra sự đột ngột, bất ngờ trong cảm nhận của tác giả khi cảm nhận được những thay đổi của thiên nhiên, đất trời.
–>  Bức tranh mùa thu trong khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận bằng những tín hiệu mơ hồ nhưng mang đến cảm giác bâng khuâng, xao xuyến cho con người.

* Bức tranh thiên nhiên khi đất trời sang thu:
–  “sương chùng chình qua ngõ”  như  lưu luyến, dùng dăng, nửa muốn đi, nửa muốn ở lại
–  Dòng sông giờ đây thật êm ả, hiền hòa
– Chim bắt đầu vội vã bay về phương Nam tránh rét
– “Đám mây mùa hạ- vắt nửa mình sang thu” hình ảnh sáng tạo như tín hiệu rõ nét nhất báo thu sang.
– Hình ảnh nắng, sấm, hàng cây không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho những vang động của cuộc đời và bản lĩnh sống của con người.

3. Kết bài

– Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ
– Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ đã tái hiện bức tranh thiên nhiên sang thu đầy sống động.

 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu

1. Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu, mẫu số 1 (Ngắn):

Hữu Thỉnh là nhà thơ nổi tiếng trưởng thành trong quân đội, ông viết nhiều viết hay về con người nông thôn, về mùa thu. Thơ ông mang đậm hồn quê Việt Nam, dân dã mộc mạc và giàu tinh tế, Sang thu được viết vào cuối năm 1977 in lần đầu trên báo văn nghệ. Đó là cảm nhận của nhà thơ về mùa thu về những biến chuyển của khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu và những triết lý về cuộc đời được ông gửi gắm

Bức tranh mùa thu hiện ra được tác giả cảm nhận qua những tín hiệu của khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phá vào trong gió se”

Đó là mùi hương của ổi, mùi hương nhè nhẹ phả vào gió đưa tiễn mùa hạ nắng gắt chào đón một mùa thu dịu dàng. Từ “bỗng” diễn tả cảm giác đột nhiên, bỗng nhiên nhận ra sự thay đổi của đất trời của thiên nhiên. Động từ “phả” là động từ mạnh chỉ sự đột ngột mạnh mẽ nhưng ở đây tác giả dùng rất nhẹ nhàng “Phả vào trong gió se” rất nhẹ bởi động thái phả ấy lại vào không gian trong gió se – vô hình chứ không phải hữu hình. Câu thơ ngắn gọn thôi nhưng có đủ hương, gió những nét đặc trưng nhất của mùa thu vùng đồi trung du của miền Bắc.

Tiếp nối là hình ảnh của mùa thu:

“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Ở đây hình ảnh “sương” được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động-một sự vận động chậm rãi. Từ láy “chùng chình ” ta người đọc thấy sự dùng dằng, sống động, thong thả đến yên bình của mùa thu. Toàn là những hình ảnh quen thuộc gần gũi với người nông dân Việt Nam nhưng tác giả đã cho người đọc thấy được mùa thu đang và đã về qua cảm nhận bằng cả khứu giác (hương ổi), cả thị giác (sương). Những tín hiệu, bởi vậy, tạo nên ấn tượng mới mẻ với những liên tưởng mơ hồ, chập chờn không rõ nét. Phải vậy chăng mà nhà thơ, khi đã cảm nhận những nét riêng của mùa thu, vẫn còn dè dặt: Hình như thu đã về.

cam nhan ve buc tranh mua thu trong bai tho sang thu

Những bài Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu hay nhất

Sự rung động của nhà thơ trước mùa thu:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Sự cảm nhận của tác giả đã trở nên mở rộng hơn, còn sông không còn dữ dội mạnh mẽ như mùa hè mà đã trở nên dềnh dàng, con sông như trầm lặng, nhẹ nhàng hơn trôi. Trên bầu trời cao những đàn chim vội vã bay về hướng Nam, từ “bắt đầu” ám chỉ thời điểm mới sang thu nên đàn chim cũng không quá vội vàng di chuyển tránh rét. Vẫn là không gian trên không đó là những đám mây mùa thu nhẹ nhàng trôi lững lờ, mềm mại và “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy sự sáng tạo và độc đáo trước đây chưa từng có. “Vắt nửa mình sang thu” hình ảnh tinh tế có được nhờ sự cảm nhận riêng đầy tinh tế. nhạy cảm của tác giả.

