Giáo dục

Cảm nhận của anh chị về cái kết của truyện ngắn Chí Phèo

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về cái kết của truyện ngắn Chí Phèo

cam nhan cua anh chi ve cai ket cua truyen ngan chi pheo

This post: Cảm nhận của anh chị về cái kết của truyện ngắn Chí Phèo

Cảm nhận của anh chị về cái kết của truyện ngắn Chí Phèo

I. Dàn ý Cảm nhận của anh chị về cái kết của truyện ngắn Chí Phèo (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo và kết thúc truyện:
+ “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong nền văn học hiện thực Việt Nam.
+ Truyện có kết thúc mở gợi nhiều suy ngẫm, liên tưởng.

2. Thân bài

– Khái quát kết thúc truyện: Chí Phèo tự kết liễu mạng sống của chính mình, trong đầu Thị Nở hiện lên hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua”.

– Ý nghĩa của kết thúc truyện:
+ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gắn với sự ra đời và mất đi của Chí Phèo.
+ Mở ra bi kịch mới: Nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ.
+ Gợi liên tưởng về cái vòng luẩn quẩn của bi kịch Chí Phèo: Chí Phèo chết đi nhưng bi kịch Chí Phèo vẫn còn đó, áp bức, bạo tàn vẫn còn thì vẫn còn những cảnh đời khốn cùng như Chí.
+ Kết thúc truyện đã thể hiện sự bế tắc, đau khổ của nông dân trong xã hội xưa, qua đó lên án xã hội đen tối đã đẩy con người đến bước đường cùng, không lối thoát.
+ Bộc lộ sự trăn trở của nhà văn Nam Cao về số phận con người: Làm thế nào để “giải thoát” cho con người khỏi những đắng cay, đau khổ?
+ Cách kết thúc cũng bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn, đó sự đồng cảm, thấu hiểu, xót thương cho số phận bất hạnh, là niềm tin, sự trân trọng vào những giá trị tốt đẹp của con người.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung về kết thúc của truyện Chí Phèo

II. Bài văn mẫu Cảm nhận của anh chị về cái kết của truyện ngắn Chí Phèo (Chuẩn)

“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Viết về cuộc đời và số phận của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã dựng lên cả bức tranh hiện thực tăm tối của xã hội phong kiến xưa, nơi con người bị tước đoạt tự do, hạnh phúc thậm chí cả khát vọng sống lương thiện, hiền lành. “Bi kịch Chí Phèo” cũng không phải của riêng anh Chí “không cha không mẹ”, một con quỷ dữ trong mắt người dân Vũ Đại mà nó là bi kịch chung của rất nhiều những người nông dân bất hạnh khác. Tư tưởng này được thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm, thông qua những nhân vật bị tha hóa như Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thị, Binh Tư, đặc biệt là qua cách kết thúc mở của truyện.

Theo sát hành trình tìm lại lương thiện của Chí Phèo, người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ sự thức tỉnh lương tri đến khát khao lương thiện và cuối cùng nỗi tuyệt vọng khi bị từ chối quyền làm người của Chí. Khi biết con đường trở về với cuộc sống lương thiện bị đóng chặt, Chí Phèo đã mang dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, sau đó giết chết Bá Kiến và tự kết liễu sự sống của chính mình. Chí Phèo chết, câu chuyện về cuộc đời Chí cũng khép lại thế nhưng đáng buồn thay, bi kịch Chí Phèo thì vẫn tiếp diễn, điều này được thể hiện qua chi tiết kết thúc truyện, khi trong đầu Thị Nở thoáng hiện ra hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua”.

Kết thúc truyện thật buồn nhưng cũng gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm cho người đọc. Phải chăng sau những ngày chung sống như vợ chồng, một sự sống bé nhỏ đã cũng đã bắt đầu xuất hiện trong bụng Thị? Và nếu tình cảnh đầy trớ trêu ấy là sự thật thị Thị Nở sẽ làm như thế nào. Thị sẽ vượt qua tất cả những định kiến nghiệt ngã và lời chì chiết cay nghiệt của bà cô để nuôi lớn đứa trẻ hay sẽ chọn cách bỏ rơi như người mẹ khốn khổ của Chí từng làm. Nghiệt ngã thay là dù chọn con đường nào thì đứa con của Chí và Thị cũng không thoát khỏi bi kịch đắng cay của cuộc đời. Bởi nếu được Thị nuôi dưỡng thì khi lớn lên cũng bị người đời hắt hủi, coi thường như chính những gì đã diễn ra trong cuộc đời Thị. Nếu đứa trẻ ấy bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng thì bi kịch Chí Phèo lại một lần nữa tiếp diễn. Thật nghiệt ngã làm sao!

Hình ảnh chiếc lò gạch cũ cuối tác phẩm đã gợi liên tưởng về sự lặp lại của bi kịch Chí Phèo- một vòng luẩn quẩn không lối thoát. Chiếc lò gạch cũ gắn với sự xuất hiện của Chí Phèo- một đứa trẻ không cha không mẹ bị vứt bỏ trong một chiếc lò gạch cũ, vắng người qua lại. Để rồi hình ảnh ấy một lần nữa xuất hiện trong tâm trí Thị Nở gợi liên tưởng về thế hệ tiếp nối của Chí, về bi kịch tha hóa không lối thoát.

Kết thúc truyện đã thể hiện sự bế tắc, đau khổ của nông dân trong xã hội xưa, qua đó lên án xã hội đen tối đã đẩy con người đến bước đường cùng, không lối thoát. Đó còn là sự trăn trở của nhà văn Nam Cao về số phận con người: Làm thế nào để “giải thoát” cho con người khỏi những đắng cay, đau khổ? Cách kết thúc cũng bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn, đó sự đồng cảm, thấu hiểu, xót thương cho số phận bất hạnh, là niềm tin, sự trân trọng vào những giá trị tốt đẹp của con người.

Hình ảnh chiếc lò gạch cũ xuất hiện trong phần cuối tác phẩm là một tình tiết vô cùng đắt giá, nó không chỉ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng mà còn “chuyên chở” toàn bộ nội dung tư tưởng và cả những trăn trở của nhà văn Nam Cao về cuộc đời và số phận con người.

—————-HẾT—————

Chí Phèo là truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Để thấy được cuộc sống và bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa, các em có thể tham khảo: Phân tích hình ảnh Cái lò gạch cũ trong truyện ngắn Chí Phèo, Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Chí Phèo, Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở, Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button