Giáo dục

Cảm nghĩ của em về chất độc màu da cam

Đề bài: Cảm nghĩ của em về chất độc màu da cam

cam nghi cua em ve chat doc mau da cam

This post: Cảm nghĩ của em về chất độc màu da cam

Bài làm:

Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, và hiện tại dân tộc Việt Nam đang sống trong bầu trời xanh của sự hòa bình, tự do nhưng những vết thương và hậu quả tàn khốc do chiến tranh gây ra vẫn còn tồn tại trong thực tiễn cuộc sống và trong tiềm thức của mỗi người. Một trong những ám ảnh thể hiện rõ điều này là nỗi đau mang tên “chất độc màu da cam”.

Tên gọi chất độc màu da cam gắn liền với sự kiện lịch sử hết sức tàn khốc trong giai đoạn những năm từ 1961 đến năm 1971. Với thành phần chính là đi- ô- xin, chất độc màu da cam được xếp vào chất độc thuộc nhóm nguy hiểm ở cấp độ 1. Vây mà, để thỏa mãn khát vọng bành trướng và mở rộng thuộc địa lúc bấy giờ, đế quốc Mĩ đã không ngần ngại sử dụng hóa chất độc hại này với mục đích tàn phá căn cứ địa, các tuyến đường giao thông huyết mạch của dân tộc ta. Để rồi cuối cùng, hậu quả mà nó gây ra không chỉ dừng lại ở việc cướp đi mạng sống của hơn 400.000 người, phá hoại những cánh rừng trù phú, biến những mảnh đất màu mỡ trở thành miền đất của tử thần mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của hàng triệu con người khác. Mặc dù đã hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ khi 80 triệu lít chất độc màu da cam được rải xuống miền Nam nước ta nhưng hậu quả của nó vẫn đeo bám đến những thế hệ sau đó, và rồi hàng triệu con người Việt Nam đã phải sinh ra với hình hài tật nguyền và không trọn vẹn. Cuộc đời của họ không chỉ trải qua những nỗi đau, mất mát về thể xác mà còn phải mang trong mình những ám ảnh tinh thần. Với đặc tính di truyền, những con số về những trẻ em được sinh ra do ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn chưa dừng lại mà vẫn tiếp tục có dấu hiệu gia tăng từng ngày, từng giờ. Chào đời trong hình hài dị dạng, những nạn nhân của chất độc màu da cam phải sống trong những mặc cảm cùng sự đau đớn về thể xác cũng như tinh thần. Được sinh ra với hình hài khỏe mạnh và lành lặn mới thấu và thấm thía hết nỗi đau này: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” (câu nói của nhà văn Mĩ Hellen Keller).

Nỗi đau mang tên chất độc màu da cam được gây ra bởi chính lòng tham và tham vọng vô nhân đạo của con người. Với dã tâm bành trướng và thâu tóm, xâm chiếm nước ta, đế quốc Mĩ không ngần ngại sử dụng chất độc này để thực hiện phương châm càn quét “giết nhầm còn hơn bỏ sót” và để lại những vết thương không bao giờ lành khi nói đến hậu họa do chiến tranh phi nghĩa để lại.

Trước những mất mát, đau thương mà những nạn nhân phải gánh chịu, những con người Việt Nam đã mở rộng tấm lòng để đồng cảm, sẻ chia với nỗi đau của họ. Thực tế đã chứng minh rằng, có rất nhiều phong trào quyên góp, ủng hộ quỹ vì nạn nhân chất độc màu da cam vẫn diễn ra thường xuyên và rộng khắp. Cuộc đấu tranh để đòi quyền lợi cùng bồi thường cho các nạn nhân cũng diễn ra sôi nổi. Ngày “Vì nạn nhân chất độc màu da cam” được thành lập vào ngày 10 tháng 8 hằng năm dựa trên mốc thời gian 10- 8- 1961 – ngày đánh dấu việc quân đội Mĩ rải chất độc màu da cam xuống nước ta. Đồng thời, những công ty tham gia và sản xuất, cung cấp chất độc nguy hại này cho quân đội Mĩ vẫn đang hứng chịu làn sóng chỉ trích, lên án mạnh mẽ của dư luận. Những hành động, việc làm thấm đẫm tinh thần nhân đạo và ngời sáng tinh thần nhân văn trên đã thể hiện rõ sự đồng cảm, sẻ chia và tình yêu thương luôn lan tỏa trong mối quan hệ giữa những con người cùng mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

Thời gian luôn được xem là liều thuốc hữu hiệu có tác dụng chữa lành mọi vết thương. Nhưng đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, vết thương mang tên chất độc màu da cam vẫn còn đó và những nạn nhân của nỗi đau này vẫn phải hứng chịu những bất hạnh và khổ đau. Bởi vậy, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trên con đường đấu tranh đòi lại công lí để làm vơi bớt sự đau thương mà các nạn nhân phải trải qua.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button