Cảnh vật lúc này chỉ là chớm thu khi mùa hạ còn chưa hết, mùa thu đang sang, thiên nhiên có sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng và êm đềm như chính bản chất của mùa thu.

Nếu như khổ đầu tiên sự cảm nhận về sắc thu vẫn còn mơ hồ thì trong khổ 2 người đọc nhận thấy mùa thu đang trở về một cách đầy đủ và mới mẻ hơn. Khổ thơ thứ 2 được cảm nhận với sự tinh tế và mới lạ từ chính Hữu Thỉnh.

Những suy ngẫm về triết lý mùa thu, triết lý cuộc đời:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đừng tuổi”

Hình ảnh nắng, mưa là của mùa hạ nhưng trong khổ thơ tất cả đã vơi dần, mức độ giảm dần nắng không còn gay gắt như mùa hạ nữa, mưa cũng không còn rào rào xối xả nữa. “Sấm” chỉ hiện tượng của tự nhiên sấm xuất hiện trước hoặc sau cơn mưa lớn mùa hạ, “hàng cây đứng tuổi” chỉ những cái cây già lâu năm cao to lớn. Hình ảnh ẩn dụ: “sấm” chỉ bão tố, thăng trầm của cuộc đời, “cây đứng tuổi” chỉ những con người từng trải, vượt qua bao khó khăn nhưng vẫn kiên cường bất khuất.

Tác giả sử dụng khá thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ…. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹ của dịu dàng, êm ả của đất trời khi sang thu. Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên , yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng, suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời.

Xem thêm các bài văn mẫu hay tác phẩm Sang thu trên Taimienphi.vn

– Phân tích bài thơ Sang thu
– Soạn bài Sang thu, soạn Văn lớp 9
– Cảm nhận khổ thơ cuối bài Sang thu

2. Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu, mẫu số 2:

Mùa thu là nguồn cảm hứng thơ bất tận cho các thi sĩ. Nhà thơ nào cũng muốn vẽ được một bức tranh thu cho riêng mình. Và Hữu Thỉnh đã có được một cái tứ rất riêng đó là thời khắc lúc giao mùa.

Bài thơ là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước sự biến đổi kì lạ trong thời khắc giao mùa của đất trời trong ngưỡng thu.

Sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Phúc, Hữu Thỉnh không còn lạ lẫm gì với mùa thu đất Bắc. Thế nhưng, khi cảm nhận tín hiệu thu mến yêu, ông cũng không khỏi ngỡ ngàng. Đối với ông, thu đến với những cảm giác mơn man khó tả:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Như một quy luật tuần hoàn của tạo hóa, dường như thu đã lại sang. Có vẻ bức tranh thu đã được điểm những nét đầu tiên: hương ổi phả nhè nhẹ, thoang thoảng đưa vào trong gió se – gió đã nhẹ lại chứ không còn là “nồm nam cơn gió thốc” nữa rồi. Theo trong gió chính là làn hương mộc mạc cuả làng quê nhỏ. Lớp sương chùng chình khắp nơi dường như cũng chẳng muốn rời. Sương cũng mang đầy tâm trạng, bước đi chầm chậm theo nhịp điệu của mùa thu. Cái tín hiệu mùa thu đó là hương, là gió hay là sương? Chẳng lẽ là tất cả. Cái cảm giác bất ngờ thể hiện trong từ “bỗng” đầu tiên lan tỏa vào không gian rất đỗi thân quen, xao xuyến vô cùng. Chính thế mà thi sĩ còn đang ngỡ ngàng vẫn còn tự hỏi mình: Trong khi đất trời bắt đầu có những chuyển biến nhẹ nhàng, hình như thu đã về?… Nhận thấy đó mà chưa tin hẳn, vì lòng yêu say mùa thu quá.

trinh bay cam nhan cua em ve buc tranh thu trong bai tho sang thu

Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu

Cái cảm giác “hình như” đó gần như bị xóa tan bởi những tín hiệu chuyển mùa dần hiện ra rõ hơn:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Bức tranh thu dường như đã đậm màu hơn bởi cảnh vật ngày càng nhiều thay đổi: những con sông đã không còn gấp gâp, mà lững lờ trôi, chầm chậm, “dềnh dàng” khi dành nước cho mùa thu. Phải chăng chúng đã thả hồn mình vào các khoảnh khắc giao mùa này? Trái ngược với sự “lặng lẽ” đó là biểu hiện có vẻ gấp gáp của những cánh chim trời. Chúng đang vội vã làm gì? Làm tổ, tích trữ thức ăn cho mùa đông giá lạnh hay đang rục rịch chuẩn bị cho chuyến hành trình xa xứ tránh rét về một chân trời xa xôi nào đó? Hai câu thơ đã vẽ nên những nét đối lập: đâu phải mùa thu lúc nào cũng “lặng lẽ” bởi vạn vật xung quanh ta đều chuyến biến kì lạ theo cách riêng của chúng. Thiên nhiên đầy bí mật, cũng giống như cuộc sống chúng ta – một xã hội với nhiều tầng: có người giàu, có người nghèo, người đang hạnh phúc tận hưởng cuộc sống này, người đang tất tả mưu sinh. Đúng là đầy biến động! Nhưng hiện lên trong tất cả điểm sáng, có lẽ long lanh nhất chính là đám mây vẫn vương chút nắng hạ:

“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Đám mây đó chăc còn lưu luyến chút gì của mùa hạ đang qua? Cũng có thể nó là kỉ niệm của “hạ” dành cho “thu”. Nó dường như là chiếc cầu nối hữu tình dành cho đôi bờ kì lạ. Cái khoảnh khắc thiêng liêng này đang đậu trên đám mây như là chứng tích của giao mùa. “Vắt” – đang đặt ngang trời hay chẳng biết đang ở chốn nào. Đám mây cứ nhè nhẹ trôi để rồi thời gian cũng chảy qua. Bức tranh thu đang chứa đựng cái nét hữu hình để gợi nên cái cảnh vốn vô hình!

Thu đã gần sang, đất trời cũng đang đứng lại, nó không còn bất chợt đến, rồi lại bất chợt đi như mùa hạ nữa rồi:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”

Có thể nói rằng: Cái dáng hạ vẫn còn đó mà cái hồn hạ đã bay đi đâu rồi. Vẫn là cái nắng, mưa, sấm, chớp vương lại nhưng cái dữ dội, khắc nghiệt của nắng, tính “đỏng đảnh” của mưa hay sự vội vàng của sấm thì đã nhạt dần theo từng phút giao mùa. Bức tranh sang thu càng lộ rõ thì những ý nghĩ về nhân tình thế thái cũng theo đó hiện lên.

Qua phép ẩn dụ ở hai dòng thơ cuối, người đọc cảm nhận sau tiếng “sấm” là những dông bão của cõi đời, cõi người. Hữu Thỉnh đã điểm nét chính vào bức tranh – đó là hình bóng con người. Hạ qua, thu đến, con người ta dường như đã già hơn một chút. Chính thế mà những kinh nghiệm đường đời đã dày thêm một ít trong hành trang của họ, giúp họ vững vàng hơn trước những phong ba của cuộc sống đầy biến động. Hữu Thỉnh đã cảm nhận được sâu sắc cuộc sống con người. Và thi nhân đã gửi vào thu lời nhắn nhủ con người sống phải biết chấp nhận và vững vàng vượt qua thử thách. Như thế, bài thơ vừa là một bức tranh thiên nhiên đẹp vừa là một phác họa đầy ám ảnh về con người – một phần diệu kì của thiên nhiên kì diệu.

Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ sắc sảo, giàu hàm nghĩa đã tạo nên những rung động, dấu ấn khó quên cho người đọc. Hữu Thỉnh đã trải lòng qua tuyệt tác lúc giao mùa: Sang thu!

3. Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu, mẫu số 3:

Nhà thơ Hữu thỉnh sinh năm 1942 quê ở Tam Dương-Vĩnh Phúc, ông thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hiện nay ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Bài thơ Sang Thu được Hữu Thỉnh sáng tác gần cuối nắm 1977 in lần đầu trong báo văn nghệ. Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu.

Ở đồng bằng bắc bộ, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng hai mùa rõ rệt nhất là mùa Hạ và mùa Đông. Còn sự giao mùa nó hiện ra một cách rất tinh tế. Nhưng với tình yêu thiên nhiên và sự cảm nhận cũng rất tinh tế, nhà thơ Hữu Thỉnh đã phát hiện thấy sự giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Trước hết, tác giả đã cảm nhận thấy sự chuyển biến của cảnh vật ở một không gian rất gần:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương trùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Vào một buổi sớm thức dậy, mở tung của và bước ra sân nhà, tác giả phát hiện ra mùi hương thơm rất quen thuộc” bỗng nhận ra hương ổi”. ở làng quê Việt Nam đồng bằng bắc bộ hầu như nhà nào cũng trồng ổi.Không ít thì nhiều bởi vậy mùi hương ổi rất thân quen, không thể lẫn vào đâu được. Khi mùa hạ sắp qua, mùa thu chuẩn bị về thì đó cũng là mùa ổi chín. Mùi ổi thơm phức, ngòn ngọt rất khuyến rũ. Theo làn gió thổi, hương ổi bay khắp nơi. Nhà thơ dùng động từ “phả” đặt ở đầu câu vừa có tác dụng gợi hương ổi đang lan tỏa trong không gian vừa có tác dụng tạo hình về sự chuyển động của gió. Nhưng là “gió se”, nghĩa là gió đã mang hơi lành lạnh, tạo cảm giác khô khô, không phải gió mùa hè( gió mùa hè mang hơi ẩm). Và làn sương ở đầu ngõ đã có hình khối lờ mờ trôi ở ngõ.Nhà thơ rất sáng tạo khi sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả sự chuyển động của sương: ” sương chùng chình qua ngõ” làm cho sương như đang mang tâm trạng của con người lưu luyến, dùng dăng, nửa muốn đi, nửa muốn ở lại. Chỉ trong khoảnh khắc rất ngắn, nhà thơ đã phát hiện ra ba dấu hiệu mới lạ từ giác quan: ban đầu là hương ổi, gió se, rồi đến sương đầu ngõ, không phải là dấu hiệu của mùa hạ mà là dấu hiệu của mùa thu. Nhà thơ như gieo lên khe khẽ trong lòng: ” hình như thu đã vềTuy nhiên chỉmới có ba dấu hiệu thì chưa đủ, nhà thơ tiếp tục đưa tầm mắt của mình ra xa và cao hơn, và ông đã phát hiện thêm những dấu hiệu mới nữa:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

cam nghi ve buc tranh mua thu trong bai tho sang thu cua huu thinh

Khoảnh khắc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh tái hiện sống động qua Sang thu

Dòng sông giờ đây thật êm ả, hiền hòa, không còn ngoi lên dữ dội như mua hạ nữa và cánh chim sao vội vã, phải chăng nó đã cảm nhận được cái lạnh đang về để để bay đến phương nam tìm nơi tránh rét.Lại một lần nữa nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng phép nhân hóa kết hợp với cặp câu thơ đối xúng tương phản: ” sông ” đối với” chim”,” được lúc” đối với” bắt đầu,” ghềnh giàng” đối với “vội vã” để diễn tả một cách sinh động sự chuyển biến của dòng sông và những cánh chim. Tuy đối lập nhau nhưng lại thống nhất trong khoảng khắc thu về. Hai câu thơ: ” có đám mây mùa hạ-vắt nửa mình sang thu” được xây dựng bằng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình và bút pháp liên tưởng, tưởng tượng phong phú.Những đám mây mùa thu thường xốp nhẹ hơn nên nó bay bổng lên cao. Cách miêu tả của nhà thơ đã có tác dụng diễn tả sử chuyển động tinh tế của những đám mây vào lúc giao mùa từ lúc cuối hạ sang đầu thu. Như vậy những cảm nhận tinh tế từ nhiều giác quan, nhà thơ Hữu Thỉnh đã phát hiện sự chuyển biến của cảnh vật lúc giao mùa. Những dấu hiệu của mùa thu về cứ dần dần rõ nét: ở tầm gần có hương ổi, gió se, sương chùng chình, ở tầm xa có dòng sông, ở tầm cao có cánh chim, làn mây. tất cả đã tạo nên một bức tranh sang thu phóng khoáng, êm dịu, tươi mới,và cũng rất thơ mộng.Thật là bức tranh đặc sắc của sang thu.

Đối với người yêu thiên nhiên như thế là chưa đủ để khắc họa một bức tranh sang thu, nhà thơ lại phát hiện ra nhiều nét mới về sự biến chuyển của thời tiết lúc giao mùa:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hang cây đứng tuổi”

Ở hai câu đầu nhà thơ lại sáng lập một cặp quan hệ từ” vẫn còn” và” đã” có tác dụng diễn tả những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cảu mùa hè chưa hết hẳn như nắng mưa, nhưng sấm đang thay đổi theo từng bước đi của mùa hè vơi dần đi. Hai câu thơ trên bổ xung thêm cho bức tranh tươi sáng nhưng đã trong lành, thanh thoát hơn. Đó chính là bức tranh mang cảm giác em dịu cuả thu sang.Tuy nhiên ở khổ thơ này, đặc biệt là hai câu:” sấm cũng bớt bất ngờ-trên hàng cây đứng tuổi”.Ở đây tác giả đã có í vừa tả thực vừa mang í nghĩa ẩn dụ tượng trung. Vì tả thực như trên đã nói khi mà thời tết sang cuối hạ đầu thu thì sấm cũng thưa dần, không còn chát chứa như mùa hè. Dẫu không cò sấm làm rõ nét hơn tiết trời hạ qua thu tới. Nhưng có lẽ nhà thơ đã tập trung và phản ánh ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng “sấm” tượng trung cho những biến động của cuộc sống đến với con người,” hàng cây đứng tuổi” biểu tượng cho những con người từng trải. Về hai câu thơ này, tác giả muốn dựng ra những suy ngẫm có tính chiết lí của mình về con người, về dân tộc: khi đã từng trải,con người sẽ vững vàng hơn trước những tác động ngoại cảnh của cuộc đời. Đây cũng là những suy ngẫm có tính triết lí về con người, cuộc đời.

Tóm lại, bằng sự phát hiện và trọn lọc cũng như khắc họa được những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểmgiao mùa từ cuối hạ sang đầu thu ở nông thôn đồng bằng bắc bộ. Sáng tạo trong việc sử dụng những từ ngữ như: bỗng, nhận , phả, hình như, phép nhân hóa, phép ẩn dụ, bài thơ sang thu đã thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi nhận ra những tín hiệu báo thu sang. Đồng thời, thời gian cũng bộc lộ những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời để làm nên cái tôi chữ tình sâu sắc trong bài thơ.

Sang thu của Hữu Thỉnh là một bài đặc sắc viết về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu.Bài thơ là một bức tranh đẹp, mới mẻ, thơ mộng, êm dịu về thời khắc chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ truyền cảm hứng cho chúng em về thái độ trân trọng tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là thiên nhiên lúc giao mùa.

—————-HẾT—————-

Sang thu là tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tuy nhiên để học tốt và có vốn kiến thức vững chắc chuẩn bị cho các bài làm văn, kì thi cuối học kì, đặc biệt là kì thi vào 10, các em cần trau dồi thêm kiến thức về các tác phẩm thơ khác như: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Phân tích bài thơ Nói với con, Phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.

 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button